CƠ SỞ THỰC TẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP hàng hải, chi nhánh đà nẵng (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.5. CƠ SỞ THỰC TẾ

1.5.1. Tình hình sử ụng Mobile B nking trên thế giới

a.Các mô hình dịch vụ Mobile Banking được triển khai

Hiện nay có 3 mô hình triển khai Mobile Commerce chính, đều có điểm chung là cho phép ngƣời sử dụng thực hiện giao dịch, thanh toán mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại di động. Tuy nhiên vai trò của các bên tham gia trong các mô hình này có đặc điểm khác biệt, tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, chính sách quản lý, thói quen tiêu dùng... tại mỗi quốc gia.

Mô hình Ngân hàng làm chủ đạo (Bank-led Model)

Các ngân hàng xây dựng những ứng dụng cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch và thanh toán trên tài khoản của mình.

Mobile banking ra đời đã thực sự đem lại phƣơng thức giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Do tất cả giao dịch thanh toán đều dựa trên tài khoản tại ngân hàng nên có tính an toàn cao.

Điểm yếu của mô hình này là khách hàng bắt buộc phải có tài khoản mở tại ngân hàng trƣớc khi sử dụng dịch vụ, đối với những nƣớc đang phát triển có tỷ lệ dân cƣ dùng dịch vụ ngân hàng ít thì đây là một mô hình khó triển khai ở diện rộng.

Trong mô hình này, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động chủ động đứng ra cung cấp dịch vụ thanh toán cho thuê bao sử dụng dịch vụ của mình. Mô hình này đặc biệt phát triển tại các thị trƣờng mới nổi có đặc điểm sau:

-Phần đông dân số chƣa tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

-Không có thói quen sử dụng các phƣơng tiện phi tiền mặt trong thanh toán.

-Cộng đồng sử dụng điện thoại di động lớn.

-Nhu cầu chuyển tiền, thanh toán nhỏ lẻ trong dân cƣ cao.

Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần là thuê bao của nhà mạng, không nhất thiết phải có tài khoản tại ngân hàng.

Ƣu điểm của loại hình dịch vụ này nằm ở tính đơn giản, tiện dụng, giao dịch nhanh chóng và chi phí rẻ (theo cƣớc SMS của nhà mạng).

Mô hình hợp tác ngân hàng - viễn thông (Partnership model)

Trong mô hình này, ngân hàng, công ty viễn thông và các nhà cung cấp giải pháp cùng hợp tác để đƣa ra sản phẩm thanh toán đảm bảo sự tiện lợi và độ xâm nhập rộng khắp vào khối khách hàng thuê bao di động, đồng thời vẫn duy trì đƣợc sự quản lý chặt chẽ về tài chính của ngành ngân hàng.

Trong mô hình này, ngân hàng sẽ đóng vai trò quản lý nguồn tiền và xử lý các nghiệp vụ thanh quyết toán, quản lý rủi ro trong khi các công ty di động phụ trách việc kinh doanh, giao dịch trực tiếp với khách hàng, các điểm bán lẻ và dịch vụ khách hàng.

Mô hình hợp tác giữa Ngân hàng, Viễn thông kết hợp những ƣu điểm của 2 mô hình nêu trên và đang là xu thế chung nhờ những lợi ích nó mang lại:

- Ngân hàng tiếp cận đƣợc cơ sở khách hàng rộng lớn của Công ty viễn thông để cung cấp các giải pháp thanh toán, hƣớng khách hàng từ chƣa sử dụng đến việc sử dụng các dịch vụ tài khoản ngân hàng

- Công ty viễn thông cung cấp thêm các dịch vụ tài chính gia tăng cho khách hàng đƣợc Ngân hàng hỗ trợ về các giải pháp tài chính, năng lực quản lý giao dịch và hạn chế rủi ro phát sinh ở mức thấp nhất.

- Khách hàng có thêm một kênh thanh toán an toàn, tiện lợi với chi phí rẻ hơn so với loại hình giao dịch ngân hàng truyền thống.

b. Tình hình sử dụng dịch vụ Mobile Banking trên thế giới

Hiện nay, hơn 5 tỷ ngƣời đang sử dụng điện thoại di động, ƣớc đoán đến năm 2015, số ngƣời sử dụng điện thoại di động sẽ vƣợt trội số lƣợng ngƣời sử dụng máy tính (Ingram,2010).

Tại Mỹ, số lƣợng sử dụng Mobile banking đã tăng từ 14,9% năm 2001 lên 40,5% năm 2007 (Graumann & Koehne, 2003, p.3).

Tại châu Âu, đến năm 2007, 30-40% hộ gia đình đang chủ động sử dụng Internet Banking thông qua thiết bị di động (Graumann & Koehne, 2003, p.2). Tại Trung Quốc, hầu hết các ngân hàng tại Trung Quốc đều triển khai cung ứng dịch vụ Mobile Banking tới mọi đối tƣợng khách hàng. Theo một khảo sát mới đây của KPMG, 77% ngƣời sở hữu điện thoại di động thực hiện các giao dịch tài chính trên điện thoại trong đó 44% là cho các giao dịch bán lẻ, 43% cho các giao dịch tài chính.

Tại Philippines, sau 5 năm triển khai dịch vụ Mobile Banking, tại Phillipines đã có trên 7 triệu ngƣời/ 90 triệu dân số sử dụng dịch vụ. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khoảng 60% dân số ở Philippines với 200 triệu tin nhắn đƣợc gửi đi mỗi ngày chính là điều kiện cơ bản để có thể phát triển sâu rộng hơn nữa phƣơng tiện thanh toán này trên toàn quốc.

1.5.2. Tình hình phát triển Mobile B nking tại Việt N m

a.Điều kiện phát triển Mobile Banking tại Việt Nam

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này chính thức đƣợc áp dụng vào ngày 1/3/2006, tiếp đó Chính Phủ đã ban hành một số Nghị định hƣớng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử gồm:

Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử đƣợc ban hành 09/06/2006;

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, ban hành 15/02/2007;

Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính đƣợc ban hành 23/02/2007;

Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng, ban hành ngày 08/03/2007;

Với sự ra đời của Nghị định Chính phủ số 35/2007/NĐ-CP, ngày 08/03/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho hoạt động này đã cơ bản hoàn thành, đặt nền móng cho quá trình mở rộng triển khai và phát triển Mobile Banking trong hoạt động ngân hàng.

Cơ sở hạ tầng công nghệ

Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2012, số thuê bao điện thoại cả nƣớc tính ƣớc tính đạt 134 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với năm trƣớc. Trong đó, bao gồm 118,5 triệu thuê bao di động, tăng 4,5%. Đây là một tín hiệu tốt, một nền tảng tốt cho sự phát triển cúa dịch vụ Mobile Banking

b.Thực trạng của việc phát triển dịch vụ Mobile Banking tại các ngân hàng thương mại

Mở đầu cho triển khai dịch vụ này tại Việt Nam, ngân hàng Á Châu đã tiên phong tiến hành năm 2003, trên cơ sở hợp tác với Công ty Phần mềm & Truyền thông VASC.

Rất nhiều ngân hàng đã triển khai thử nghiệm dịch vụ mobile banking, đồng thời những ngân hàng đã triển khai trƣớc đó cũng có sự nâng cấp và điều chỉnh tƣơng ứng.

Tuy nhiên, dịch vụ Mobile Banking đã đƣợc triển khai trong một thời gian hơn 10 năm nhƣng nhận thức của ngƣời dân, khách hàng về dịch vụ này vẫn rất thấp; việc phát triển dịch vụ cần một nền tảng cơ sở hạ tầng lớn; vì vậy các ngân hàng vẫn còn rất dè dặt trong việc triển khai rộng hơn nữa các ứng dụng của dịch vụ Mobile Banking.

c. Khó khăn của việc phát triển dịch vụ Mobile Banking ở Việt Nam

Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam rất thấp, khoảng 24-25%. Phải có một nền tảng rất lớn về cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Các thiếu hụt về lao động có tay nghề, có kiến thức về công nghệ cao để ngăn chặn các nguy hiểm, rủi ro từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP hàng hải, chi nhánh đà nẵng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)