CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng” sau khi đƣợc tiến hành nghiên cứu định tính và định lƣợng với mẫu là 250 bằng phần mềm SPSS cho kết quả nhƣ sau:
Có 4 nhân tố tác động đến ý định hành vi của ngƣời sử dụng dịch vụ Mobile Banking, bao gồm: Kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hƣởng xã hội và Cảm nhận sự tin tƣởng, trong đó nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định hành vi là kỳ vọng nỗ lực, tiếp theo là ảnh hƣởng xã hội, cảm nhận sự tin tƣởng và cuối cùng là kỳ vọng hiệu quả.
Ý định hành vi và điều kiện thuận lợi cũng tác động dƣơng lên hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngƣời dùng, giải thích đƣợc 64,4% sự biến động trong hành vi sử dụng của ngƣời dùng.
Phân tích đối với nhóm nhân khẩu học, kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong sự tác động của các yếu tố đến ý định hành vi của khách hàng nam và nữ; nhƣng có sự khác biệt trong tác động của các yếu tố đến ý định hành vi của những ngƣời có độ tuổi khác nhau, cụ thể là giữa nhóm độ tuổi từ 22-30 tuổi và từ 41-50 tuổi, giữa nhóm độ tuổi từ 22-30 tuổi và từ 51-60 tuổi, giữa nhóm độ tuổi từ 31-40 tuổi và từ 41-50 tuổi và giữa nhóm độ tuổi từ 31- 40 tuổi và từ 51-60 tuổi.
Hầu nhƣ các khách hàng sử dụng dịch vụ thông báo số dƣ tự động, truy vấn thông tin và chuyển khoản là chủ yếu. Số lần truy cập dịch vụ Mobile Banking hàng tháng cũng không nhiều, chỉ từ 2-5 lần/tháng.
Nhƣ vậy so với mục tiêu đề ra, đề tài đã thực hiện đƣợc nhƣ sau:
+ Hệ thống hóa đƣợc các lý thuyết, cơ sở lý luận về dịch vụ Mobile Banking và hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ của ngƣời dùng.
+ Xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân
+ Xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố.