Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện
4.3.1. Chính sách, pháp luật về ATTP
Chính sách là tập hợp toàn bộ những chương trình, biện pháp cụ thể trong hành động nhằm giải quyết một vấn đề nào đó hoặc thực hiện các mục tiêu đã được vạch sẵn trong một thời hạn nhất định.
Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Trong lĩnh vực QLNN, chính sách là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị chung. Dựa vào đường lối chính trị chung, cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền mà người ta định ra chính sách. Chính sách luôn gắn liền với quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền và với bộ máy quyền lực công – nhà nước. Nếu chính sách là những tư tưởng, định hướng, những mong muốn chính trị được thể hiện trong các nghị quyết, các văn kiện của đảng cầm quyền thì pháp luật được thể hiện bằng các quy tắc xử sự mang tính pháp lý, được ban hành bởi nhà nước theo những trình tự và thủ tục nghiêm ngặt (hình thức, thẩm quyền, quy trình soạn thảo và ban hành). Bên cạnh đó, nếu chính sách (khi chưa được luật pháp hóa) chỉ là những mục đích cần hướng tới, chưa phải là những quy tắc xử sự có tính ràng buộc chung hay tính bắt buộc phải thực hiện, thì pháp luật là những chuẩn mực có giá trị pháp lý bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật, nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách.
Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về ATTP, nhiều văn bản Luật, Pháp lệnh có liên quan đến công tác kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại cũng đã được ban hành như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Luật Hình sự, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ thực vật,... và hàng loạt các văn bản dưới luật cũng được ban hành. Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lý cho công tác kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách về ATTP thuộc phạm vi Bộ Y tế, Bộ Công Thương ban hành, quản lý đã và được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống chính sách pháp luật quy định về ATTP thực hiện theo quy định chung của Luật an toàn thực phẩm năm
2010, Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, Ngày 9/5/2016 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 16/2016/QĐ- UBND về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm, kiện toàn Ban chỉ đạo ATTP huyện theo Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 08/8/2018, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo ATTP huyện theo Quyết định số 07/QĐ-BCĐ ngày 04/10/2018, phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo công tác ATTP theo Thông báo số 08/TB- BCĐ ngày 04/10/2018. Đối với mỗi hoạt động đều có các văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: Quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận… tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện. Với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách về ATTP đây chính là căn cứ để thực hiện công tác QLNN về lĩnh vực này ngày càng có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, còn nhiều văn bản chồng chéo, khó triển khai, thực hiện, hỏi phải cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản từ Trung ương đến địa phương để hoạt động ATTP đạt được những mục tiêu đề ra. Từ năm 2016 đến năm 2018, Phòng Y tế huyện Gia Lâm tham mưu cho UBND huyện tương đối tốt công tác tuyên truyền, triển khai, thực hiện các văn bản QLNN về ATTP. Do vậy, các vụ NĐTP trên địa bàn huyện Gia Lâm giảm mạnh. Ngoài ra, chiến lược, kế hoạch dài hạn như: Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn 2030; kế hoạch này đã ban hành năm 2016, hiện đã và đang triển khai thực hiện.
Bảng 4.17. Nhận định về mức độ ảnh hưởng của độ trễ văn bản chính sách
Nhận định Tỷ lệ đồng ý(%)
- Văn bản được chuyển đến kịp thời 70,00
- Văn bản được chuyển đến chậm nhưng không ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện
23,00 - Văn bản được chuyển đến chậm và ảnh hưởng nhiều tới việc
triển khai thực hiện 7,00
Nguồn: Điều tra cán bộ quản lý (2018)
Qua điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý, 70% ý kiến cho rằng các văn bản chính sách được chuyển đến kịp thời so với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn có những nhận định cho rằng văn bản chính sách được chuyển đến chậm, nhưng
không ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện. Nguyên nhân ở đây là do cán bộ huyện đã có sự chuẩn bị, bố trí và hoạt động một cách linh hoạt do đó mà khi nhận được các quyết định, công văn chính sách của cấp trên thì luôn sẵn sàng thực hiện tốt.
Hộp 4.1. Ban hành chính sách như hiện nay là kịp thời rồi
“Tôi nghĩ là các văn bản ban hành như thế là kịp thời rồi, nếu có chậm, chỉ là chậm trong quá trình triển khai thôi”.
(Ông Cường - Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm)
Bên cạnh đó, 07% ý kiến phàn nàn về sự chậm chễ trong việc ban hành chính sách, gây ảnh hưởng cho việc triển khai thực hiện trong thực tế. Số còn lại nói rằng văn bản được chuyển đến chậm, tuy nhiên không ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện bởi kể từ thời điểm nhận được văn bản cho tới thời điểm văn bản chính thức có hiệu lực, luôn có khoảng thời gian nhất định để tuyên truyền và phổ biến chính sách trước khi thực thi.
Hộp 4.2. Mặc dù ban hành chậm nhưng vẫn kịp triển khai
Nhìn chung, công tác chuyển văn bản chính sách từ cấp trên xuống các cấp cơ sở đã được thực hiện tốt và kịp thời. Giúp cho cán bộ cơ sở và người dân có thể chủ động và thực hiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện để làm tăng hiệu lực trong quá trình quản lý.