Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về
4.4.1. Định hướng nhằm tăng cường quản lý nhà nước vềan toàn thực phẩm
4.4.1.1. Mục tiêu chung
Huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở tham gia thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện. Phát huy hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, các ngành và sự phối hợp đồng bộ của Mặt trận và đoàn thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác đảm bảo ATTP, hướng đến hoàn thành tốt mục tiêu chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
4.4.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho
các nhóm đối tượng. Có 3 nhóm đối tượng chủ yếu cần được tác động nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo 90% người quản lý (bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp; lãnh đạo phòng chuyên ngành: Y tế, Kinh tế; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm) hiểu và thực hiện đúng các quy định của nhà nước trong công tác quản lý về An toàn thực phẩm. Đây là mục tiêu đầu tiên nhưng cũng vô cùng quan trọng trong mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, chỉ đạo về ATTP. Bởi lẽ, nếu bản thân những người được nhà nước giao quyền hạn và trách nhiệm mà không hiểu và thực hiện đúng các quy
định của nhà nước trong công tác quản lý về An toàn thực phẩm thì không thể hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân đươc, từ đó sẽ làm giảm uy tín của Nhà nước, dẫn đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm kếm hiệu quả.
Thứ hai, đảm bảo 80% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về đảm bảo An toàn thực phẩm. Đây là mục tiêu tiếp theo trong số những mục tiêu về nâng cao kiến thức thực hành về an toàn thực phẩm. Người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Nâng cao nhận thức cho người trực tiếp sản xuất, chế biến không những góp phần giảm những vụ ngộ độc thực phẩm, thực phẩm sản xuất ra đúng quy trình, quy cách, đủ tiêu chuẩn. Đây là yếu tố then chốt trong mục tiêu của Huyện đề ra.
Thứ ba, 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm. Nhóm đối tượng thứ 3 là người tiêu dùng, họ là những người trực tiếp tiêu dùng thực phẩm hàng ngày. Làm thế nào để cải thiện được hành vi mua hàng của người tiêu dùng, không mua hàng rẻ, hàng kém chất lượng, hàng ở những nơi sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc quá hạn sử dụng. Sau khi mua hàng hóa thì làm thế nào để bảo quản, chế biến đúng cách.
Mục tiêu 2: Trên cơ sở mục tiêu thứ nhất về nâng cao kiến thức thực hành
về an toàn thực phẩm, mục tiêu thứ hai cụ thể hóa mục tiêu thứ nhất đó là tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cụ thể:
Một là, đảm bảo 100% các cán bộ tuyến huyện trực thuộc các Sở ban ngành chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ được giao. Những cán bộ trực thuộc Thành phố, huyện sau khi được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phải biết vận dụng vào thực tế, mỗi một cán bộ là một tấm gương tốt để người khác noi theo, và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hai là, hình thành và áp dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, phân tích một số nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn. Trước những diễn biến phức tạp về tình hình an toàn thực phẩm, cần hình thành một hệ thống cảnh báo nhanh từ trung ương đến địa phương, đòi hỏi các cơ quan ban ngành, các tổ chức cá nhân phải chung sức, chung lòng thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, giảm thiểu những rủi ro do ngộ độc thực phẩm gây ra góp phần bảo vệ giống nòi.
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng công tác đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, các chợ do huyện quản lý thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm ATTP. Cụ thể:
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở thuộc cấp huyện quản lý: hoàn thành 100%.
Ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các cơ sở chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: hoàn thành 100%.
Thanh tra, kiểm tra ATTP: 100% cơ sở thuộc phân cấp huyện, xã, thị trấn quản lý được kiểm tra và đạt điều kiện ATTP.
Xây dựng các mô hình bảo đảm ATTP: 100% các chợ trên địa bàn huyện được kiểm soát chặt chẽ về ATTP; hình thành các mô hình thí điểm về khu phố ẩm thực, thức ăn đường phố. Xây dựng các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ sinh học, mô hình chăn nuôi xa khu dân cư, các điểm giết mổ, chế biến, chợ và các điểm buôn bán thực phẩm tập trung. Để thực hiện nội dung này, huyện chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đầu tư trang thiết bị sản xuất mới, xây dựng mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt, giết mổ.
Mục tiêu 4: Quản lý và kiểm soát tốt thị trường hàng hóa, thực phẩm
Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận thương mại; kiểm soát hoạt động kinh doanh phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm.
Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý ATTP
Chú trọng kiện toàn BCĐ các cấp, trong đó Ủy ban nhân dân huyện sẽ kiện toàn ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến cơ sở. Thống nhất chỉ đạo từ huyện đến xã, thị trấn một cách nhanh chóng kịp thời. Yêu cầu toàn thể các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội vào cuộc cùng chung tay thực hiện tốt quy định về an toàn thực phẩm.
Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP cấp xã, thị trấn. 100% cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP từ huyện đến phường được tập huấn và tập huấn nâng cao về kiến thức quản lý, chuyên môn kỹ thuật liên quan đến ATTP, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát ATTP.
Mục tiêu 6:Giữ vững mục tiêu không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn
Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra.
Không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận; giảm số vụ ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ.
100% vụ ngộ độc thực phẩm có báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời.
4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm
Trước thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn toàn huyện đang diễn ra hết sức phức tạp, thực hiện những mục tiêu, chính sách và phương hướng của UBND huyện phối hợp với các cơ quan ban ngành đưa ra những giải pháp cụ thể.
4.4.2.1. Giải pháp tăng cường chỉ đạo xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm
Để tổ chức thực hiện và triển khai tốt các VBQPPL về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm, trước hết, cần tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ATTP, coi việc bảo đảm ATTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương xác định các nhiệm vụ trọng tâm của QLNN về ATTP trên địa bàn. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện cho từng nhiệm vụ, tận dụng tối đa các nguồn lực, cần tính tới các giải pháp đồng bộ trong thi hành các nhiệm vụ.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện. Trong quá trình thực hiện, lưu ý rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc do các nguyên nhân về cơ sở pháp lý gây ra như: sự chồng chéo và thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý về ATTP của các đơn vị bộ, ngành ban hành; các quy định về đảm bảo ATTP chưa chặt chẽ, các trường hợp liên quan đến ATTP chưa được luật pháp quy định cụ thể… để từ đó kiến nghị, đề xuất với cấp trên có phương án nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chính sách ATTP đã đề ra của huyện nói riêng, của thành phố và cả nước nói chung.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cùng chịu trách nhiệm về các vấn đề ATTP. Đây là giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Nếu thực hiện nhanh chóng giải pháp này sẽ tạo đà cho việc triển khai các giải pháp khác.
Một cơ sở thực phẩm do nhiều ngành cùng quản lý thì khó thống nhất, gây chồng chéo, khó thực hiện. Vì vậy, cần tiếp tục kiến nghị đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
4.4.2.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền truyền, phổ biến và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn thực phẩm
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là tất cả các cấp, ngành, tố chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm và tất cả người tiêu dùng. Do vậy, để quản lý tốt vấn đề ATTP trước tiên cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền kiến thức để thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức của nhân dân.
Triển khai quyết liệt và thường xuyên hơn công tác giáo dục, truyền thông, phổ biến kiến thức về ATTP cho cộng đồng với các hình thức phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, áp phích, tờ rơi… thì cần kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền đảm bảo nội dung phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt chú trọng phát huy hiệu quả của các phương thức truyền thông hiện đại trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hiện nay như: truyền thông qua mạng internet, thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter… để chia sẻ sâu rộng và tạo sức lan tỏa trước hết là trong cộng đồng mạng, tiến đến lan tỏa nội dung chính sách ATTP trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trong tình hình hiện nay.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến cần được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác các quy định hiện hành của pháp luật, các mục tiêu chính sách và các chỉ tiêu cụ thể về thực hiện chính sách đảm bảo ATTP, đặc biệt quan tâm đến các nội dung liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo ATTP của huyện, những vấn đề thiết thực tác động đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến
thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận và chất lượng thực phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Tăng cường liên kết, lồng ghép nội dung truyền thông về ATTP trong các chiến dịch truyền thông của quận về phát triển kinh tế - xã hội, dân số và phát triển, các hoạt động sinh hoạt của tổ chức đảng, tổ dân phố, các câu lạc bộ, hội nhóm… nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực về kênh thông tin, thời gian, kinh phí để chuyển tải các nội dung ATTP tới đúng đối tượng với những thông điệp truyền thông phù hợp.
Gắn việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ATTP với việc rà soát và tiến hành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận ký cam kết về thực hiện các quy định đảm bảo ATTP, không lưu trữ, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo các điều kiện ATTP…
Xây dựng các mô hình thí điểm an toàn thực phẩm như mô hình thức ăn đường phố, chợ an toàn thực phẩm. Các câu lạc bộ, tổ phụ nữ tổ chức sinh hoạt với các nội dung về kiến thức ATTP, các hộ kinh doanh chia sẻ cho nhau những địa chỉ lựa chọn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc, đảm bảo an toàn...
Các cấp lãnh đạo cần nhận thức rõ công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân cần phải làm thường xuyên liên tục “mưa dầm thấm lâu”, tránh làm theo phong trào. Tích cực biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thực phẩm bẩn, phản ánh các cơ sở không đảm bảo ATTP.
b) Tăng cường đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm
Một, tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách an toàn thực phẩm của các tuyến huyện, thị trấn, các xã, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Hai, đưa nội dung giáo dục an toàn thực phẩm vào các cấp học phổ thông. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: Khuyến khích các cá nhân, tập thể thuộc các đơn vị chuyên môn, đặc biệt là các thành viên trong trung tâm Y tế tích cực tham mưu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn Huyện.
doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, trồng trọt tạo ra nguồn nguyên liệu và thực phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng. Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm.Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
4.4.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
Nâng cao trách nhiệm trong công tác tham mưu cho UBND Huyện trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thưc phẩm, mà đứng đầu là vai trò của phòng Y tế Huyện và các Ban Chỉ đạo liên ngành ở huyện và xã, thị trấn.
Phòng Y tế huyện thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của Huyện và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ATTP theo đúng phân cấp quản lý từ huyện tới xã thị trấn. Phối hợp chặt chẽ với các thành viên của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm, các đơn vị, phòng, ban ngành đoàn thể thuộc huyện chỉ đạo Ủy ban nhân các xã, thị trấn thực hiện những chỉ đạo do huyện và thành phố đề ra.
Xây dựng quy chế hoạt động cho Ban chỉ đạo, phân công cụ thể cho từng thành viên, có sự ràng buộc trách nhiệm trong công tác quản lý theo các nội dung quản lý nhà nước về ATTP, thường xuyên duy trì hội họp giao ban để nắm bắt tình hình để có tham mưu cấp uỷ, UBND Huyện chỉ đạo kịp thời. Phát huy vai trò người đứng đầu các cấp, ở đơn vị nào để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, vi phạm về ATTP