Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Những dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được công bố bởi các cơ quan, tổ chức. Các dữ liệu thứ cấp đảm bảo độ tin cậy số liệu, nguồn cung cấp phải có cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý. Bao gồm các đề tài, giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ; trực tuyến trên Internet của Cục ATTP, văn phòng Chính phủ, tạp chí, trang báo mạng chính thống… Dữ liệu này sẽ được dùng làm cơ sở lý luận về QLNN về ATTP.
Các văn bản pháp luật của nhà nước và những báo cáo tổng kết của chính quyền huyện Gia Lâm... từ năm 2016 đến 2018 cùng với dữ liệu tổng hợp từ điều tra khảo sát của tác giả để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Bảng 3.2. Thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp
STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp thu thập
1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
Sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học.
Tra cứu, sao chép.
2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
UBND huyện, các Phòng: Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thống kê;
Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch, niên giám thông kế.
3
Thông tin về thực trạng Thông tin chung về vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm
UBND huyện, các Phòng: Kinh tế, Y tế, Trung tâm Y tế; các phòng ban liên quan, các cán bộ chuyên môn liên quan của huyện và các xã, thị trấn....
Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
a. Phương pháp phỏng vấn cán bộ quản lý ATTP
phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý ATTP từ huyện xuống xã thị trấn, cụ thể:
Phỏng vấn trực tiếp cá nhân đối với lãnh đạo UBND huyện, UBND xã, thị trấn, lãnh đạo phòng y tế, kinh tế, Trung tâm y tế dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Nội dung phỏng vấn: công tác thanh kiểm tra, nguồn lực quản lý, công tác xử lý vi phạm.
Đối với cấp huyện gồm: Phòng Y tế huyện (2 Lãnh đạo phòng và 1 chuyên viên), Phòng kinh tế (03 người), Trung tâm y tế huyện (01 lãnh đạo, 02 viên chức khoa ATTP, khoa Truyền thông), thành viên Ban chỉ đạo ATTP Huyện (05 người).
Đối với cấp xã, thị trấn gồm: Phó chủ tịch phụ trách các xã, thị trấn (03 người), Trạm trưởng trạm y tế các xã, thị trấn (03 người).
b. Phương pháp điều tra, khảo sát
Đây là phương pháp thu thập thông tin có hệ thống từ một số những cá nhân phục vụ mục đích mô tả những thuộc tính của một tổng thể lớn hơn mà những cá nhân đó là thành viên.
Do thời gian có hạn nên không thể điều tra hết toàn bộ người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh thực phẩm trong toàn huyện. Để mẫu điều tra mang tính đại diện và phản ánh đúng thực trạng nhận thức của người tiêu dùng; về vấn đề ATTP đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm. Tác giả đã chọn 120 người là người tiêu dùng và đối tượng làm việc tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm ở 03 xã, thị trấn (thị trấn Trâu Quỳ, xã Ninh Hiệp, xã Dương Xá). Đây là các xã, thị trấn có số lượng cơ sở kinh doanh thực phẩm tương đối đông. Mang tính đại diện cho cả huyện. Cụ thể:
+ Khảo sát về người tiêu dùng sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên có định hướng trong nhóm hộ gia đình để khảo sát vấn đề ứng xử của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống với số lượng mẫu chọn ngẫu nhiên: 60 người. Nội dung khảo sát: Sự hiểu biết về ATTP, thói quen tiêu dùng, công tác tuyên truyền, phổ biến về ATTP, nhận định hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP, sử dụng loại hình kinh doanh thực phẩm.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra, nghiên cứu
Loại mẫu Đối tượng phỏng vấn Số mẫu Nội dung 1. Cơ quan QLNN về ATTP - Phòng Y tế 03 - Số lượng, trình độ cán bộ quản lý; - Hệ thống chế độ chính sách về ATTP;
- Việc Thanh tra, kiểm tra và xử lý NĐTP, tuyên truyền…;
- Kinh phí bố trí cho việc đảm bảo ATTP, ứng dụng KHCN;
Tham mưu xây dựng văn bản, chế độ về ATTP.
- Trung tâm Y tế 03 - Phòng Kinh tế 03 - Ban chỉ đạo ATTP 05 - Phó chủ tịch phụ trách văn xã, thị trấn 03 - Trạm y tế xã, thị trấn 03 Tổng 20 2. Cở sở kinh doanh thực phẩm
- Người kinh doanh thực phẩm
60 - Kiến thức về an toàn thực phẩmo - Chấp hành quy định về ATTPo - Đánh giá về công tác tuyên truyền, phố biến các quy định về ATTPo - Ý thức.
3. Người tiêu dùng
- Người tiêu dùng 60 - Hiểu biết về Quy định ATTP;
- Đánh giá về công tác tuyên truyền, phố biến các quy định về an toàn thực phẩm;
- Ý thức; - Thực hành; - Thói quen.
+ Khảo sát tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, tác giả tiến hành điều tra 60 hộ kinh doanh thực phẩm tại 02 xã, 01 thị trấn (thị trấn Trâu Quỳ, xã Ninh Hiệp, xã Dương Xá) mỗi xã, thị trấn điều tra 20 hộ. Bao gồm: hộ kinh doanh đồ ăn nhanh, hộ kinh doanh nước uống giải khát, hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống, bán hàng tạp hóa. Ngoài ra, điều tra thêm các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống trên địa bàn nghiên cứu. Điều tra các hộ này dựa trên danh sách được cung cấp bởi
phòng Kinh tế huyện. Nội dung điều tra: Việc chấp hành các quy định về ATTP, sự hiểu biết, kiến thức thực hành về ATTP; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy cam kết; thanh, kiểm tra và việc chấp hành các quy định xử lý vi phạm.