Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềan toàn thực phẩ mở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 36 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước vềan toàn thực phẩm

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước vềan toàn thực phẩ mở trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý ATTP tại Huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng thí điểm 4 mô hình khu ẩm thực an toàn (mô hình quản lý thức ăn đường phố (TAĐP) tập trung) tại huyện Long Điền. Bước đầu, mô hình này đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng ATVSTP, song khó nhân rộng do tập quán buôn bán “nay đây mai đó”, thiếu ổn định của phần lớn cơ sở kinh doanh TAĐP (Đoàn Sơn, 2017).

4 mô hình khu ẩm thực an toàn được ngành y tế phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai tại tuyến đường Thống Nhất mới (TP.Vũng Tàu,

hơn 100 cơ sở), Trung tâm Thương mại TP.Bà Rịa, Trung tâm thị trấn Long Điền và khu vực Dinh Cô Long Hải (gần 60 cơ sở). Các cơ sở kinh doanh TAĐP tại những điểm này phải cam kết bảo đảm ATVSTP trong chế biến, kinh doanh thức ăn theo các tiêu chí do Bộ Y tế quy định. Nhờ có thực hiện mô hình, các hộ dân kinh doanh đã thay đổi suy nghĩ về chế biến thực phẩm, nhất là việc phải sử dụng bao tay, kẹp gắp trong chế biến thức ăn mới tránh được lây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm. Kể cả nguồn gốc thực phẩm cũng được tôi quan tâm, chỉ lấy hàng ở những nơi có uy tín, bảo đảm ATVSTP.

Triển khai mô hình khu ẩm thực an toàn, UBND các huyện, thành phố đã huy động các nguồn tài trợ để cấp phát miễn phí thiết bị, dụng cụ kinh doanh cho các hộ; đã có hơn 1.000 chiếc kẹp gắp, gần 2.000 tạp dề, 3.000 khẩu trang, găng tay được cấp phát. Riêng UBND huyện Long Điền còn tổ chức tập huấn và xác nhận kiến thức ATTP miễn phí, hỗ trợ giảm 50% phí khám sức khỏe cho các cơ sở trong 2 khu ẩm thực của huyện.

Theo nhận xét của các địa phương đang thực hiện mô hình này, việc tập trung hàng quán tại một địa điểm cố định giúp cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng ATVSTP dễ dàng hơn, ý thức tuân thủ ATVSTP của người kinh doanh cũng được nâng lên. Ông Võ Văn Nghĩa, Phó Phòng Y tế huyện Long Điền cho biết, việc xây dựng mô hình khu ẩm thực an toàn góp phần đưa các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố vào nề nếp, nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát ATVSTP. Nhờ đó, vấn đề vệ sinh môi trường, ATTP đối với loại hình này sẽ từng bước được cải thiện hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, thúc đẩy kinh tế dịch vụ, du lịch phát triển.

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý ATTP tại Bắc Giang

Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong xây dựng mô hình chợ an toàn, chuyên kinh doanh các sản phẩm bảo đảm VSATTP. Trong khi hệ thống siêu thị chưa phát triển thì đây chính là một điểm sáng trong hoạt động thương mại. Chợ Hà Vị là chợ đầu tiên của tỉnh Bắc Giang thực hiện “Thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” với gần 40 gian hàng thực phẩm sạch đạt tiêu chuẩn quy định.

Sau thời gian ngắn tích cực thực hiện dự án, mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại chợ Hà Vị đã hoàn thành với tổng kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng (từ nguồn vốn của Nhà nước, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại chợ), bố trí cho 200 hộ có điểm kinh doanh thuận lợi, bảo đảm vệ sinh, đủ diện tích theo quy chuẩn (Bộ Công thương Việt Nam, 2014).

Chợ an toàn thực phẩm Hà Vị bảo đảm 4 tiêu chí về thực phẩm, người trực tiếp kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và thanh tra, kiểm tra định kỳ. Chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng giúp công tác quản lý an toàn thực phẩm tại chợ tốt hơn, thức tỉnh ý thức của nhà quản lý, hộ kinh doanh cũng như người tiêu dùng về tầm quan trọng của thực phẩm an toàn đối với cuộc sống; tạo điều kiện phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống chợ đối với khâu lưu thông hàng hóa thực phẩm; giúp cho cuộc sống của người dân được đảm bảo và nâng cao hơn, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.

Ông Bùi Văn Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang- khẳng định: “Mô hình này hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng, từng bước hình thành thói quen sử dụng thực phẩm an toàn, nói "không” với những sản phẩm không hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân”.

2.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý ATTP tại Quận Hải Châu - Đà Nẵng

Năm 2016, ATTP đang được cả hệ thống chính trị của quận Hải Châu vào cuộc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Kết quả thực hiện “Thành phố 4 an” được báo cáo tại các cuộc họp giao ban 2 lần/tuần. Qua đó, lãnh đạo quận và ngành chức năng, Mặt trận, đoàn thể và UBND 13 phường đề ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP của quận Hải Châu tổ chức họp đột xuất để đôn đốc, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cũng như triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của thành phố. Về mặt quản lý Nhà nước, các ngành chức năng của quận tăng cường hoạt động kiểm tra dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cơ sở kinh doanh, sản xuất ngành nông nghiệp và công thương, cơ sở thức ăn đường phố...Kiểm soát chặt thức ăn đường phố (Minh Thiên, 2016).

Đến nay, 13 phường của quận Hải Châu đã huy động hệ thống chính trị vào cuộc triển khai các giải pháp thực hiện Đề án “Quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”. Cùng với đó, triển khai đợt cao điểm 100 ngày kiểm tra, rà soát bảo đảm chất lượng VSATTP.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Tình trạng mất an toàn thực phẩm luôn tiềm ẩn ở mọi nơi, mọi gia đình là mối nguy của toàn xã hội. Đây là bài toán đặt ra cho các cấp, các ngành trong công tác quản lý ATTP. Để tăng cường quản lý nhà nước đảm bảo ATTP cho người dân, UBND huyện Gia Lâm tổng kết được một số kinh nghiệm trong công

tác QLNN về ATTP cụ thể như sau:

Thứ nhất, triển khai tháng hành động ATTP nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm cũng như rau, thịt nói riêng.

Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt tại các cơ sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối trong tháng hành động được tăng cường nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm. UBND huyện sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong tháng hành động.

Thứ ba, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là của chính quyền địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn huyện. Thực hiện mạnh mẽ công tác phối kết hợp giữa các ban ngành trong QLNN về ATTP.

Thứ tư, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về ATTP. Nguồn lực này bao gồm: Nguồn nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước.

Thứ năm, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn. Cơ quan QLNN cấp trên phải trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

Thứ sáu, các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP và hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; kết nối người tiêu dùng với thực phẩm an toàn. Xây dựng mô hình điểm chợ điểm về ATTP, khuyến khích người dân sản xuất, chăn nuôi sạch bằng cách quy hoạch các điểm trồng rau sạch và xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn.

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác truyền thông, các cơ quan báo chí tăng cường các bài viết, chuyên mục về ATTP; tăng cường đưa tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về thực phẩm an toàn, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm ATTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)