Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát tình kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm
HUYỆN GIA LÂM
4.1.1. Khái quát các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn
Gia Lâm là huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 116 km2, gồm 20 xã và 02 thị trấn, dân số 278.937 người (năm 2018). Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh thu hút lao động từ những nơi khác đến sinh sống và làm việc, khoảng 50.000 công nhân, học sinh, sinh viên nơi khác đến thuê trọ, nhu cầu về thực phẩm của người dân trên địa bàn rất lớn trung bình hằng năm: cần khoảng 80,7 nghìn tấn gạo; 65 nghìn tấn thịt lợn, 26 nghìn tấn thịt gà; 35 triệu quả trứng các loại, 46 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến; 89 nghìn tấn rau. Vì thế các cơ sở kinh doanh thực phẩm mọc lên nhiều, trong đó các quán ăn, thức ăn đường phố, cơ sở thực phẩm lưu động gây khó khăn trong công tác quản l ý, được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện
Gia Lâm qua 3 năm (2016- 2018)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tốc độ Phát triển
BQ/năm (%) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
Tổng số cơ sở KDTP 1.435 100,0 1.496 100,0 1.532 100,0 103,3 - CS, hộ KDTP tươi sống 196 13,6 208 13,9 216 14,1 104,9 - CS, hộ KDDV ăn uống 810 56,5 845 56,5 865 56,5 103,3 - Hộ kinh doanh tổng hợp 429 29,9 443 29,6 451 29,4 102,5 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016, 2017, 2018)
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 tụ điểm du lịch và tâm linh chính là đền Nguyên Phi Ỷ Lan, đền Gióng và làng Gốm Bát Tràng; khu vực thị trấn Trâu Quỳ có Học viện Nông nghiệp Việt Nam - nơi tập trung rất lớn học sinh, sinh viên; khu vực xã Ninh Hiệp có chợ Lành là nơi tập đông các tiểu thương; có các chợ lớn cung cấp các thực phẩm là chợ Sủi và chợ Vàng và chợ Keo: các mặt hàng chủ yếu kinh doanh tại chợ đó là thịt gia súc, gia cầm, hải sản tươi sống, rau củ quả các loại, thức ăn chin, hang ăn uống... Ngoài việc các hộ kinh doanh và
thuê các cửa hàng ở các chợ để buôn bán thì trên địa bàn huyện Gia Lâm còn có các siêu thị: Hapromart, Vinmart… kinh doanh về thực phẩm ăn liền và thực phẩm tươi sống. Do đó mà việc quản lý chất lượng của hệ thống cung cấp thực phẩm trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, UBND huyện cần kết hợp với các ban ngành có liên quan có những chính sách cụ thể để nâng cao quản lý nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong trên địa bàn huyện.
Bảng 4.2. Tổng hợp các hộ điều tra trên địa bàn huyện Gia Lâm
Chỉ tiêu ĐVT Thị trấn Xã Xã
Trâu Quỳ Dương Xá Ninh Hiệp
1. Số lượng hộ/cơ sở Hộ 20 20 20
- CS kinh doanh TP tươi sống Hộ 5 3 4
- Hộ kinh doanh tổng hợp Hộ 3 5 6
- Hộ KD dịch vụ ăn uống Hộ 12 12 10
2. Tuổi chủ hộ Tuổi 41 42 43
3. Số năm kinh doanh BQ Năm
> 3 năm Năm 3 3 4
3-5 năm Năm 8 4 5
5-10 năm Năm 5 5 6
> 10 năm Năm 4 8 5
4.Tổng doanh thu/tháng/hộ Tr.đồng
- Hộ kinh doanh TP tươi sống Tr.đồng 105 90 100
- Hộ kinh doanh tổng hợp Tr.đồng 300 250 270
- Hộ kinh doanh cửa hàng ăn Tr.đồng 150 145 155
5. Có chứng chỉ ATTP
- Hộ kinh doanh TP tươi sống Cái 5 3 4
- Hộ kinh doanh tổng hợp cái 3 5 6
- Hộ kinh doanh cửa hàng ăn Cái 12 12 10
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2019)
Nhìn vào số liệu điều tra tại 3 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm ta có thể thấy được chủ yếu các hộ kinh doanh về ăn uống là chủ yếu chiếm khoảng trên 50% so với tổng số hộ điều tra. Do lượng học sinh, sinh viên, tiểu thương, khách đông, nguồn du lịch đổ về lớn do đó mà doanh thu của các hộ ở đây bình quân đạt trên 150.000.000 đồng/tháng. Theo hộ bình quân mỗi ngày đối với các cửa hàng ăn uống phải có doanh thu từ 5 triệu đồng trở lên, các hộ kinh doanh tổng
hợp doanh thu mỗi ngày từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Còn đối với các hộ kinh doanh ở chợ như hàng tươi sống doanh thu mỗi ngày cũng khoảng từ 2 triệu đồng- 5 triệu đồng, có thể nói khi nhu cầu tăng thì lượng cung ứng sản phẩm tăng tạo ra doanh thu tăng cho các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm.
4.1.2. Khái quát về bộ máy quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện
Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP tại huyện Gia Lâm đã được tổ chức, thực hiện theo quy định của pháp luật theo quy định tại Theo quyết định số 16/2016/QĐ - UBND ngày 9/5/2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm có quy định về trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị xã quy định tại điều 19 của quyết định này. Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm chỉ đạo Phòng Y tế và một số phòng liên quan: Phòng kinh tế, Trung tâm y tế,... thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo các trạm y tế xã thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP trên địa bàn xã, thị trấn.
a. Tại cấp huyện
Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm QLNN về ATTP trên địa bàn, Ban Chỉ đạo ATTP huyện có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND cấp huyện thực hiện các hoạt động QLNN về ATTP. Trong đó, chủ tịch UBND cấp huyện là Trưởng Ban Chỉ đạo ATTP huyện, các thành viên còn lại là lãnh đạo các ban, ngành có liên quan.
- Phòng y tế huyện: trực thuộc UBND cấp huyện, là cơ quan thường trực giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về ATTP và các lĩnh vực y tế.
- Trung tâm y tế huyện: Là cơ quan trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đóng trên địa bàn các huyện, tham gia vào hoạt động QLNN về ATTP ở cấp huyện theo sự chỉ đạo của UBND cấp huyện.
- Đội quản lý thị trường số 8: Là cơ quan trực thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội), đóng trên địa bàn huyện và tham gia vào hoạt động QLNN về ATTP theo sự chỉ đạo của UBND cấp huyện.
- Trạm Thú y cấp huyện: Là các cơ quan trực thuộc Chi cục Thú y Hà Nội đóng trên địa bàn các huyện thực hiện QLNN về ATTP trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn, tham gia vào hoạt động QLNN về ATTP theo sự chỉ đạo của UBND cấp huyện.
- Phòng Kinh tế: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trong lĩnh vực chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; an toàn thực phẩm ngành hàng Công thương.
- Công an huyện: Lực lượng cảnh sát môi trường nằm trong biên chế Đội Cảnh sát kinh tế - Công an huyện Gia Lâm, tham mưu UBND huyện công tác đấu tranh, xử lý trong lĩnh vực môi trường và ATTP.
b. Tại cấp xã, thị trấn
UBND chịu trách nhiệm QLNN về ATTP trên địa bàn, Ban Chỉ đạo ATTP cấp xã, thị trấn có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND cấp xã, thị trấn thực hiện các hoạt động QLNN về ATTP, trong đó có một phó chủ tịch UBND cấp xã là trưởng ban; trạm y tế đóng trên địa bàn các xã, thị trấn chịu trách nhiệm chính về thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ATTP trên địa bàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các ban, ngành khác như: Công an, văn phòng - thống kê...
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm
Phòng Y tế Huyện Các phòng, ban, ngành khác của Huyện UBND xã, thị trấn BCĐ ATTP Huyện Đội quản lý thị trường số 8 TT Y tế huyện BCĐ ATTP xã, thị trấn UBND huyện Phòng Kinh tế Huyện Các ban, ngành khác Trạm Y tế xã, thị trấn