Đơn vị ĐH, sau ĐH Cao đẳng Tổng số SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
UBND huyện Gia Lâm 02 100 0 0 02 100
Phòng Y tế huyện 04 100 0 0 04 100
Trung tâm Y tế huyện 05 100 0 0 05 100
Phòng Kinh tế huyện 04 100 0 0 04 100
UBND xã 03 100 0 0 03 100
Nguồn: Từ báo cáo công tác thanh tra kết hợp phỏng vấn cán bộ (2018)
Qua bảng số liệu trên, cho thấy 100% cán bộ quản lý về ATTP ở UBND huyện, phòng Y tế, Trung tâm y tế, phòng Kinh tế và ở các xã, thị trấn đều đã qua đào tạo đại học và sau đại học, trình độ chuyên môn vững. Đây là một lợi thế trong công tác quản lý ATTP trên địa bàn, cần được tiếp tục phát huy.
Hiện nay, nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhà nước về ATTP của Huyện Gia Lâm đã được hình thành đầy đủ ở các tuyến, tuy nhiên do lực lượng cán bộ mỏng, trình độ cán bộ chưa đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý tuyến huyện và tuyến xã: Trong đó số cán bộ được đào tạo chuyên ngành về quản lý ATTP chưa có, mà đa số đều làm kiêm nhiệm. Khi có các đợt kiểm tra diễn ra thì tất cả lực lượng này đều vào cuộc. Điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do trình độ chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu công việc, khả năng tiếp cận công việc chưa nhanh chóng.
4.3.3.2. Nguồn lực tài chính cho công tác QLNN về ATTP
Nguồn tài chính là điều kiện cần thiết để duy trì bộ máy quản lý nhà nước và triển khai các hoạt động trong quản lý nhà nước về ATTP. Nguồn kinh phí giúp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Cơ chế tài chính phù hợp không những khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ làm việc nhiệt tình, hăng say, yên tâm trong công tác mà còn phát triển và đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như: Mở rộng hệ thống kiểm nghiệm về ATTP, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh, kiểm tra. Nguồn kinh phí duy trì bộ máy QLNN về an toàn thực phẩm qua các năm chủ yếu là từ nguần kinh phí nhà nước cấp thông qua các hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, tiền lương cán bộ quản lý và chưa có nguồn vốn chi cho các hoạt động thường xuyên hàng năm. Việc thiếu kinh phí đã làm giảm hiệu quả của hoạt động QLNN về ATTP.
Hiện nay, nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác QLNN về ATTP tại các huyện Gia Lâm nói riêng cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước nói chung dựa vào ngân sách Nhà nước cấp. Nguồn ngân sách này lại chủ yếu dựa vào các khoản thu từ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, an toàn thực phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật để từ đó bổ sung cho các lực lượng chuyên trách để mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất và khen thưởng. Mọi phân phối tài chính đều thực hiện theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC (về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm).
Bảng 4.20. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lý nhà nước về ATTP huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh% 17/16 18/17 BQ
1 Đầu tư cho bộ máy quản lý
hành chính 677 1.016 1.603 150 158 154
2 Đầu tư trang thiết bị phục
vụ công tác ATTP 100 120 130 120 108 114
3 Sự nghiệp Y tế 1.618 2.141 1.785 132 83 108
4 Nguồn thu phí lệ phí ATTP 280 213 215 76 101 89
Tổng cộng 2.665 3.490 3.733 130,9 107 119
Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Gia Lâm (2018)
Kinh phí đầu tư cho các hoạt động quản lý nhà nước về ATTP cũng đã tăng qua mỗi năm điều này đã thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt các cơ quan quản lý (Bộ, Sở Công Thương). Tuy nhiên, để công tác QLNN về ATTP thực sự mạnh mẽ và triệt để hơn nữa chắc chắn cần phải được đầu tư nhiều hơn về nguồn lực tài chính. Như vậy, mục tiêu đặt ra cho công tác QLNN về ATTP trên địa bàn Huyện Gia Lâm là rất cao, nhưng điều kiện cơ sở vật chất và nguồn kinh phí hoạt động chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Hạn chế này gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và chất lượng công tác QLNN về ATTP.
Như vậy, với những mục tiêu đặt ra rất lớn cho công tác QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm nhưng điều kiện cơ sở vật chất và nguồn kinh phí hoạt động chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Hạn chế này gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và chất lượng công tác QLNN về ATTP.
4.3.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác QLNN về ATTP
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là một nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của cán bộ làm công tác quản lý. Cơ sở vật chất tốt, cán bộ làm việc hiệu quả hơn, chính xác hơn. Tránh được tình trạng lãng phí thời gian và công sức. Các thông tin truyền thông được truyền đạt nhanh hơn, chính xác hơn. Các cán bộ có điều kiện tìm hiểu thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của mình. Hiện tại, huyện Gia Lâm bố trí
cho phòng Y tế 02 phòng làm việc, các hoạt động hội họp được sử dụng hội trường chung của UBND huyện, có trang bị bàn ghế, máy chiếu, màn chiếu. Trung tâm Y tế được bố trí 16 phòng làm việc lớn, nhỏ, trong đó có 01 hội trường tập huấn kiến thức cho các cơ sở thực phẩm và giao ban, họp thì được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu, màn chiếu. Riêng, đối với Trung Tâm y tế huyện Gia Lâm cũng là cơ quan tham mưu tham gia với Phòng y tế về chuyên môn ATTP có trang bị các mẫu test nhanh để phục vụ cho công tác kiểm tra.