Những ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 89 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện

4.3.7. Những ưu điểm và hạn chế

4.3.7.1. Ưu điểm

được hoàn thiện và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay nói chung đối với huyện Gia Lâm nói riêng. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 đây là bước ngoặt quan trọng thể hiện sự quyết tâm của đảng và nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về ATTP.

Thứ hai, việc tuyên truyền giáo dục về vấn đề ATTP bằng các biện pháp phát thanh trên đài truyền hình xã, thị trấn từ 3 đến 4 buổi/ tuần. Đồng thời, treo băng rôn khẩu hiệu, cấp tài liệu, kế hoạch, tờ rơi,.. cho các xã trong huyện. Những công tác đó đã có những tác động tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng về ATTP, đặc biệt các phong trào hưởng ứng tháng hành động về ATTP trên địa bàn huyện diễn ra ngày càng nhiều và thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Thứ ba, đối với công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm đã có những hiệu quả nhất định, qua nhiều vụ vi phạm được phát hiện và xử lý nghiêm khắc đã phần nào hạn chế việc vi phạm ATTP. Với việc xử lý nghiêm khắc, các vụ vi phạm đã làm cho các hộ sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc về vấn đề ATTP. Hơn nữa, nguồn lực lượng cho công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP ngày càng được hoàn thiện, lực lượng cho công tác thanh tra ngày càng đông, các thiết bị máy móc phục vụ cho công tác kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm ngày càng hiện đại.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các ban ngành về vấn đề ATTP ngày càng chặt chẽ và nhiệm vụ được phân công rõ ràng đối với các cấp, các ngành. Theo đó, Phòng Y tế huyện có vai trò tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch công tác an toàn thực phẩm hằng năm, kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Thành phố. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ra những quyết định thành lập đoàn kiểm tra kịp thời và triển khai kế hoạch khi được UBND huyện phê duyệt. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai đồng bộ công tác an toàn thực phẩm tại cơ sở. Định kỳ tổng hợp đánh giá kết quả hàng tháng, quý năm, sơ kết, tổng kết công tác an toàn thực phẩm. Qua đó, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân các gương điển hình trong công tác an toàn thực phẩm.

4.3.7.2. Hạn chế, tồn tại chủ yếu

Qua phân tích thực trạng trên cho thấy, Quản lý nhà nước về ATTP tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội còn một số hạn chế và tồn tại sau:

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy và chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm tuy có chuyển biến nhưng chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân.

Thứ ba, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng. Trên thị trường lưu thông phân phối, vẫn còn những sản phẩm chưa đúng qui chế về bao gói, nhãn mác. Một số mặt hàng bánh kẹo, rau củ quả, rượu nhập ngoại chưa dán đầy đủ nhãn phụ hướng dẫn người tiêu dùng khi mua hàng. Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại trong dân gây ra bức xúc và không đảm bảo môi trường, ATTP.

Thứ tư, một số tổ chức, cá nhân buôn bán, chăn nuôi, vận chuyển gia súc, gia cầm vì lợi nhuận đã bỏ qua các yêu cầu trong công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra thú y và an toàn thực phẩm.

Thứ năm, việc triển khai ký cam kết đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông, lâm, sản nhỏ lẻ theo Thông tư 51/2014/TT- BNN&PTNT tại xã, thị trấn còn chậm.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP ở các tuyến còn thiếu, trình độ quản lý chuyên môn về an toàn thực phẩm còn hạn chế so với khối lượng và yêu cầu công việc ngày càng cao phải thực hiện.

Thứ bảy, hoạt động của Ban chỉ đạo về ATTP ở một số xã còn hình thức, hiệu quả chưa cao, công tác tham mưu, vận dụng văn bản quy pháp pháp luật còn chưa kịp thời.

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng và trong cả nước nói chung còn nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, nó đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của đảng và nhà nước trong việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác QLNN về ATTP.

4.3.7.3. Nguyên nhân cơ bản

a. Nguyên nhân khách quan

Do dân số tăng nhanh làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm tăng, trong khi đó việc cung cấp các loại thực phẩm đảm bảo ATTP còn hạn chế, dẫn đến

nhiều người bán hàng vì lợi ích trước mắt nên họ bất chấp những thủ đoạn về ATTP gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Hơn nữa, do tâm lý người tiêu dùng Việt Nam là thích rẻ nên họ vẫn thường xuyên mua các loại thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo chất lượng an toàn. Điều này tạo ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về ATTP.

Cơ sở hạ tầng tại các xưởng sản xuất, cửa hàng kinh doanh và các chợ chủ yếu vẫn còn thô sơ, lạc hậu theo mô hình truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, hơn nữa quy mô các cơ sở sản xuất, chế biến, các chợ còn nhỏ lẻ hoạt động rời rạc đã gây ra khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và tuyên truyền giáo dục về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Nhận thức của người dân về ATTP còn nhiều hạn chế, đa số người dân không biết về các văn bản, các kiến thức liên quan đến vấn đề ATTP, do đó gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền giáo dục về ATTP.

b. Nguyên nhân chủ quan

Một là, do nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, kinh phí thấp dẫn đến không hiệu quả quản lý không cao.

Về đội ngũ dành cho công tác chuyên môn về ATTP còn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo nâng cao chuyên môn. Việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm tiến hành trong khi đơn vị này thiếu trầm trọng những người có đủ trình độ để đảm nhận.

Về hệ thống phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATTP huyện Gia Lâm đã được đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, hoạt động còn phân tán, rời rạc, một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành chưa đủ năng lực phục vụ công tác quản lý chất lượng. Công tác kiểm nghiệm ATTP gặp khó khăn do các phòng kiểm nghiệm chưa cập nhật thường xuyên các chỉ tiêu, phương pháp kiểm nghiệm mới do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhất là khi sự cố phát sinh.

Về các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra về ATTP còn lạc hậu, thiếu thốn nhất là tại các huyện, xã, thôn trong huyện gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm ATTP trên địa bàn huyện nhất là đối với các sản phẩm tinh vi đòi hỏi cácc loại máy móc hiện đại để phát hiện các độc tố trong thực phẩm.

Hai là, do chưa kiểm soát chặt chẽ từ gốc (sản xuất, chế biến và bảo quản), ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng chưa có những vùng cung cấp thực phẩm sạch nhiều, công tác quản lý nhà nước về ATTP mới chỉ quản lý ở phần ngọn tức là ở các khâu phân phối, mua bán và tiêu dùng. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về ATTP tại huyện Gia Lâm cũng như trong cả nước gặp nhiều khó khăn.

Ba là, thời gian triển khai chương trình ATTP trên địa bàn huyện cũng như trong cả nước là quá ngắn, mới chỉ có 10 năm để quản lý một vấn đề quá lớn. Do vậy, kinh nghiệm của các nhà quản lý về ATTP chưa sâu, khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)