4.2.1.1. Tình hình xây dựng và triển khai văn bản chính sách pháp luật về ATTP
Hiện nay, việc ban hành các văn bản pháp luật về ATTP ở nước ta đang được phân thành 2 cấp: việc ban hành văn bản pháp luật về ATTP thuộc thẩm quyền cấp Trung ương và việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương.
Thứ nhất, văn bản pháp luật về ATTP do cấp Trung ương ban hành trong đó quan trọng nhất là văn bản pháp luật do Ban chỉ đạo liên ngành Trung Ương ban hành, chịu trách nhiệm chính là Bộ Y Tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của QLNN về ATTP, năm 1999, Bộ Y Tế đã thành lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (tiền thân của Cục ATTP ngày nay). Ngay sau đó, Ban bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 08- CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới” (viết tắt là Chỉ thị 08). Ngày 7/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1228/QĐ- TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu Chương trình giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm có số người mắc lớn hơn hoặc bằng 30 người so với năm 2010. Số người mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính/100.000 dân trong các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận là nhỏ hơn hoặc bằng 8. Theo Quyết định, Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015 sẽ do Bộ Y tế chủ trì, áp dụng 63 tỉnh thành trong cả nước. Tổng nguồn vốn thực hiện trương trình 4.139 tỷ đồng.
Cần phải khẳng định, nhà nước luôn quan tâm vấn đề an toàn thực phẩm. Ngày 19/6/2009, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Đặc biệt năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 là văn bản pháp lý cao nhất.
Ngay sau khi Luật ATTP ra đời, chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến công tác an toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2010/NĐ- CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn
thực phẩm, Chỉ thị số 20/CT-TTg 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 20/CT- UBND ngày 22/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Kết luận số 11 - KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 - CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư khóa XI, xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị số 10- CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về “ Tăng cường sự lãnh đao của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới”; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP; Chỉ thị 08/CT –UBND ngày 14/4/2016 của UBND Thành phố về tăng cường quản lý kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Theo thống kê đến cuối năm 2016, nếu chỉ tính các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Trung ương ban hành, thì cả nước có tới 259 văn bản điều chỉnh vấn đề về an toàn thực phẩm trong đó có 56 văn bản quy định về phân công trách nhiệm quản lý; 08 văn bản về ngộ độc thực phẩm; 05 văn bản về phụ gia, nguyên liệu thực phẩm; 52 văn bản về thực phẩm có nguy cơ cao; 46 văn bản về thực phẩm nhập khẩu; 09 văn bản về cấp đăng ký, chứng nhận sản phẩm; 31 văn bản về truyền thông giáo dục và quảng cáo thực phẩm; 24 văn bản về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo và 28 văn bản về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Theo thẩm quyền ban hành, thì 19 văn bản do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành; 67 văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và 173 văn bản do bộ, ngành ban hành. Trong đó, có 20 luật, pháp lệnh; 39 nghị định; 44 thông tư; 137 quyết định và 20 chỉ thị.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo về ATTP cấp Trung Ương, Ban chỉ đạo ATTP thành phố đưa ra các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa phương hướng hoạt động cho các huyện trực thuộc. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP huyện Gia Lâm thực hiện thống nhất với các văn bản Luật, dưới luật về ATTP chung theo quy định của Luật và hướng dẫn của Thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của UBND Thành phố Hà Nội, chính vì thế, ngoài các văn bản Trung ương thì huyện còn thực hiện văn bản của Thành phố Hà Nội. Hiện tại, huyện Gia Lâm đang thực hiện theo văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực ATTP là Luật ATTP năm 2010.
Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, huyện cũng có những văn bản hướng dẫn thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình thực tế của huyện chẳng hạn như: Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành các kế
hoạch, công văn, báo cáo, văn bản chỉ đạo thực hiện công tác ATTP theo từng lĩnh vực y tế, công thương, nông nghiệp. Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác ATTP huyện Gia Lâm theo Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 08/8/2018; Ban hành quy chế hoạt động của BCĐ theo QĐ số 07/QĐ-BCĐ ngày 4/10/2018; Phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo công tác ATTP huyện Gia Lâm theo Thông báo số 08/TB-BCĐ ngày 4/10/2018. Chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai, thực hiện các hoạt động công tác đảm bảo ATTP xây dựng kế hoạch năm, các đợt ATTP cao điểm, kiện toàn BCĐ, kiểm tra các cơ sở…
Bảng 4.3. Một số văn bản huyện Gia Lâm đã tiếp nhận, triển khai và ban hành pháp luật về An toàn thực phẩm
TT Số kí hiệu Nội dung Thời gian
Cấp Bộ
1. QĐ 55/2010/Q 12 Luật An toàn thực phẩm 2010 2. NQ số 34/2015/NQ-
QH12
Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm
2015 3. QĐ số 1228/QĐ-TTG Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia an
toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015 2016 4. Chỉ thị số 13/ CT-
TTg
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm 9/5/2016
Cấp thành phố
1. Kế hoạch số 273/ KH-UBND
Bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ tết dương lịch, tết nguyên đán đinh dậu và lễ hội năm 2017
2017 2. Quyết định số 98/QĐ-
UBND
Công tác thành lập đoàn thanh tra kiểm
tra ATTP phục vụ cho tết 2019 2018 3. Kế hoạch số 237/
KH-UBND Công tác an toàn thực phẩm năm 2019 24/12/2018
Cấp Huyện
1. Kế hoạch
số 19/KH-UBND
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
năm 2018 19/01/2018
2. Kế hoạch
số 23/KH-UBND
đảm bảo ATTP phục vụ tết nguyên đán
Mậu Tuất và Lễ hội xuân năm 2018 23/01/2018 3. Kế hoạch
số 114/KH-UBND
Triển khai Tháng hành động vì an toàn
thực phẩm. 13/4/2018
4. Kế hoạch số 138/
KH-UBND Công tác an toàn thực phẩm năm 2019 28/12/2018 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2019)
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế được tình trạng ngộ độc do thực phẩm, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch. Những cơ chế, chính sách chương trình kế hoạch được ban hành và tổ chức thực hiện. Các công văn, chỉ thị của các cấp trên chuyển xuống được địa phương tiếp nhận và triển khai theo đúng kế hoạch đảm bảo kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn
thực thi pháp luật về ATTP huyện Gia Lâm (giai đoạn 2016 - 2018)
TT Loại văn bản Huyện Xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chỉ thị 01 2 Quyết định 9 8 10 51 54 57 3 Kế hoạch 10 11 16 22 24 22 4 Công văn 14 13 15 57 66 69 5 Báo cáo 6 7 8 32 38 44
Nguồn: Phòng Y tế huyện Gia Lâm (2016 - 2018)
Theo thống kê tại bảng 4.4 về tổng hợp kết quả xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về ATTP tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2016- 2018 đã ban hành các văn bản chỉ đạo về ATTP trên địa bàn cụ thể như sau: 01 chỉ thị, 27 Quyết định, 37 kế hoạch, 42 văn bản chỉ đạo về công tác an toàn thực phẩm, 21 báo cáo.
Từ năm 2016 - 2018, 22 xã, thị trấn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về ATTP trên địa bàn cụ thể như sau: 162 Quyết định, 68 Kế hoạch, 192 công văn chỉ đạo về công tác an toàn thực phẩm và 114 Báo cáo định kỳ và đột xuất.
55% 30% 15% Tốt Khá Trung bình
Biểu đồ 4.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ về công tác hướng dẫn thực thi văn bản pháp luật về ATTP trên địa bàn huyện
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2019)
Theo kết quả của điều tra đánh giá về văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về ATTP có đảm bảo tính phù hợp, kịp thời, có tính ổn định, có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng (trung bình, khá, tốt). Theo 20 phiếu điều tra đối với các cán bộ làm công tác quản lý ATTP thì có 11 phiếu đánh giá tốt (chiếm tỷ lệ 55%) cho rằng văn bản về văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật về ATTP đảm bảo tính phù hợp, kịp thời, có tính ổn định, có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, 06 phiếu đánh giá khá (chiếm tỷ lệ 30%), 03 phiếu đánh giá trung bình (chiếm tỷ lệ 15%).
20% 55% 25% Rất rõ ràng Rõ ràng Không rõ ràng
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của cán bộ về mức độ rõ ràng của các văn bản hướng dẫn thực thi văn bản pháp luật về ATTP trên địa bàn huyện
Quản lý nhà nước được thể hiện thông qua các công cụ pháp luật. Do vậy mức độ cập nhật của các văn bản pháp luật sẽ thể hiện được tính kịp thời của quản lý Nhà nước. Các công cụ pháp luật được thể hiện qua các văn bản Luật, nghị định, nghị quyết và các văn bản của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, ban ngành và UBND Thành phố, UBND huyện. Kết quả đánh giá mức độ rõ ràng của các văn bản pháp luật về QLNN về ATTP trên 20 cán bộ quản lý ATTP cho thấy 11 người (55%) cho rằng rõ ràng, 04 người (20%) cho biết các văn bản pháp luật hiện nay rất rõ ràng và có tới 05 người (25%) cho là các văn bản là không rõ ràng.
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ cập nhật văn bản mới về ATTP
TT Diễn giải Cán bộ QL về ATTP (n=20) Hộ kinh doanh (n=60) Người tiêu dùng (n=60) Ý kiến (người) Tỷ lệ (%) Ý kiến (người) Tỷ lệ (%) Ý kiến (người) Tỷ lệ (%) 1. Theo năm 07 35,0 26 43,3 28 46,6 2. Theo quý 09 45,0 18 30,0 15 25,0 3. Theo tháng, tuần 04 20,0 0 0,0 0 0,0 4. Không cập nhật 0 0,0 16 26,7 17 28,4
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2019)
Qua bảng 4.5. có thể thấy, mức độ cập nhật văn bản mới về an toàn thực phẩm của cán bộ quản lý theo năm chiếm 35%, theo quý chiếm 45%, theo tháng, tuần chiếm 20%; cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm nói rằng các văn bản mới về ATTP mới được cập nhật đến họ theo năm là 43,3%, theo quý là 30%, không cập nhật bất cứ văn bản nào 26,7%; người tiêu dùng nói rằng biết đến văn bản theo năm là 46,6%, theo quý là 25%, không cập nhật bất cứ văn bản nào 28,4%; không có hộ kinh doanh, người tiêu dùng nào cập nhật văn bản theo tháng, tuần.
4.2.1.2.Đánh giá kết quả ban hành, triển khai văn bản về an toàn thực phẩm
Qua phân tích thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện văn bản QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm trong giai đoạn năm 2016- 2018 có thể thấy UBND huyện luôn quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo thông suốt, liên tục, đã ban hành nhiều các văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ
trươnng, chính sách của Đảng và Chính phủ, các văn bản được ban hành phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, địa phương tham gia công tác đảm bảo ATTP, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở các cấp, có thể rút ra một số đánh giá như sau:
Một là, số lượng văn bản pháp luật quy định về ATTP nhiều, và khá đầy đủ. Chỉ có một số ít câu trả lời nói rằng không đầy đủ (5%). Tuy nhiên, các văn bản cũng chưa rõ ràng và có sự chồng chéo. Qua kết quả tổng hợp trên ta có thể nhận thấy rằng người tiêu dùng và người kinh doanh thực phẩm hầu hết đều biết ít đến các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP, việc tiếp nhận các thông tin về ATTP là rất ít và không mấy thiết thực. Việc xử lý vi phạm ATTP nhẹ, mang tính nhắc nhở và răn đe. Qua đây, ta có thể thấy công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Gia Lâm còn nhiều bất cập. Hai là, việc phổ biến các văn bản và các kiến thức về ATTP không mấy hiệu quả do các văn bản về ATTP nhiều nhưng chồng chéo. Các văn bản khó hiểu nên việc phổ biến các văn bản và kiến thức về ATTP gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc tiếp thu kiến thức của người dân còn nhiều hạn chế do hầu hết những người tiêu dùng, kinh doanh tại các chợ xuất thân từ nông dân. Đẫn đến hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản và kiến thức về VSATTP chưa cao. Đa số người được phỏng vấn cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm còn quá ít chỉ 1-2 lần/năm, hầu như chỉ diễn ra đối với tháng hành động vì chất lượng VSATTP.