Đánh giá về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong thời gian qua trên địa bàn huyện, thực hiện khá hiệu quả. Bộ thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề này được niêm yết công khai tại bộ phận Một cửa của UBND huyện Gia Lâm. Hiện nay, các cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này. Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi được ra thì yêu cầu đầu tiên của bước 1 được

thông qua.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau: Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền. Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm. Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực. Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở. Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở. Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở. Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất. Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng. Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả. Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép. Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Theo kết quả khảo sát có 60/60 cơ sở (đạt 100%) lựa chọn phương án “nhanh gọn, thời gian ngắn”, không có lựa chọn “kéo dài, cán bộ nhũng nhiễu”. Mặt khác, qua báo cáo đánh giá cải cách thủ tục hành chính huyện Gia Lâm (2016 - 2018) về tiến độ, thời gian, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP đảm bảo đúng quy định, cơ quan tham mưu đã thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận ATTP là một trong những điều kiện quan trọng của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép

ATTP chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó mà hằng năm kết hợp với các ban ngành có liên quan, UBND huyện Gia Lâm sẽ tiến hành cấp giấy phép cho các hộ, các cơ sở kinh doanh có nguyện vọng và nộp hồ sơ lên xin được xét duyệt và cấp giấy.

Bảng 4.10. Tổng hợp cấp giấy chứng nhận/ giấy cam kết cơ sở

đủ điều kiện ATTP

Đơn vị tính: trường hợp Đơn vị Tiêu chí Năm 2016 2017 2018 Cấp Huyện Tổng số quản lý 427 484 503 Cấp mới 33 44 56 Lũy cấp 348 397 441 Tỷ lệ cấp % 81,5% 82,02% 87,67% Cấp Xã, thị trấn Tổng số quản lý 1.008 1.012 1.029 Cấp mới 275 301 325 Lũy cấp 748 757 821 Tỷ lệ cấp % 74,2% 74,8% 79,8%

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2016-2018)

Theo bảng số liệu 4.10 về số lượng giấy chứng nhận đảm bảo trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó: Cấp huyện năm 2016 có 348 cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đến 2018 có 441 cơ sở đủ điều kiện ATTP, số lượng các cở sở được cấp giấy chứng nhận bình quân mỗi năm tương đối cao đạt 83,7%, 16,27% cơ sở chưa cấp giấy chứng nhận. Cấp xã, thị trấn: năm 2016 có 748 cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đến 2018 có 821 cơ sở đủ điều kiện ATTP, số lượng các cở sở được cấp giấy chứng nhận bình quân mỗi năm tương đối cao đạt 76,3%, 23,7% cơ sở chưa cấp giấy chứng nhận. Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận UBND huyện phân cấp về UBND xã, thị trấn tiến hành cho ký cam kết. Do vậy, vẫn còn khá nhiều cơ sở chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, bản cam kết đảm bảo ATTP, nếu không đưa các cơ sở này vào quản lý thì khả năng về mất ATTP khá cao.

Bên cạnh nguyên nhân từ phía ngành chức năng, còn có nguyên nhân từ phía các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống. Hầu hết các cơ sở trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ không bảo đảm điều kiện ATTP, quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống bảo quản chưa theo đúng quy trình; chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ chưa có giấy xác nhận kiến thức về ATTP, chưa tham gia khám sức khỏe… đa số đều không có giấy phép kinh doanh, hoặc có những cơ sở lợi dụng sự chủ quan của chính quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra không khai báo nên số lượng cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy cam kết chưa được thực thi hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)