Xác định quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 25)

Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Lĩnh vực Số LĐ Tổng doanh thu Tổng nguồn vốn Số LĐ Tổng doanh thu Tổng nguồn vốn Số LĐ Tổng doanh thu Tổng nguồn vốn Nông, lâm nghiệp và thủy sản Không quá 10 người Không quá 3 tỷ Không quá 3 tỷ Không quá 100 người Không quá 20 tỷ Không quá 20 tỷ Không quá 200 người Không quá 200 tỷ Không quá 200 tỷ Công nghiệp và xây dựng Không quá 10 người Không quá 3 tỷ Không quá 3 tỷ Không quá 100 người Không quá 20 tỷ Không quá 20 tỷ Không quá 200 người Không quá 200 tỷ Không quá 100 tỷ Thương mại và dịch vụ Không quá 10 người Không quá 3 tỷ Không quá 3 tỷ Không quá 50 người Không quá 100 tỷ Không quá 50 tỷ Không quá 100 người Không quá 300 tỷ Không quá 100 tỷ Nguồn: Chính phủ (2018)

Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp lớn mà thường chỉ sử dụng quy mô của doanh nghiệp đó để đánh giá doanh nghiệp đó thuộc loại hình doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp lớn thì tiêu chí đánh giá là các doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 tiêu chí đó chính là có tổng nguồn vốn đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổng số người lao động từ 300 người trở lên.

2.1.5. Nội dung nghiên cứu nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc khu vực nhà nƣớc

2.1.5.1. Các căn cứ để xác định nhu cầu

Xác định nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để từ đó doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp mình một cách chính xác và đạt hiệu quả cao nhất. Để xác định được nhu cầu lao động các doanh nghiệp phải có những căn cứ cụ thể:

* Theo tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế

Kinh tế nước ta trong năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm là tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp. Lạm phát toàn cầu những tháng đầu năm có xu hướng tăng cao hơn năm 2017 do giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu bình quân tăng mạnh.

Căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cùng với xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có tác động đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực trong năm 2017, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến giá lương thực, thực phẩm, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.

* Biến động về số lượng doanh nghiệp

Việc tăng, giảm, thành lập mới doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên đồng nghĩa với việc sử dụng lao động sẽ tăng lên điều này có nghĩa nhiều cánh cửa việc làm được mở ra cho người lao động, tuy nhiên việc này cũng đòi hỏi việc tuyển dụng của doanh nghiệp cần có những giải pháp để “cạnh tranh” về lao động.

Các doanh nghiệp càng lớn, càng có uy tín thì càng thu hút nhiều lao động tham gia tuyển dụng. Những doanh nghiệp bị lao động đánh giá thấp thường ít đăng ký tuyển dụng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải cố gắng xây dựng cho mình một hình tượng tốt, tin cậy trong con mắt của công chúng, đồng thời tuyển dụng những con người tài giỏi, có năng lực, phẩm chất tốt để giữ được uy tín và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có khả năng chính sẽ có khả năng trả mức lương cao cho người lao động; đồng thời có các chế độ khen thưởng, khuyến khích, động viên người lao động. Do đó, khả năng thu hút lao động giỏi là cao và kích thích được người lao động làm việc nhiệt tình, tích cực, sáng tạo, từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác các công tuyển dụng, nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng trong việc tuyển chọn lao động có năng lực cho doanh nghiệp mình.

* Chính sách nhân sự của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có nhiều chính sách có lợi cho người lao động, các chính sách tạo được động lực làm việc cho họ sẽ thu hút được nhiều lao động đăng ký tuyển dụng và ngược lại.

* Kế hoạch sản xuất kinh doanh

Tùy từng giai đoạn mà doanh nghiệp có các kế hoạch sản xuất kinh doanh khác nhau. Nếu kế hoạch sản xuất kinh doanh hướng vào việc mở rộng quy mô sản xuất theo mùa vụ, hoặc kế hoạch sản xuất theo sẽ cần phải bố trí lại cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp và có thể sẽ xuất hiện nhu cầu tuyển dụng lao động.

* Thái độ của nhà quản trị

Nếu nhà quản trị nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp sẽ có thái độ đúng đắn trong tuyển dụng, sẽ tạo điều kiện chuẩn bị tốt hơn cho quy trình tuyển dụng, từ đó nâng cao chất lượng tuyển dụng.

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác cần xem xét khi xác định nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp như: về loại hình doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm, vấn đề về công đoàn, văn hóa doanh nghiệp, điều kiện làm việc, tiền lương...

2.1.5.2. Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

- Hiện nay trên thị trường lao động nước ta, mặc dù cung lao động dồi dào nhưng tình trạng các DNNKVNN không tuyển dụng được lao động để đáp ứng cho nhiệm vụ của doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và thế giới còn mang tính phổ biến. Các cải cách, đổi mới trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề trong các năm qua dường như chưa đủ sức tạo ra nguồn nhân lực thỏa mãn nhu cầu khắt khe của thị trường lao động. Tình trạng lao động không đảm bảo yêu cầu chất lượng cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp không chỉ là vấn đề chung của hệ thống đào tạo, dạy nghề.

- Một bộ phận không nhỏ DNNKVNN làm ăn chưa có hiệu quả, thu nhập thấp, khả năng trả lương cho người lao động hạn chế nên không thu hút được lao động kỹ năng. Có thể nằm trong tình trạng thất nghiệp nhưng người lao động không chấp nhận làm việc ở mức lương thấp.

- Bên cạnh đó, ở thời điểm hiện tại, do thị trường lao động đang bão hòa, ổn định nên nhu cầu tìm việc làm của người lao động hiện nay cũng thấp hơn so với các thời điểm khác trong năm, trong khi đó, hiện tại các doanh nghiệp đang bước vào đẩy mạnh sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường hàng hóa dịp cuối năm.

Đồng thời, một số DNNKVNN chưa có chính sách “giữ chân” người lao động khiến nhiều công nhân không “mặn mà” gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đối với nguồn lao động chất lượng cao, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng là bởi lẽ hiện nay, số lượng lao động có tỷ lệ này còn thấp, chủ yếu là sinh viên mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều DNNKVNN lại đòi hỏi lao động phải có kinh nghiệm. Vì thế, nên mặc dù DNNKVNN có nhu cầu tuyển lao động nhưng vẫn không tuyển đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động theo nhu cầu và ngược lại, người lao động muốn tìm việc làm nhưng vẫn không tìm được công việc phù hợp với trình độ của mình.

* Nhu cầu về số lượng lao động

Tùy thuộc vào tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng số lượng lao động qua các hình thức tuyển lao động như tuyển lao động qua các đơn hàng với các trung tâm giới thiệu việc làm, hình thức này sẽ đảm bảo vấn đề lao động lâu dài, đảm bảo được yêu cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên việc tuyển lao động qua các đơn hàng sẽ phải mất chi phí cho các trung

tâm giới thiệu việc làm.

Lao động thời vụ là lực lượng tùy biến, phản ứng nhanh vì họ có thể đáp ứng các yêu cầu ngắn hạn, tức thời, gấp rút của doanh nghiệp. Một mặt, lực lượng này có thể giúp doanh nghiệp của bạn đẩy nhanh tiến độ công việc để đảm bảo được chỉ tiêu đặt ra đúng thời hạn và chất lượng. Mặt khác, lao động thời vụ được tuyển để thay thế tạm thời một vị trí, họ sẽ giúp duy trì quá trình làm việc bình thường của doanh nghiệp và tránh sự thay đổi, rối loạn có thể xảy ra. Thuê lao động thời vụ là một giải pháp tiết kiệm vì doanh nghiệp không phải trả chi phí để duy trì nhân lực trong giai đoạn kinh doanh khó khăn hoặc hết mùa cao điểm. Thay vì bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê lao động dài hạn với việc được hưởng đầy đủ các quyền lợi thì chi phí đó sẽ được chuyển vào việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh và phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp vào bất cứ thời điểm nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để thông qua đó tìm kiếm những nhân tài mới cho doanh nghiệp. Nếu lao động thời vụ đó làm tốt, bạn hoàn toàn có thể đề nghị để giữ họ lại làm việc lâu dài sau khi hoàn thành hợp đồng ngắn hạn với doanh nghiệp.

*Nhu cầu về cơ cấu lao động

Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định. Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao động trực tiếp được chia thành: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động của các hoạt động khác; Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành các loại:

+ Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao.

+ Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn, nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối lâu được trưởng thành do học hỏi từ thực tế.

Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn,

loại lao động này được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại:

+ Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp.

+ Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác tương đối lâu, trình độ chuyên môn tương đối cao.

+ Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác thực tế chưa nhiều.

+ Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chưa qua đào tạo.

Ngoài ra còn bao gồm các yếu tố về tuổi tác, giới tính, tay nghề bậc thợ…. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

*Nhu cầu về chất lượng lao động

Chất lượng lao động là một trong những nhân tố cơ bản phản ánh và tác động đến năng suất lao động. Điều này có nghĩa là chất lượng lao động cao sẽ góp phần quan trọng dẫn đến năng suất lao động cao và ngược lại, đây cũng là tính khách quan trong quan hệ cùng chiều giữa chất lượng lao động với năng suất lao động.

Chất lượng lao động được thể hiện thông qua hai tiêu chí cơ bản là thể lực và trí lực của nguồn lao động (sức khỏe và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp).

Năng suất lao động thì phản ánh cách thức và hiệu quả sử dụng lao động,... Nói một cách bao quát, năng suất lao động phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của nguồn lao động trong sản xuất.

Xét về chất lượng lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng cho thấy, lao động làm việc hàng năm không có trình độ chuyên môn

kỹ thuật đang trong xu hướng giảm nhưng vẫn còn rất chậm và chiếm tỷ lệ cũng rất cao.

Về chất lượng lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tay nghề và kỹ năng của lao động trong loại hình doanh nghiệp này vẫn còn thấp, không ít doanh nghiệp đã phải tự đào tạo lao động hoặc đào tạo lại lao động theo hình thức vừa học vừa làm và điều này đang là một trong những nút thắt cơ bản trong quá trình phát triển của doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta cũng còn nhiều bất cập, chất lượng đào tạo thấp hoặc đào tạo không phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của nguồn lao động và vì vậy phấn đấu nâng cao tiền lương là yêu cầu tất yếu của nguồn lao động, mục đích này tạo động lực để nguồn lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.

Hơn nữa, lương cũng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng công cụ này để kích thích thái độ quan tâm và trách nhiệm với công việc của nguồn lao động.

Do đó, tiền lương là một nhân tố mạnh mẽ để tăng năng suất lao động, hay nói cách khác, đối với nguồn lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng năng suất lao động...

2.1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC

2.1.6.1. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc thu hút người lao động đến với doanh nghiệp. Bởi tên tuổi và uy tín của doanh nghiệp chính là tài sản quý giá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người lao động. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi khi đăng quảng cáo tuyển dụng thì đơn xin việc và lao động có chất lượng cao sẽ cao hơn nhiều so với việc quảng cáo tuyển dụng cùng một vị trí của một công ty bình thường khác.

2.1.6.2. Công tác chuẩn bị cho tuyển dụng

Đây là nhiệm vụ đóng vai trò rất lớn trong việc tuyển dụng lao động, nó được thể hiện ngay từ khâu lập kế hoạch tuyển dụng, từ việc phân tích công việc để đưa ra được các yêu cầu đối với người xin việc và sự đầu tư cho tuyển dụng

bao gồm cả đầu tư về tài chính, nhân lực, thời gian, cơ sở vật chất và sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một khi tất cả các yếu tố này đều được thực hiện tốt và đồng đều thì hiệu quả hay chất lượng của công tác tuyển dụng sẽ rất cao.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 25)