Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.6.Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động

4.5. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp

4.5.6.Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động

Mặc dù phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN tuyển dụng lao động… đã được tỉnh, các cơ quan đào tạo quan tâm, song vấn đề khan hiếm lao động vẫn diễn ra, đặc biệt là những tháng đầu năm nay, ảnh hưởng không nhỏ đến sức sản xuất của doanh nghiệp.

Nguồn lao động luôn là đề tài nóng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công không chỉ trong sản xuất kinh doanh, mà cả trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh là một việc làm cấp thiết hiện nay.

Trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN, thành phố Bắc Ninh đang gặp phải vấn đề sự thiếu hụt nguồn lao động, kể cả lao động phổ thông. Sớm nhận định được tình hình này, thành phố Bắc Ninh đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh như: giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đánh giá tác động môi trường, vay vốn, giám sát các chủ đầu tư hạ tầng

các KCN khẩn trương xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (nhà ở công nhân, khu vui chơi giải trí trong các KCN, đường, trường học, bệnh xá, trạm xử lý nước thải, hệ thống cấp nước sạch…) để giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời giới thiệu và hỗ trợ các dịch vụ phục vụ sản xuất, đào tạo và tuyển dụng lao động.

Tuy nhiên, tình trạng lao động không ổn định, di chuyển giữa các doanh nghiệp trong KCN hay bỏ việc do thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt chưa đáp ứng mong muốn… vẫn diễn ra, dẫn đến chỗ thiếu thì vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn cứ thừa, gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã tuyển đủ số lao động cần thiết song vẫn phải thường xuyên đăng thông báo, tổ chức tuyển dụng lao động mới. Nguyên nhân do những lao động đã được tuyển dụng sau một thời gian chuyển sang doanh nghiệp khác, hoặc bỏ việc do không đáp ứng cường độ lao động, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, số khác lại không đáp ứng về trình độ nên bị loại…

Thiếu lao động, một số doanh nghiệp đưa ra chế độ đãi ngộ lớn hơn để thu hút lao động, dẫn đến biến động lớn về lao động trong các KCN trên địa bàn thành phố, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đình công, lãn công làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Để hạn chế tình trạng này, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các ngành chức năng, cùng với chính quyền các cấp cần giải quyết tốt các vấn đề: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động trong thực hiện chính sách pháp luật lao động của Việt Nam, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Phát triển hoạt động tham gia sàn giao dịch lao động-việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động cho doanh nghiệp. Cải thiện môi trường làm việc trong các KCN trên địa bàn thành phố, đi đôi với mở rộng hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng và liên kết hỗ trợ tuyển dụng lao động giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát huy được năng lực, sở trường của từng người. Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Cùng với các giải pháp hỗ trợ tuyển dụng lao động cần triển khai thực hiện đề án nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhất là của các

doanh nghiệp FDI, chú trọng đào tạo tay nghề kết hợp với đào tạo phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo vào địa bàn.

UBND thành phố Bắc Ninh khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng lao động có tay nghề. Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải thuộc nhóm ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đóng góp ngân sách lớn và thực hiện tốt chế độ an sinh xã hội cho người lao động.

Ngoài ra, do nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp lớn, Ban Quản lý các KCN còn định hướng cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động ở các tỉnh lân cận cách thành phố khoảng 15 - 20 km, theo hình thức bố trí xe đưa đón công nhân đi làm. Cách làm này sẽ giảm sức ép về thiếu lao động cho các doanh nghiệp và nâng cao được hiệu quả thu hút đầu tư.

Bằng sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành chức năng, hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ đó, số lượng lao động qua các năm đều có sự tăng trưởng nhanh, điều đó đã chứng minh sự phát triển và gia tăng về số lượng doanh nghiệp đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.

Thời gian qua, mỗi doanh nghiệp áp dụng các hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng, thực hiện việc tuyển dụng theo các phương thức khác nhau. Hình thức thông tin tuyển dụng được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến là qua hệ thống thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài phát thanh của các địa phương, sàn giao dịch việc làm. Có doanh nghiệp trực tiếp tổ chức các buổi hội thảo với chính quyền địa phương để thực hiện việc cung cấp thông tin tuyển dụng lao động. Để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng lao động thì cần tư vấn cho doanh nghiệp về công tác tuyển dụng. Thực chất của công tác tư vấn doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động là nhằm giúp các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Để thực hiện tốt công tác tư vấn tuyển dụng cho doanh nghiệp trước hết cần hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tuyển dụng lao động. Đồng thời phải

cung cấp cho họ những thông tin chính xác về nguồn lao động từ các địa phương. Trên hai nguồn thông tin trên, tư vấn cho doanh nghiệp về địa điểm có thể liên hệ tuyển dụng, các hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng…

4.5.7. Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề cho thanh niên

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng, triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên trên cả nước nói chung, địa bàn thành phố Bắc Ninh nói riêng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của một bộ phận thanh niên và xã hội về đào tạo nghề, tạo việc làm, nghề nghiệp chưa đầy đủ; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên còn nhiều hạn chế.Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên có xu hướng tăng; chất lượng việc làm chưa cao, thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, năng suất lao động thấp.

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quý I/2018 cả nước có 1,064 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,2%; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,25%. Trong giai đoạn tới đây, cơ cấu lao động trẻ tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm trong nông nghiệp; có xu hướng di chuyển lao động tự do, thu hẹp khu vực công, mở rộng khu vực tư ở tất cả các lĩnh vực; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tiếp tục là mối quan tâm xã hội lớn của thanh niên.

Nhằm đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, từ năm 2006 đến nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tập trung đầu tư nâng cao năng lực cho hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của Trung ương Đoàn thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Thời gian qua, tại thành phố Bắc Ninh triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của một bộ phận thanh niên và xã hội về đào

tạo nghề, tạo việc làm, nghề nghiệp chưa đầy đủ; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên còn nhiều hạn chế.Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên có xu hướng tăng; chất lượng việc làm chưa cao, thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, năng suất lao động thấp.

Giai đoạn 2016 – 2018, các Trung tâm trên địa bàn thành phố đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm khoảng 30% số lao động. Các Trung tâm không ngừng đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, chú trọng tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp. Ngoài ra, các Trung tâm cũng chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm dành riêng thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong các nhà trường phổ thông, các cơ sở đào tạo; …

Bên cạnh đó, nhằm định hướng cho công tác đào tạo cũng như lựa chọn ngành nghề của học sinh, sinh viên, thanh niên, thành phố đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp như: hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thu thập, cập nhật, phổ biến thông tin thị trường lao động; tổ chức điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu cung – cầu lao động hàng năm; chỉ đạo hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm thành lập bộ phận phân tích, dự báo thị trường lao động; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội, thanh niên về học nghề, lập nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm truyền thông, các trang mạng, xây dựng ứng dụng Chọn nghề - Chọn trường trên thiết bị di động …

Cụ thể:

- Đối với học sinh THPT và cuối cấp THCS: Nội dung hướng nghiệp cần lồng ghép vào các chương trình giảng dạy ở nhà trường thông qua đó gợi mở hướng cho học sinh lòng ham mê từ đó có ý thức về nghề nghiệp, việc làm trong tương lai.

- Đối với thanh niên, sinh viên: Động viên, cổ vũ, hỗ trợ hướng nghiệp tư vấn nghề, tư vấn chọn nơi làm việc khi ra trường; giúp cho sinh viên tự đánh giá nghề nghiệp và việc làm lâu dài, ổn định ngay tại địa phương.

- Đối với các tổ chức đoàn thể cần tổ chức thường xuyên các ngày hội tư vấn hướng nghiệp; ngày hội việc làm, hội chợ việc làm, các buổi đối thoại gặp gỡ doanh nghiệp để thanh niên có cơ hội hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về lao động và việc làm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Xác định nhu cầu và đáp ứng nhu cầu lao động về số lượng và chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp hiện nay. Luận văn “Nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” đã giải quyết được các vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Đồng thời, qua tìm hiểu kinh nghiệm tuyển dụng lao động của một số công ty như Công ty Cổ phần may Sơn Hà, Công ty TNHH Sứ Đông Lâm rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về xác định nhu cầu và đáp ứng nhu cầu lao động cho các công ty ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Nghiên cứu đã đánh giá tình hình thực tế thông qua thu thập số liệu thống kê tại các cơ quan quản lý, cũng như thu thập ý kiến của doanh nghiệp và người lao động về nhu cầu lao động. Nghiên cứu đưa ra những nhận xét sau: Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và sự mở rộng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố. Về chất lượng lao động, nhìn chung chất lượng tay nghề thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, số lượng lao động tuyển dụng được ngày càng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (năm 2016 đáp ứng 87%, năm 2017, 2018 đáp ứng khoảng 94%. Chất lượng lao động có tăng lên nhưng về cơ bản lao động vẫn phải đào tạo và đào tạo lại sau khi tuyển dụng với tỷ lệ lớn, người lao động chưa thực sự hài lòng về chế độ đãi ngộ của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh,… Với những kết quả thu được thông qua đánh giá thực trạng nhu cầu lao động trong các DNNKVNN ở thành phố Bắc Ninh là tiền đề để nghiên cứu đưa ra các giải pháp tại phần 4.

Trên cơ sở những định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động cho các DNNKVNN ở thành phố Bắc Ninh, nghiên cứu đã đề xất các giải pháp để tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp bao gồm: (1) Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nghề, dạy nghề cho người lao động; (2) Giải pháp về cơ chế,

chính sách và tăng cường quản lý nhà nước; (3) Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề đảm bảo đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tiễn; (4) Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề; (5) Đầu tư, mở rộng và phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố; (6) Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; (7) Tăng cường công tác tư vấn, định hướng nghề cho thanh niên.

5.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với Bộ Lao Động - Thƣơng Binh - Xã Hội

- Xây dựng chính sách đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, đồng thời hỗ trợ chi phí, đầu tư cho các Trung tâm DVVL khắc phục những yếu kém trong và ngoài công việc.

- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển đồng bộ có tính tổ chức của hệ thống Trung tâm DVVL công lập, các chế độ và đãi ngộ mang lại cần phải tối ưu hóa lợi ích của thành viên tại trung tâm từ đó nhận được sự cống hiến hết mình trong công việc từ họ.

- Đưa ra những khuyến cáo chế tài đối với các doanh nghiệp chưa thực sự trân trọng người lao động hay những Trung tâm DVVL làm việc không có tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 91)