4.5.1. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, dạy nghề cho ngƣời lao động
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi con người phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Quá trình giáo dục phải được tiến hành liên tục để người lao động có thể thích nghi được với những đổi mới của tiến bộ khoa học - công nghệ. Vừa qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh, quản lý khoa học - công nghệ có đổi mới,
thị trường khoa học - công nghệ được hình thành,đầu tư cho khoa học được nâng lên. Cùng với GDĐT, khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khoa học và công nghệ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh. Phát triển khoa học công nghệ để tạo tiền đề cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cần có sự phối hợp thông qua mô hình sau: Nhà trường - Nhà nước - Doanh nghiệp - Người lao động cụ thể:
+ Trường học đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường;
+ Nhà nước định hướng ưu tiên lao động vào những ngành mà doanh nghiệp cần và tạo lập hành lang pháp lý;
+ Đối với doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nhân lực thông qua 2 hình thức cụ thể là đào tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động lao động và nâng cao nhận thức về việc làm cho người lao động
- Ngành Giáo dục và ngành Lao động Thương binh và xã hội cùng với tổ chức Đoàn thanh niên cần phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường THCS và THPT để định hướng học sinh học nghề.
Để nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề, cần có nhiều giải pháp tích cực đối với hoạt động này. Cụ thể:
- Đối với các trường, trung tâm đã xây dựng xong chương trình đào tạo thì tiếp tục bổ sung và hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu thực tế, Những đơn vị chưa có chương trình phải tổ chức xây dựng theo đúng quy định. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thực hành, năng lực tự làm việc, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất. Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy và học để phát huy năng lực của giáo viên, tăng cường tính chủ động và tích cực của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để
tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất.
Trong quá trình phát triển, việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ðổi mới phương pháp dạy học trong trường dạy nghề là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn.
- Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: Đội ngũ giáo viên dạy nghề nhiệt huyết, có năng lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu về đào tạo nghề. Theo đó, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực thường xuyên được đưa vào các chiến lược Đào tạo nghề như một mục tiêu chiến lược và một giải pháp đột phá. Xây dựng đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên thực hành nghề có năng lực cần tính đến số giáo viên dạy nghề cần có (số lượng) cũng như hồ sơ năng lực và trình độ (chất lượng) cần thiết. Ngoài ra, các chứng nhận chính thức cần thiết để giảng dạy/ hướng dẫn học viên tham gia vào các chương trình Đào tạo nghề ở các trình độ Đào tạo nghề khác nhau cũng là một vấn đề rất quan trọng.
4.5.2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với lực lƣợng lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Đứng trước thực trạng lao động với chất lượng thấp, kỷ luật lao động yếu kém, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho chủ sử dụng lao động, cán bộ công đoàn, người lao động để nâng cao việc thực hiện pháp luật lao động là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để làm được điều này trước hết UBND thành phố, BQL các KCN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các DN, nhà đầu tư, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động. Cần có sự phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về lao động, về ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa đài truyền thanh địa phương, tờ rơi, pano, áp phích… Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động cần được đưa vào chương trình công tác hàng quý của BQL các Khu công nghiệp và Liên đoàn lao động. Bên cạnh nội dung về nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật lao động, cũng cần khuyến khích đưa thêm các nội dung tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa công nhân vào hoạt động quản lý doanh nghiệp và nội dung thỏa ước lao động tập thể ở các doanh nghiệp. Việc bồi dưỡng
nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng tổ chức các hoạt động về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp cũng cần được quan tâm hơn nữa. Ngoài ra việc xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình điểm về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến và kiến nghị xử phạt nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật lao động cần được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Công đoàn cấp trên cần định hướng cho công đoàn cơ sở định kỳ, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ nữ công, sinh hoạt cộng đồng, thi đua sản xuất giỏi, khéo tay hay làm… Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động tuyền thông, tư vấn chính sách BHXH, BHYT, BHTN trực tiếp cho công nhân vào “Tháng Công nhân” hàng năm. Bên cạnh đó cần tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện, giao lưu, sinh hoạt chuyên đề, hỏi đáp có thưởng về pháp luật, những quy định liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn; Luật BHXH, Luật BHYT… nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, các cấp Công đoàn đã chủ động tuyên truyền, phản ảnh tiếng nói người lao động trên các kênh thông tin của Công đoàn như: Bản tin Công đoàn, Chương trình Truyền hình, phát thanh Công đoàn, trang thông tin điện tử Công đoàn…
BQL các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cần kiên quyết yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm đối với các DN trong KCN. Đổi mới cách thức quản lý lao động để công tác quản lý lao động đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với các doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo sẽ áp dụng biện pháp: không hỗ trợ doanh nghiệp khi có tranh chấp lao động tập thể, cá nhân; thông qua quá trình thụ lý hồ sơ của doanh nghiệp thì đôn đốc, nhắc nhở; thực hiện chế độ kiểm tra đột xuất (khi cần thiết) để nắm bắt tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Bổ sung, kết hợp các hình thức đôn đốc công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp là: qua điện thoại, công văn gửi trực tiếp, hệ thống mail, báo cáo trực tuyến, tiếp và làm việc với cán bộ của doanh nghiệp thông qua việc giải quyết các thủ tục hành chính…
Thành phố cần coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng lao động là nhiệm vụ trọng tâm cần tháo gỡ và giải quyết. Thành phố cần bổ sung các chính sách theo hướng tăng kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xúc tiến thương mại…
UBND thành cần phố tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách về lao động và việc làm, đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân sách thành phố theo hướng tập trung vào cơ sở trọng điểm, nghành nghề trọng điểm. Thành phố cần đổi mới cách làm, bổ sung cơ chế chính sách với đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm của thành phố” theo hướng xây dựng chiến lược cho từng ngành, từng lĩnh vực; xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin lao dộng thành phố thông suốt đến cơ sở; xây dựng Chiến lược giải quyết việc làm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời thành phố cần tăng cường quản lý nhà nước bằng các chính sách liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố và chính sách cho người lao động trên địa bàn thành phố, xây dựng môi trường làm việc tốt cho người lao động: Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn môi trường làm việc tạo môi trường làm việc có sự hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định này của doanh nghiệp. Đồng thời, đôn đốc thành lập tổ chức Công đoàn, xây dựng thoả ước lao động, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người lao động. Môi trường làm việc tốt là cơ sở để người lao động yên tâm làm việc, giảm sự biến động lao động do sự chuyển dịch lao động giữa các doanh nghiệp
Cùng với việc xây dựng nhà ở cho người lao động, cần có giải pháp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ người lao động.
Đối với các cơ sở dạy nghề: Cần mở rộng, hỗ trợ và quản lý chặt chẽ việc dạy, học nghề cho lao động, đồng thời mở mang các cơ sở trung tâm dạy nghề liên kết với nước ngoài để người lao động sớm tiếp thu với trình dộ và sự tiên tiên trên thế giới. Cần ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động học nghệ, ủng hộ, tạo mọi điều kiện để mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút lao động đã qua đào tạo.
Cần tăng cường tính tự chủ của các cơ sở dạy nghề giúp các cơ sở dạy nghề phát huy tính năng động trong việc nâng cao năng lực đào tạo nghề.
4.5.3. Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn thực tiễn
chưa hợp lý, quy mô đào tạo còn nhỏ, phân tán, trình độ đào tạo còn thấp (chủ yếu là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên). Các cơ sở đào tạo nhìn chung đều thiếu thốn về cơ sở vật chất: trụ sở, lớp học, bộ máy quản lý, cán bộ giảng dạy, máy móc, trang thiết bị giảng dạy....
Sở LĐTBXH cần tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện rà soát, cơ cấu quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung chủ yếu của việc quy hoạch lại là xác định các cơ sở đào tạo nghề có đủ năng lực và điều kiện để phát triển một cách bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương.
Cụ thể như sau:
- Đối với các cơ sở đào tạo nghề có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động: UBND tỉnh ban hành cơ chế quản lý về chất lượng đào tạo và tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách để phát triển hoạt động dạy nghề trên địa bàn.
- Đối với các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động: UBND thành phố cần thực hiện việc tái cơ cấu và sắp xếp lại nhằm tăng quy mô đào tạo và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ sở này. Phương án khả thi là sáp nhập các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề theo địa bàn nhằm thành lập các cơ sở đào tạo nghề của từng khu vực có những đặc điểm tương đồng về địa lý, về dân cư và nhu cầu đào tạo. Bằng cách này, thành phố có thể đầu tư tập trung để phát triển các trung tâm dạy nghề này theo các định hướng riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác dạy nghề.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng có thể áp dụng các hình thức xã hội hoá đối với các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động nhằm huy động thêm các nguồn lực để phát triển hoạt động dạy nghề một cách có hiệu quả trên địa bàn thành phố.
- Đối với các cơ sở đào tạo nghề hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh phí: Thành phố tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo nghề có khả năng đa dạng hoá các hình thức đào tạo và bổ sung các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của thị trường. - Đối với các cơ sở đào tạo nghề do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động: Sở LĐTBXH cần tham mưu giúp UBND thành phố xây dựng đề án phát triển các cơ sở đào tạo nghề này theo một chiến lược rõ ràng và dài hạn. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải cho nhiều nghề dẫn đến hậu quả chỉ đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp,
không có khả năng đào tạo nghề chuyên sâu. Với những nghề trên địa bàn thành phố đã có các cơ sở đào tạo là các trường cao đẳng do các bộ ngành trung ương quản lý (đặc biệt là các nghề hàn, tiện, cơ khí, luyện kim...) thì thành phố không nên đầu tư phát triển cho các cơ sở đào tạo nghề mà nên thực hiện đào tạo theo hợp đồng ngắn hạn nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo. UBND thành phố cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để xác định các nghề mũi nhọn, trọng điểm để có chiến lược đầu tư, phát triển dài hạn.
Về nội dung đào tạo, cần đào tạo các ngành theo hướng phát triển kinh tế của thành phố trong giai đoạn hiện nay, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho người học nghề, chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề với nhau, giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào