2.2.1. Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam
2.2.1.1. Thực tiễn về nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước
làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2016) dự kiến số lao động làm việc trong doanh nghiệp đến 12/2017, khoảng 12,9 triệu người. Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp vẫn tập trung ở nhóm lao động trình độ thấp và một phần nhỏ đối với lao động có trình độ cao; còn lại hầu hết những lao động bậc trung lại ít có nhu cầu sử dụng.
Dự báo đến năm 2020 lực lượng lao động Việt Nam đạt khoảng 59,2 triệu người. Trong số 17 ngành kinh tế cấp I, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhanh lao động nhưng vẫn là ngành có số lượng lao động lớn nhất, dự báo đến năm 2020 có khoảng trên 20 triệu người làm việc trong ngành này (giảm gần 5 triệu người so với năm 2015); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được dự báo là ngành tập trung lao động đứng thứ hai, dự báo khoảng trên 9,7 triệu người (tăng hơn 2 triệu người so với năm 2016); ngành được dự báo có số lượng lao động lớn thứ ba là ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: khoảng 8,5 triệu người (tăng khoảng 1,8 triệu người so với năm 2016); ngành sử dụng nhiều lao động tiếp theo là xây dựng, dự báo đến năm 2020, lao động ngành xây dựng khoảng gần 5 triệu người (tăng khoảng 1,5 triệu so với năm 2016); lao động ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống dự báo khoảng 2,5 triệu lao động (tăng khoảng 300.000 so với năm 2016); ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc dự báo có khoảng 2,3 triệu lao động (tăng khoảng 400.000 so với năm 2016); hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm giảm gần 50% lao động (từ 0,73 triệu lao động năm 2015 xuống còn 0,36 triệu năm 2020)... Một số nhóm nghề dự báo có số lao động tăng cao năm 2020 so với năm 2015 như: Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị (tăng hơn 2 triệu người); nhà chuyên môn bậc cao (tăng 1,3 triệu người); Nhân viên dịch vụ và bán hàng (tăng 1,4 triệu người)... Những nhóm nghề giảm nhiều lao động như: Lao động giản đơn (giảm 2,6 triệu người); nhân viên văn phòng (giảm 670 người)...
Theo báo cáo của chuyên trang về thị trường lao động Việt Nam VietnamWorks, về tổng quan, nhu cầu tuyển dụng lao động trên toàn quốc liên tục tăng nhanh qua giai đoạn 2014-2018, đặc biệt năm 2018 nhu cầu tuyển dụng tăng 11% so với năm 2017 (Hình 2.1). Tuy nhiên, nguồn cung ứng lao động trực tuyến trong năm 2018 chỉ tăng 5% so với năm 2017. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của nguồn cung chỉ bằng gần một nửa số nguồn cầu.
Hình 2.1. Chỉ số công việc đăng tuyển theo từng năm
Trên thực tế, công việc dành cho người có kinh nghiệm vẫn đang thống trị trên thị trường tuyển dụng năm 2018, chiếm 72% nhu cầu tuyển dụng. Tiếp theo là công việc cho cấp quản lý chiếm 17%; sinh viên mới ra trường chiếm 8% và giám đốc chiếm 3%. Về nguồn cung lao động thì việc lao động có kinh nghiệm chiếm 73%, cấp trưởng phòng chiếm 18%; sinh viên mới ra trường chiếm 6% và giám đốc chiếm 3% (Hình 2.2).
Trong danh sách top 10 địa điểm có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì đứng đầu cả nước về nhu cầu tuyển dụng lao động, Bắc Ninh đứng thứ 6 cả nước về nhu cầu tuyển dụng lao động, điều này được thể hiện rất rõ với tốc độ tăng trưởng về kinh tế của Bắc Ninh.
2.2.1.2. Xu hướng lựa chọn việc làm của thanh niên hiện nay
Vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với những định hướng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề đặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp mới trong thanh niên, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường mới với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên.
Thực tế cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với những định hướng nghề nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động còn có nhiều mâu thuẫn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn còn tồn tại và vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy, khi đến tuổi lao động, hầu hết thanh niên đều mong muốn được đi học đại học, cao đẳng (86,5%), xu hướng này biểu hiện rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên, học sinh, sinh viên. Nhu cầu đi học nghề (57%) và đi lao động xuất khẩu (41,2%) cũng là một xu hướng của thanh niên hiện nay, trong đó tỷ lệ thanh niên nông thôn có nguyện vọng học nghề là cao (71,7%).
Xu hướng đi làm lao động phổ thông trong thanh niên không nhiều (21,3%). Nhiều thanh niên không đỗ vào các trường đại học, cao đẳng,… nhưng nhiều học sinh vẫn không muốn theo con đường học nghề. Trong khi ngành giáo dục đặt mục tiêu trong giai đoạn 2010 – 2020 phải thu hút 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung câp chuyên nghiệp, học nghề, nhưng các trường dạy nghề hàng năm vẫn không đủ chỉ tiêu. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên có xu hướng lựa chọn nhóm nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ lệ 67,9% số người được hỏi). Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm thanh niên học sinh (80.5%) và sinh viên (71,7%). Nghề làm cán bộ, công chức (48%) và công nhân (42.8%) cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo, trong đó, nhóm thanh niên viên chức và học sinh có xu hướng lựa chọn nghề làm cán bộ, công chức nhiều hơn. Nhóm thanh niên nông thôn và công nhân có xu hướng lựa chọn nghề công nhân lao động có kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cao nhiều hơn.
2.2.2. Kinh nghiệm về tuyển dụng lao động của một số công ty ngoài khu vực nhà nƣớc
2.2.2.1. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần May Sơn Hà
Công ty Cổ phần May Sơn Hà đóng tại Số 208 Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Tây. Công ty đóng trên địa bàn là nút giao thông thuận lợi, là nơi đầu mối giao lưu với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và một một số huyện của Tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty được thành lập từ năm 1969, với gần 40 năm hoạt động, hiện Công ty có tổng diện tích được sủ dụng là gần 22.000m2 với 02 dãy nhà văn phòng, 05 nhà xưởng. Ngoài ra, còn có nhà bảo vệ, nhà ăn ca cho công nhân, nhà để xe và 02 kho nguyên liệu, phụ liệu.
Chất lượng nguồn nhân lực luôn được đề cao ở Công ty Cổ phần May Sơn Hà, do vậy Công tác tuyển dụng của Công ty được quan tâm, đầu tư, các nội dung của Công tác tuyển dụng luôn được thực hiện nghiêm túc, khoa học. Kết quả đó được thể hiện ở chất lượng và số lượng đội ngũ lao động của Công ty, đội ngũ lao động của Công ty đủ về số lượng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao. Khi có những thay đổi Công ty đã kịp thời bổ sung và bố trí lao động một cách nhanh chóng, đáp ứng nhanh nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và biến động của thị trường. Quá trình tuyển dụng lao động tại Công ty được tiến hành như sau:
Phòng tổ chức hành chính kịp thời có kế hoạch tuyển mộ đáp ứng được nhu cầu nhân sự thực tế từng giai đoạn thời kỳ. Công ty đã phát huy nguồn nội lực của mình thông qua công tác tuyển mộ, đặc biệt có phương pháp tuyển mộ hợp lý là thông qua cán bộ công nhân viên Công ty – là phương pháp được Công ty sử dụng hiệu quả nhất trong thời gian qua. Công ty cũng đã áp dụng các phương pháp đăng báo trên báo địa phương, gửi thông báo tuyển đến các cụm dân cư, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn…Nguồn nhân lực địa phương dồi dào giúp Công ty thuận lợi trong việc lựa chọn người có đủ khả năng và phù hợp nhất với công việc đề ra.
Mặc dù kết quả đạt được từ công tác này là đáng kể song thực tế công tác này vẫn chưa được hoàn thiện. Nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ chưa được mở rộng: chưa có trường hợp nào Công ty tận dụng những lao động cũ của Công ty, hầu như nguồn tuyển mộ từ bên ngoài do nhận được thông tin tuyển người lao động trực tiếp đến dự tuyển hoặc do người quen giới thiệu, trong khi
đó trên địa bàn có rất nhiều cơ sở đào tạo dạy nghề và trường nghề là những nơi có thể cung cấp nguồn nhân sự được đào tạo hệ thống giúp Công ty có nhiều cơ hội có được những lao động giỏi.
Việc tuyển mộ xảy ra khi thực tế phát sinh thiếu lao động, như vậy Công ty vẫn đang ở thế bị động trong việc tuyển mộ, vẫn chưa có nghiên cứu, theo dõi biến động nhân sự để có những dự báo chuẩn xác với những biến động đó và thích ứng tốt với sự thay đổi của thị trường…từ đó có kế hoạch tuyển mộ khoa học hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác tuyển chọn lao động, Công ty đã rất chú trọng đến công tác tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ hợp lý như thông qua cán bộ nhân viên của Công ty - đây là phương pháp tuyển mộ đã được Công ty sử dụng một cách hiệu quả trong thời gian qua, ngoài ra công ty còn tiến hành tuyển dụng thông qua quảng cáo, thông báo trực tiếp đến người lao động trên địa bàn…do đó số lượng người tuyển mộ được thường xuyên vượt quá nhu cầu tuyển dụng của Công ty rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn được những người có khả năng và phù hợp nhất.
Đối với công tác tuyển chọn, ngay từ khi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ Công ty đã tiến hành kiểm tra, phân loại hồ sơ thuận tiện cho việc sử dụng sau này, loại đi những hồ sơ không đủ tiêu chuẩn, không rõ ràng.
Việc phỏng vấn các ứng cử viên cũng được Công ty tiến hành rất nghiêm túc, có thể do bộ phận tuyển dụng thực hiện hoặc có thể do giám đốc Công ty trực tiếp phỏng vấn. Quá trình phỏng vấn chủ yếu tập trung kiểm tra trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ vì hiẹn nay yêu cầu này là những yêu cầu không thể thiếu được, đặc biệt Công ty lại có rất nhiều khách hàng nước ngoài nên yêu cầu này lại càng trở nên cần thiết và quan trọng.Bên cạnh đó, qua quá trình phỏng vấn cũng phần nào xác định được tính cách, nhận thức, nưng lực, quan niệm sống, ý chí phấn đấu trong công việc của ứng cử viên để việc tuyển dụng đạt hiệu quả, tuyển đúng người, đúng việc (Nguyễn Trường Sơn, 2016).
2.2.2.2. Kinh nghiệm về tuyển dụng lao động tại Công ty TNHH Sứ Đông Lâm
Công ty TNHH Sứ Đông Lâm Doracera được thành lập ngày 02 tháng 9 năm 1995 theo Quyết định số 13 ngày 19 tháng 9 năm 1996 của UBND huyện Tiền Hải.
xuất nhỏ với số lượng công nhân 150 người, nhưng đã nhanh chóng trưởng thành nhờ nắm bắt được những nhu cầu phát triển của xã hội; Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và ngày càng nâng cao được vị thế, uy tín trên thị trường. Đến nay số lượng CBCN của Công ty đã tăng gấp 5 lần và sản lượng hàng năm đạt gần 1000.000 sản phẩm sứ vệ sinh, trên 5000.000 sản phẩm sứ dân dụng và sứ mỹ nghệ với chất lượng cao. Công ty có đội ngũ Cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, khéo tay, cần cù, sáng tạo. Để có được đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy là nhờ Công ty đã đặc biệt đề cao, coi trọng vai trò công tác tuyển dụng lao động.
Khi Công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động, ngoài phương pháp tuyển dụng thông qua hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm hay các trung tâm giới thiệu việc làm…Công ty thường sử dụng phương pháp đăng thông tin tuyển dụng trên internet, trên báo địa phương, gửi thông báo tuyển đến các cụm dân cư, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn…Nguồn nhân lực địa phương và các tỉnh lân cận dồi dào giúp công ty thuận lợi trong việc lựa chọn người có đủ khả năng và phù hợp nhất với công việc đề ra. Ưu điểm của phương pháp này là thông tin tuyển dụng đến được nhiều người và hạn chế được những bất cập trong tuyển dụng. Trong phần đăng tin tuyển dụng, doanh nghiệp thường đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cũng như những đãi ngộ, tiền lương, điều kiện làm việc rất chi tiết kèm theo những hướng dẫn cụ thể về thủ tục tuyển dụng. Khi có những thay đổi công ty đã kịp thời bổ sung và bố trí lao động một cách nhanh chóng, đáp ứng nhanh nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và biến động của thị trường.
Bên cạnh đó, Công ty cũng ưu tiên những lao động có kinh nghiệm, cho rằng, nếu người lao động có bề dày kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực cần tuyển, họ có thể bắt tay vào làm việc ngay, hòa nhập với công việc mới dễ dàng, không tốn nhiều thời gian, chi phí… Đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo bởi chính sách đãi ngộ thỏa đáng của Công ty, giúp người lao động muốn gắn bó làm việc lâu dài với Công ty.
Cùng với đó là việc Công ty rất tích cực trong việc tham gia các vấn đề an sinh xã hội của địa phương đặc biệt là nơi mà công nhân, người lao động của Công ty sinh sống. (Phạm Bá Thắng, 2017).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
kinh nghệm tuyển dụng và sử dụng lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cho ta thấy được tầm quan trọng về vấn đề lao động của doanh nghiệp, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải có một chiến lược sử dụng lao động, vì vấn đề lao động là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó nâng cao chất lượng nguồn lao động là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp đồng bộ, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Thứ hai: Các doanh nghiệp NKVNN phải có các chính sách, chế độ đối với người lao động bởi vì chính các chính sách, chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đối với người lao động có quyết định gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hay không. Bên cạnh đó việc quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của người lao động cũng phải được quan tâm như việc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp phải đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân, trường học cho con em của công nhân hay các khu thiết chế văn hóa… từ đó mà người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.
Thứ ba: Việc thu hút nguồn lao động từ các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề khá hiệu quả, không mất quá nhiều chi phí, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa tích cực với cộng đồng. Điều này góp phần xây dựng được hình ảnh đẹp cho Công ty đồng thời cũng sẽ kết hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả tuyển dụng, giúp mang lại nguồn lao động phong phú và hiệu quả.
Thứ tư: các công ty cần kết hợp nguồn tuyển dụng tại chỗ (tuyển dụng từ nội bộ) và tuyển dụng từ nguồn bên ngoài. Mỗi nguồn tuyển dụng đều có ưu