Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp

4.5.4. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề

Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Tiến hành khuyến khích các hình thức dạy nghề trong các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế- xã hội. Đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp. Để quá trình đào tạo nghề có thể diễn ra thuận lợi cần có sự đầu tư lớn của tất cả các thành phần kinh tế, của tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, đặc biệt Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư trang bị cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở đào tạo nghề, nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, cho xuất khẩu lao động và cho những vùng khó khăn; đồng thời tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề; … Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội vì vậy phải huy động, khơi dậy năng lực của toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp dạy nghề. Đào tạo nghề không chỉ bó hẹp trong các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề mà còn được thực hiện rộng rãi trong sản xuất, trong cộng đồng và công việc của toàn xã hội. Chiến lược đào tạo nghề cần thiết sức mạnh cao nhất của toàn xã hội tham gia.

Thành phố Bắc Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và các cá nhân đầu tư cho dạy nghề; Tăng cường hình thức dạy nghề tại các doanh nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập trường, trung tâm dạy nghề hoặc cấp phép trực tiếp cho các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, khuyến khích các hình thức dạy nghề gắn với việc làm tại các doanh nghiệp.

Thành phố Bắc Ninh huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển đào tạo nghề, ưu tiên các dự án nước ngoài để đầu tư phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình học liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ vay vốn ưu đãi, chính sách thuế, đất đai theo quy định của pháp luật cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề hợp tác với các trường đào tạo nghề ở các nước phát triển và trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy

4.5.5. Đầu tƣ, mở rộng và phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố

Không thể phủ nhận vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm trong việc làm cầu nối giữa người lao động và người lao động. Các trung tâm này đã giới thiệu việc làm cho hàng nghìn người lao động, tư vấn học nghề để họ có được công việc ổn định, tìm được việc làm phù hợp. Ngoài sinh viên, lao động thì trung tâm còn tư vấn hướng nghiệp cho hơn hàng triệu học sinh phổ thông đang học tập trên địa bàn thành phố. Trung tâm giới thiệu việc làm còn giới thiệu cho lao động những công việc theo từng thời điểm của thị trường lao động hiện nay để giới thiệu những công việc phù hợp, thường xuyên tăng cường tổ chức ngày hội việc làm để các thanh niên trên địa bàn tới tham dự và định hướng cho mình một công việc làm phù hợp từ đó tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động.

Do vậy để đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới thì việc tất yếu cần đầu tư, mở rộng và phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố.

Các giải pháp cụ thể nhằm đầu tư, phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh như sau:

Một, xây dựng chế độ chính sách cho cán bộ trung tâm. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác giới thiệu việc làm vừa cần có kiến thức kinh tế xã hội tổng hợp, vừa cần có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ lao động xã hội, đồng thời phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Do vậy cần trang bị cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm kiến thức về tổ chức quản lý trung tâm, kiến thức về đón tiếp, khai thác khách hàng. Quá trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên Trung tâm cần chú ý đến các nội dung, phương pháp hoạt động giới thiệu việc làm. Cần xây dựng chính sách rõ rang đối với các cán bộ nhân viên trung tâm như chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm, chế độ bồi dưỡng, đào tạo,…Cán bộ Trung tâm cũng cần được thường xuyên tập huấn nhằm bổ sung kiến thức.

Hai, cần đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho Trung tâm giới thiệu việc làm khang trang để Trung tâm phát huy tối đa vai trò nhiệm vụ của mình, là cầu nối hữu hiệu cho người lao động trên địa bàn thành phố và các doanh nghiệp. Cụ thể đầu tư nâng cấp, xây dựng văn phòng mới, trụ sở làm việc của Trung tâm để đáp ứng được yêu cầu hoạt động và quy định của pháp luật như: diện tích sử dụng cho từng bộ phận tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, dạy nghề,…; đầu tư nâng cấp nhà xưởng cho hoạt động dạy nghề; …

4.5.6. Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động

Mặc dù phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN tuyển dụng lao động… đã được tỉnh, các cơ quan đào tạo quan tâm, song vấn đề khan hiếm lao động vẫn diễn ra, đặc biệt là những tháng đầu năm nay, ảnh hưởng không nhỏ đến sức sản xuất của doanh nghiệp.

Nguồn lao động luôn là đề tài nóng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công không chỉ trong sản xuất kinh doanh, mà cả trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh là một việc làm cấp thiết hiện nay.

Trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN, thành phố Bắc Ninh đang gặp phải vấn đề sự thiếu hụt nguồn lao động, kể cả lao động phổ thông. Sớm nhận định được tình hình này, thành phố Bắc Ninh đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh như: giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đánh giá tác động môi trường, vay vốn, giám sát các chủ đầu tư hạ tầng

các KCN khẩn trương xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (nhà ở công nhân, khu vui chơi giải trí trong các KCN, đường, trường học, bệnh xá, trạm xử lý nước thải, hệ thống cấp nước sạch…) để giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời giới thiệu và hỗ trợ các dịch vụ phục vụ sản xuất, đào tạo và tuyển dụng lao động.

Tuy nhiên, tình trạng lao động không ổn định, di chuyển giữa các doanh nghiệp trong KCN hay bỏ việc do thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt chưa đáp ứng mong muốn… vẫn diễn ra, dẫn đến chỗ thiếu thì vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn cứ thừa, gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã tuyển đủ số lao động cần thiết song vẫn phải thường xuyên đăng thông báo, tổ chức tuyển dụng lao động mới. Nguyên nhân do những lao động đã được tuyển dụng sau một thời gian chuyển sang doanh nghiệp khác, hoặc bỏ việc do không đáp ứng cường độ lao động, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, số khác lại không đáp ứng về trình độ nên bị loại…

Thiếu lao động, một số doanh nghiệp đưa ra chế độ đãi ngộ lớn hơn để thu hút lao động, dẫn đến biến động lớn về lao động trong các KCN trên địa bàn thành phố, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đình công, lãn công làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Để hạn chế tình trạng này, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các ngành chức năng, cùng với chính quyền các cấp cần giải quyết tốt các vấn đề: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động trong thực hiện chính sách pháp luật lao động của Việt Nam, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Phát triển hoạt động tham gia sàn giao dịch lao động-việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động cho doanh nghiệp. Cải thiện môi trường làm việc trong các KCN trên địa bàn thành phố, đi đôi với mở rộng hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng và liên kết hỗ trợ tuyển dụng lao động giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát huy được năng lực, sở trường của từng người. Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Cùng với các giải pháp hỗ trợ tuyển dụng lao động cần triển khai thực hiện đề án nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhất là của các

doanh nghiệp FDI, chú trọng đào tạo tay nghề kết hợp với đào tạo phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo vào địa bàn.

UBND thành phố Bắc Ninh khuyến khích thu hút các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng lao động có tay nghề. Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải thuộc nhóm ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đóng góp ngân sách lớn và thực hiện tốt chế độ an sinh xã hội cho người lao động.

Ngoài ra, do nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp lớn, Ban Quản lý các KCN còn định hướng cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động ở các tỉnh lân cận cách thành phố khoảng 15 - 20 km, theo hình thức bố trí xe đưa đón công nhân đi làm. Cách làm này sẽ giảm sức ép về thiếu lao động cho các doanh nghiệp và nâng cao được hiệu quả thu hút đầu tư.

Bằng sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành chức năng, hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ đó, số lượng lao động qua các năm đều có sự tăng trưởng nhanh, điều đó đã chứng minh sự phát triển và gia tăng về số lượng doanh nghiệp đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp.

Thời gian qua, mỗi doanh nghiệp áp dụng các hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng, thực hiện việc tuyển dụng theo các phương thức khác nhau. Hình thức thông tin tuyển dụng được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến là qua hệ thống thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài phát thanh của các địa phương, sàn giao dịch việc làm. Có doanh nghiệp trực tiếp tổ chức các buổi hội thảo với chính quyền địa phương để thực hiện việc cung cấp thông tin tuyển dụng lao động. Để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng lao động thì cần tư vấn cho doanh nghiệp về công tác tuyển dụng. Thực chất của công tác tư vấn doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động là nhằm giúp các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Để thực hiện tốt công tác tư vấn tuyển dụng cho doanh nghiệp trước hết cần hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tuyển dụng lao động. Đồng thời phải

cung cấp cho họ những thông tin chính xác về nguồn lao động từ các địa phương. Trên hai nguồn thông tin trên, tư vấn cho doanh nghiệp về địa điểm có thể liên hệ tuyển dụng, các hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng…

4.5.7. Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, định hƣớng nghề cho thanh niên

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng, triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên trên cả nước nói chung, địa bàn thành phố Bắc Ninh nói riêng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của một bộ phận thanh niên và xã hội về đào tạo nghề, tạo việc làm, nghề nghiệp chưa đầy đủ; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên còn nhiều hạn chế.Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên có xu hướng tăng; chất lượng việc làm chưa cao, thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, năng suất lao động thấp.

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quý I/2018 cả nước có 1,064 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,2%; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,25%. Trong giai đoạn tới đây, cơ cấu lao động trẻ tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm trong nông nghiệp; có xu hướng di chuyển lao động tự do, thu hẹp khu vực công, mở rộng khu vực tư ở tất cả các lĩnh vực; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tiếp tục là mối quan tâm xã hội lớn của thanh niên.

Nhằm đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, từ năm 2006 đến nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tập trung đầu tư nâng cao năng lực cho hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của Trung ương Đoàn thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Thời gian qua, tại thành phố Bắc Ninh triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của một bộ phận thanh niên và xã hội về đào

tạo nghề, tạo việc làm, nghề nghiệp chưa đầy đủ; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên còn nhiều hạn chế.Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên có xu hướng tăng; chất lượng việc làm chưa cao, thiếu việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên, năng suất lao động thấp.

Giai đoạn 2016 – 2018, các Trung tâm trên địa bàn thành phố đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm khoảng 30% số lao động. Các Trung tâm không ngừng đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, chú trọng tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp. Ngoài ra, các Trung tâm cũng chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm dành riêng thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong các nhà trường phổ thông, các cơ sở đào tạo; …

Bên cạnh đó, nhằm định hướng cho công tác đào tạo cũng như lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)