Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.3.Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn

4.5. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp

4.5.3.Quy hoạch quản lý các cở sở đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn

thực tiễn

chưa hợp lý, quy mô đào tạo còn nhỏ, phân tán, trình độ đào tạo còn thấp (chủ yếu là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên). Các cơ sở đào tạo nhìn chung đều thiếu thốn về cơ sở vật chất: trụ sở, lớp học, bộ máy quản lý, cán bộ giảng dạy, máy móc, trang thiết bị giảng dạy....

Sở LĐTBXH cần tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện rà soát, cơ cấu quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung chủ yếu của việc quy hoạch lại là xác định các cơ sở đào tạo nghề có đủ năng lực và điều kiện để phát triển một cách bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương.

Cụ thể như sau:

- Đối với các cơ sở đào tạo nghề có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động: UBND tỉnh ban hành cơ chế quản lý về chất lượng đào tạo và tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách để phát triển hoạt động dạy nghề trên địa bàn.

- Đối với các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động: UBND thành phố cần thực hiện việc tái cơ cấu và sắp xếp lại nhằm tăng quy mô đào tạo và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ sở này. Phương án khả thi là sáp nhập các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề theo địa bàn nhằm thành lập các cơ sở đào tạo nghề của từng khu vực có những đặc điểm tương đồng về địa lý, về dân cư và nhu cầu đào tạo. Bằng cách này, thành phố có thể đầu tư tập trung để phát triển các trung tâm dạy nghề này theo các định hướng riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác dạy nghề.

Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng có thể áp dụng các hình thức xã hội hoá đối với các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động nhằm huy động thêm các nguồn lực để phát triển hoạt động dạy nghề một cách có hiệu quả trên địa bàn thành phố.

- Đối với các cơ sở đào tạo nghề hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh phí: Thành phố tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo nghề có khả năng đa dạng hoá các hình thức đào tạo và bổ sung các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của thị trường. - Đối với các cơ sở đào tạo nghề do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động: Sở LĐTBXH cần tham mưu giúp UBND thành phố xây dựng đề án phát triển các cơ sở đào tạo nghề này theo một chiến lược rõ ràng và dài hạn. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải cho nhiều nghề dẫn đến hậu quả chỉ đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp,

không có khả năng đào tạo nghề chuyên sâu. Với những nghề trên địa bàn thành phố đã có các cơ sở đào tạo là các trường cao đẳng do các bộ ngành trung ương quản lý (đặc biệt là các nghề hàn, tiện, cơ khí, luyện kim...) thì thành phố không nên đầu tư phát triển cho các cơ sở đào tạo nghề mà nên thực hiện đào tạo theo hợp đồng ngắn hạn nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo. UBND thành phố cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để xác định các nghề mũi nhọn, trọng điểm để có chiến lược đầu tư, phát triển dài hạn.

Về nội dung đào tạo, cần đào tạo các ngành theo hướng phát triển kinh tế của thành phố trong giai đoạn hiện nay, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho người học nghề, chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề với nhau, giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề, kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo nghề và chương trình đào tạo nghề trọng điểm. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động trực tiếp và hỗ trợ các chương trình đào tạo có địa chỉ tại các trường dạy nghề cung cấp lao động cho các Khu công nghiệp, hoàn thiện chính sách thu hút lao động là người địa phương về làm việc tại các doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhu cầu lao động của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 89)