Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngoài nước trên địa
4.2.3. Đánh giá công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
* Về việc thực hiện các quy định về tuyển dụng
Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện môt số điều của Nghị định số 03/2-14/NĐ - CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm thay thế cho Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điêu của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính Phủ về tuyển lao động quy định về thủ tục, trình tự tuyển lao động. Theo điều 5, điều 6, điều 7 của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm…quy định thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp phải thông báo công khai thông tin tuyển dụng thông qua các hình thức: Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo số lao động với Sở Thương binh và Xã hội.
Như vậy, thông qua các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ về việc tuyển lao động tại các doanh nghiệp, BQL các KCN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng nhắm bắt được tình hình số lao động của các DN, thông tin, yêu cầu tuyển dụng của các DN từ đó có các chính sách quản lý, hỗ trợ DN tuyển dụng lao động phù hợp với tình hình lao động ở địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động tại KCN.
* Đánh giá về các hình thức hỗ trợ tuyển dụng
Bảng 4.17. Các hình thức hỗ trợ tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc
Chỉ tiêu Đánh giá
Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ DN liên kết với các trường dạy nghề 18 18 Bổ sung thông tin về tuyển dụng LĐ của DN vào
chương trình hướng nghiệp 22 22
Hỗ trợ DN chi phí xây dựng trang web 30 30 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019) Kết quả khảo sát trên cho thấy, việc hỗ trợ các DNNKVNN trong công tác tuyển dụng còn rất hạn chế, với 18% số ý kiến được hỏi nhận định “Hỗ trợ DN liên kết với các trường dạy nghề”, 22 % ý kiến được hỏi cho rằng “Bổ sung thông tin về tuyển dụng LĐ của DN vào chương trình hướng nghiệp”, 30% số ý kiến được hỏi đồng ý với ý kiến “Hỗ trợ DN chi phí xây dựng trang web”.
* Đánh giá về hoạt động thông báo tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp bao gồm các thông tin về: Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển; loại hợp đồng dự kiến giao kết, mức lương dự kiến, điều kiện làm việc cho từng vị trí công việc. Các DNNKVNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã thực hiện tốt công tác thông tin tuyển dụng theo quy định của Chính phủ. Kết quả đánh giá thể hiện qua
Bảng 4.18. Thông báo thông tin tuyển dụng của các Doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
đánh giá NLĐ đánh giá
SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Niêm yết ở cổng DN 100 100 250 100 Thông báo trên trang web
tuyển dụng 76 76 220 88
Thông báo trên đài phát
thanh địa phương 32 32 55 22
Thông qua sàn giao dịch việc
làm ở thành phố 50 50 125 50
Kết quả đánh giá của BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh cho thấy, 100% các DN ở KCN Quế Võ dán niêm yết thông báo tuyển dụng lao động tại cổng DN. Thông báo tuyển dụng lao động cho các DN trên trang web tuyển dụng, giới thiệu việc làm góp phần hạn chế chi phí đăng ký tuyển dụng của người lao động, giúp người lao động nhanh chóng tiếp cận thông tin tuyển dụng của các DN, có 76,08% DNTN và 88,5% DN FDI thông tin tuyển dụng trên trang web, tuy nhiên, với phương thức tuyển dụng này chủ yếu phục vụ cho công tác tuyển dụng LĐ có chuyên môn kỹ thuật, đòi hỏi NLĐ phải có phương tiện, thiết bị thông tin kết nối internet, nên với LĐPT khả năng tiếp cận thông tin tuyển dụng còn hạn chế.
Qua khảo sát cho thấy phương thức thông tin tuyển dụng được các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu là niêm yết tại cổng doanh nghiệp (100% số ý kiến kiến được hỏi lựa chọn), rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức Thông báo trên trang web tuyển dụng (76% số cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp lựa chọn, 88% người lao động tại các doanh nghiệp lựa chọn). Hình thức Thông báo trên đài phát thanh địa phương còn hạn chế (chỉ có 32 % cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp lựa chọn, 22% người lao động tại các doanh nghiệp lựa chọn). Hình thức Thông qua sàn giao dịch việc làm ở thành phố được 50% số ý kiến được hỏi lựa chọn.
Thông báo tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên trang web tuyển dụng, giới thiệu việc làm góp phần hạn chế chi phí đăng ký tuyển dụng của người lao động, giúp người lao động nhanh chóng tiếp cận thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Với đa hình thức thông tin tuyển dụng đòi hỏi các nhà quản lý, bộ, ban ngành cần có các quy chế, ban hành các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thông qua việc tuyển dụng lao động, đồng thời quản lý được thông tin, tình hình lao động tại các DN nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và NSDLĐ, hạn chế các tranh chấp lao động, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thông tin tuyển dụng của các DN. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động các cơ quan quản lý đã phối hợp, giải quyết các vấn đề: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động trong thực hiện chính sách pháp luật lao động của Việt Nam, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Phát triển hoạt động tham gia sàn giao dịch lao động - việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động cho doanh nghiệp. Cải thiện môi trường làm việc trong các KCN, đi đôi với mở rộng hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng và liên kết hỗ trợ
tuyển dụng lao động giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát huy được năng lực, sở trường của từng người. Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
* Đánh giá về thông tin tuyển dụng
Số liệu điều tra cho thấy, 80% ý kiến của NLĐ cho rằng thông tin tuyển dụng là rõ ràng, dễ hiểu. Phương thức ra thông báo dễ tiếp cận, vì các thông báo tuyển dụng, yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ học vấn, sức khỏe được các DN thông báo tại cổng DN, trên các trang web của BQL các KCN, thông báo trên đài, ti vi, kênh truyền hình địa phương, có 86,4% ý kiến của LĐ cho rằng tiếp cận thông tin tuyển dụng là dễ dàng, còn lại 13,6% ý kiến của LĐ cho rằng phương thức ra thông báo khó tiếp cận bởi việc thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng vào những khung giờ, thời gian người lao động bận công việc cá nhân, gia đình, không theo dõi trực tiếp được.
Xét về hình thức tuyển dụng, có nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau tùy từng vị trí công việc, đặc thù ngành sản xuất của các DN khác nhau mà hình thức và tiêu chuẩn tuyển dụng khác nhau. Kết quả đánh giá của NLĐ tại các DN cho thấy, có 72% ý kiến của NLĐ cho rằng hình thức tuyển dụng đơn giản, phù hợp với năng lực của người dự tuyển bởi những công việc này chủ yếu tuyển LĐPT, thao tác công việc đơn giản. Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng hình thức tuyển dụng còn phức tạp, chưa phù hợp, tỷ lệ ý kiến là 27,2%. Theo ý kiến của NLĐ cho rằng, chủ yếu tuyển dụng ở bộ phận sản xuất, trong quá trình thi tuyển, có một số câu hỏi lý thuyết, NLĐ chủ yếu tập trung vào các thao tác sản xuất nên xuất hiện câu hỏi lý thuyết trong quá trình thi tuyển là phức tạp. Với các lao động có trình độ CMKT nên khi tuyển dụng, nhà quản lý yêu cầu khá cao từ việc thi lý thuyết tới thi tay nghề, đòi hỏi các lao động ứng tuyển phải vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tỉ mỉ. Tiêu chuẩn tuyển dụng khác nhau ở các DN, các vị trí, số ý kiến của NLĐ cho rằng tiêu chuẩn tuyển dụng khắt khe, phức tạp ở DN là 20% bởi có một số công việc nam có thể làm được tuy nhiên nhà tuyển dụng lại yêu cầu chỉ tuyển nữ nên có nhiều lao động nam không được tuyển. Số ý kiến đánh giá tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với công việc của NLĐ ở DN là 74%. Điều đó cho thấy, công tác tuyển
dụng của các DN tương đối phù hợp với nguồn lao động hiện nay.
Nhìn chung công tác tuyển dụng tại các DNNKVNN được đánh giá ở mức độ khá, với khoảng 70-80% người lao động đánh giá tốt về công tác tuyển dụng (Bảng 4.19).
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá của ngƣời lao động về công tác tuyển dụng
Chỉ tiêu NLĐ đánh giá
SL (ngƣời) Tỷ lệ (%)
1. Thông tin tuyển dụng
- Thông tin rõ ràng, dễ hiểu 200 80,00
- Thông tin không rõ ràng 50 20,00
2. Phương thức ra thông báo 0,00
- Dễ tiếp cận vì được phát trên đài, báo, tivi… 216 86,40
- Khó tiếp cận 34 13,60
3. Hình thức tuyển dụng 0,00
- Đơn giản, phù hợp năng lực của người dự tuyển 182 72,80
- Phức tạp, chưa phù hợp 68 27,20
4. Tiêu chuẩn tuyển dụng 0,00
- Khắt khe, phức tạp 50 20,00
- Phù hợp với công việc 185 74,00
- Đơn giản 15 6,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ