Hợp đồng và nghiệm thu tưới tiêu trên toàn huyện Thanh Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 71 - 72)

Vụ 2013 2014 2015 Thanh lý HĐ Tỉ lệ hoàn thành (%) Thanh lý HĐ Tỉ lệ hoàn thành (%) Thanh lý HĐ Tỉ lệ hoàn thành (%) Đông Xuân 7,21 6,68 92,65 6,68 6,68 100 6,68 6,68 100 Vụ Mùa 7,30 6,61 90,55 6,61 6,59 99,70 6,59 6,59 100 Màu 1,86 0,89 47,85 1,61 1,02 63,35 1,02 0,71 69,61 NTTS 0,19 0,18 94,74 0,18 0,18 100 0,18 0,18 100 Tổng cộng 16,56 14,36 86,71 15,08 14,47 95,95 14,47 14,16 97,86

Nguồn: Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm (2016)

Qua bảng 4.5 nhận thấy diện tích tưới tiêu có xu hướng giảm qua các năm đó là do thực hiện Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thống kê, kiểm kê diện tích đất đai, huyện Thanh Liêm đã tiến hành công tác điều tra, đo đạc lại diện tích đất đai để cấp bìa đất cho các hộ gia đình. Qua số liệu điều tra, đo đạc về diện tích đất nông nghiệp so với diện tích thực tế của các địa phương đều giảm xuống do một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng với mục đích khác.

Do ảnh hưởng của đợt mưa cuối tháng 10 năm 2013 đã làm hư hỏng nhiều công trình nghiêm trọng. Có nhiều đoạn đã bị xói lở với khối lượng lớn. Năm 2013 thời tiết diễn ra khá phức tạp, từ đầu vụ Đông Xuân rét đậm rét hại kéo dài không những ảnh hưởng xấu tới cây trồng mà còn gây khó khăn cho công tác tưới tiêu. Bước sang vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn, vào giai đoạn phục vụ nước tưới cho lúa trổ mực nước trên các triền sông xuống rất thấp, đặc biệt là nguồn nước tạo nguồn của hệ thống sông Đáy, nhưng với sự điều tiết linh hoạt của các cống điều tiết trong hệ thống bổ sung nguồn nước chống hạn kịp thời, giải quyết được hạn hán phục vụ cấp nước tưới kịp thời. Tỷ lệ hoàn thành chiếm khoảng 92,65% vụ Đông Xuân và vụ Mùa chiếm 90,55%.

Năm 2014, nhìn chung diện tích hợp đồng tưới tăng, ngoài ra trong quá trình tưới còn khai thác thêm được những diện tích chưa đưa vào hợp đồng, vụ Đông Xuân đạt 100%, vụ Mùa đạt 99,70%. Tuy nhiên, diện tích phục vụ làm màu chỉ đạt 63.35% so với hợp đồng.

Năm 2015, khi công tác quy hoạch đất đai cơ bản hoàn thành thì diện tích hợp đồng tưới tăng lên khá nhiều. Bên cạnh đó Công ty đã đầu tư kinh phí nâng cấp một số đoạn kênh nên tưới thêm được phần diện tích tăng thêm do trước đây không có nước để sản xuất lúa mà chỉ sử dụng để trồng màu.

4.2.3.2. Tình hình sửa chữa công trình hàng năm

Các công trình thủy lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi qua các khu dân cư nên ngoài tác động thường xuyên của thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, còn chịu tác động trực tiếp của con người. Để phát huy hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cây trồng vật nuôi và dân sinh thì các công trình cần được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nhất là vấn đề nạo vét kênh mương, đặc biệt là đối với kênh đất. Để phát huy hiệu quả phục vụ từ các công trình thủy lợi cũng như để bảo vệ công trình, trong những năm qua Công ty KTCTTL Nam Hà Nam (nay là Công ty KTCTTL tỉnh Hà Nam) đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm trong 3 năm gần đây, thể hiện qua bảng 4.6.

Đối với kênh mương hoạt động sửa chữa được tiến hành là nạo vét, đắp đất và kiên cố; đối với trạm bơm là nạo vét bể hút, đào đắp bể xả và sửa chữa hư hỏng; đối với cống điều tiết là nạo vét thông cống, sửa chữa cánh cống…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)