Kết quả và hiệu quảquản lý sử dụng công trình thuỷ lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 79 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn

4.2.4. Kết quả và hiệu quảquản lý sử dụng công trình thuỷ lợi

4.2.4.1. Công tác quản lý

Do ít có sự tham gia của cộng đồng nên hiệu quả phục vụ tưới thực tế thấp so với thiết kế của việc kiên cố hóa kênh mương, cụ thể biểu hiện qua bảng 4.12

25% 20%

Tất cả các chỉ tiêu thiết kế so với thực tế đều không đạt yêu cầu, đây cũng thể hiện sự lỏng lẻo trong quản lý của địa phương.

Bảng 4.12. Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương

TT Diễn giải ĐVT Thiết kế Thực tế Lượng giảm A Liêm Thuận 1 Chiều rộng m 0,75 0,74 -0,01 2 Chiều cao m 0,90 0,88 -0,02 3 Mức phục vụ % 100,00 97,0 -3,00 B Thanh Thuỷ 1 Chiều rộng m 1,00 0,96 -0,04 2 Chiều cao m 1,00 0,97 -0,03 3 Mức phục vụ % 100,00 94,60 -5,40 C Thanh Tâm 1 Chiều rộng m 0,90 0,88 -0,02 2 Chiều cao m 1,00 0,97 -0,03 3 Mức phục vụ % 100,00 97,00 -3,00

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Qua thực tế điều tra các cán bộ tại các xã cho thấy, thực tế thực hiện kiên cố hoá kênh mương đều thấp hơn so với thiết kế. Qua nghiên cứu cũng cho thấy, cộng đồng hưởng lợi rất muốn tham gia vào quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi nói chung và việc kiên cố hóa kênh mương nói riêng.

Cung cấp nước của Xí nghiệp Thuỷ nông

Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích cung cấp nước của Xí nghiệp thuỷ nông cho các xã Liêm Thuận, Thanh Thuỷ và Thanh Tâm có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Ngoài việc đáp ứng cho các diện tích tưới chủ động được tăng lên, các diện tích chủ động một phần và tạo nguồn cũng tăng lên đáng kể.

Tại Liêm Thuận, diện tích được tưới chủ động hoàn toàn đạt tốc độ phát triển bình quân cao nhất khoảng 8,88%/năm, trong khi đó ở Thanh Thuỷ đạt 4,32% và thấp nhất tại xã Thanh Tâm chỉ đạt 3,28%/năm.

Bảng 4.13. Tình hình cung cấp nước của Xí nghiệp Thuỷ nông cho các HTX dịch vụ nông nghiệp

Nội dung ĐVT 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) Liêm Thuận CĐ hoàn Toàn ha 161,68 171,68 191,68 108,88 CĐ một phần ha 118,00 128,00 168,00 119,32 Tạo nguồn ha 638,44 668,44 668,44 102,32 Thanh Thuỷ CĐ hoàn Toàn ha 340,00 350,00 370,00 104,32 CĐ một phần ha 123,00 143,00 163,00 115,12 Tạo nguồn ha 253,39 263,39 283,39 105,75 Thanh Tâm CĐ hoàn Toàn ha 364,01 384,01 388,31 103,28 CĐ một phần ha 163,92 173,92 193,92 108,77 Tạo nguồn ha 360,43 360,43 389,97 104,02

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán (2016)

4.2.4.2. Hiệu quả tiêu hao điện năng, nước tưới

Qua bảng 4.14 cho thấy, tình hình tiêu hao điện năng qua các năm tăng giảm thất thường so với định mức trên địa bàn huyện Thanh Liêm.

Bảng 4.14 Tình hình tiêu hao điện năng tại trạm bơm huyện Thanh Liêm

ĐVT: kw/ha Thời vụ 2013 2014 2015 Định mức Thực tế So sánh (%) Định mức Thực tế So sánh (%) Định mức Thực tế So sánh (%) Đông Xuân 210 220 104,76 205 188 91,71 190 220 115,79 Vụ Mùa 260 285 109,62 290 250 86,21 230 270 117,39 Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

lượng mưa nhiều nên đã tiết kiệm được một số kinh phí tiền điện. Vụ Đông Xuân giảm so với định mức 17 kw/ha (tương đương 8,29%), vụ Mùa giảm 40 kw/ha tương đương 13,79%. Tuy nhiên, năm 2013 và năm 2015 lại đều vượt định mức đề ra. Nhất là năm 2015, thực tế vượt định mức tới 15,79% ở vụ Đông Xuân và 17,39% ở vụ Mùa. Ngay từ đầu năm, đầu vụ Công ty đã lập kế hoạch tu sửa máy móc thiết bị, khắc phục sửa chữa công trình, cũng như giao kế hoạch chỉ tiêu tiền điện cho cụm trạm nhưng cũng không tránh khỏi lãng phí tiền điện. Nguyên nhân khách quan là thời vụ kéo dài, địa hình phức tạp, máy bơm cũ tiêu hao nhiều điện năng, kênh mương xuống cấp; nguyên nhân chủ quan là do một số yếu kém trong công tác quản lý điều hành tưới tiêu của trạm bơm, ý thức sử dụng nước tùy tiện, tình trạng tranh chấp nước của cộng đồng hưởng lợi.

4.2.4.3. Hiệu quả của việc kiên cố hóa tới nạo vét và tu bổ kênh mương sau so với trước khi kiên cố hóa

Qua tìm hiểu và điều tra tính toán cụ thể, hàng năm các địa phương đã phải chi một khoản tiền rất lớn cho việc nạo vét và tu bổ kênh mương. Tuy nhiên, các kênh hiện nay đã được cứng hóa thì lượng chi phí cho việc nạo vét và tu bổ đã giảm hẳn so với trước cứng hóa, thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15. Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong nạo vét và tu bổ công trình thuỷ lợi địa bàn nghiên cứu

ĐVT: m3

TT Diễn giải

Liêm Thuận Thanh Thuỷ Thanh Tâm

Trước cứng hóa Sau cứng hóa Chênh lệch (+, -) Trước cứng hóa Sau cứng hóa Chênh lệch (+,-) Trước cứng hóa Sau cứng hóa Chênh lệch (+,-) 1 Kênh cấp I 157,87 71,25 -86,62 142,5 37,5 -105 82,5 26,25 -56,25 2 Kênh cấp II 187,5 60,0 -127,5 62,62 11,25 -51,375 264 84 -180 3 Kênh cấp III 276,75 78,75 -198 214,5 49,12 -240,37 133,5 35,62 -97,875 4 Kênh cấp IV 96 18,75 -77,25 73,5 11,25 -62,25 54 9 - 45 Cộng 718,12228,75-489,37 493,12 109,12 -384 534 154,87 -379,12

Qua bảng 4.15 cho thấy, khối lượng nạo vét và tu bổ kênh mương giảm đi rất nhiều so với trước cứng hóa. Tìm hiểu thực tế tại kênh đã cứng hóa ở các địa phương được biết, số lần nạo vét và tu bổ cho kênh mương đã cứng hóa là ít (2 – 3 năm mới phải nạo vét và tu bổ một lần), trong khi đó trên các kênh mương chưa cứng hóa tình hình nạo vét và tu bổ diễn ra thường xuyên (vụ nào cũng phải nạo vét và tu bổ). Khối lượng nạo vét ở kênh đã cứng hóa giảm nhiều so với kênh trước cứng hóa, cụ thể xã Liêm Thuận giảm 489,37 m3, Thanh Thuỷ giảm 384 m3, Thanh Tâm giảm 379,12 m3. Bên cạnh đó khi được kiên cố hóa kênh mương thì tình trạng ách tắc dòng chảy không còn xảy ra. Qua đây cho thấy hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương đến tình hình nạo vét và tu bổ là rất đáng kể. Thiết nghĩ, đây là một giải pháp hàng đầu trong công tác quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi có hiệu quả. Chính vì vậy các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ kiên cố hóa kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và phòng chống bão lụt nói chung.

Năng suất, diện tích canh tác, hệ số sử dụng đất tại các xứ đồng đã cứng hóa kênh mương thể hiện tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm.

Qua bảng giúp ta đánh giá được hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương tại các xứ đồng cứng hóa và sau khi đã cứng hóa. Cụ thể, các chỉ số so sánh năng suất lúa và hệ số sử dụng đất của các hộ điều tra đều tăng: Hộ điều tra Liêm Thuận tăng 11,83kg/sào, hệ số sử dụng đất tăng 0,72 lần; Thanh Thuỷ tăng 4,5kg/sào, hệ số sử dụng đất tăng 0,55 lần; xã Thanh Tâm tăng 4,83kg/sào, hệ số sử dụng tang 0,52 lần. Thiết nghĩ, với các chỉ tiêu so sánh trên các địa phương cần đẩy nhanh hơn nữa phong trào kiên cố hóa kênh mương góp phần ổn định sản xuất cũng như tăng thu nhập cho nông dân trong xã.

Khi cứng hóa kênh mương đã làm cho diện tích canh tác tuy có giảm nhưng giảm theo hướng tích cực, cụ thể xã Liêm Thuận giảm 15,66m2/hộ, Thanh Thuỷ giảm 8,34m2/hộ, Thanh Tâm giảm 21,34m2/hộ, là do sau khi cứng hóa kênh mương đã có một số diện tích đất lúa chuyển đổi thành đất nuôi trồng thủy sản làm cho diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng lên. Bên cạnh đó, sau khi kiên cố hóa kênh mương cơ cấu đất canh tác cũng thay đổi. Cụ thể xã Liêm Thuận đất hai lúa giảm đi, thay vào đó là đất 2 lúa – 1 màu, Thanh Thuỷ đã chuyển đất 2 lúa một màu sang đất chuyên màu. Thanh Tâm chuyển một phần đất 2 lúa 1 màu

tăng diện tích đất gieo trồng. Kiên cố hóa kênh mương ngoài tác dụng làm thay đổi cơ cấu diện tích và cơ cấu cây trồng còn tác dụng trong việc tăng năng suất cây trồng cụ thể, ở các xã nghiên cứu khi chưa cứng hóa năng suất các cây trồng chính đều thấp hơn so với sau khi cứng hóa kênh mương. Từ đó cũng đã làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên.

Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về kênh mương đã cứng hóa và chưa cứng hóa tại các hộ nghiên cứu

STT Diễn giải ĐVT Trước cứng hoá Sau cứng hoá Chênh lệch 1 Liêm Thuận Số hộ điều tra hộ 30 30 Đất 2 lúa m2 723,33 707,67 -15,66 Đất 2 lúa – 1 màu m2 0 165 165 Đất chuyên màu m2 0 0 0 DT đất được tưới % 51,58 73,77 22,19 Hệ số SD đất lần 1,93 2,65 0,72

Năng suất lúa BQ kg/sào 183,67 195,5 11,83

2 Thanh Thuỷ Số hộ điều tra hộ 30 30 Đất 2 lúa m2 770,67 762,33 -8,34 Đất 2 lúa – 1 màu m2 274,33 0 -274,33 Đất chuyên màu m2 485,33 759,67 274,34 DT đất được tưới % 63,45 94,67 31,22 Hệ số SD đất lần 3,15 3,7 0,55

Năng suất lúa BQ kg/sào 200,67 205,17 4,5

3 Thanh Tâm Số hộ điều tra hộ 30 30 Đất 2 lúa m2 665,67 644,33 -21,34 Đất 2 lúa – 1 màu m2 242,67 147,33 -95,34 Đất chuyên màu m2 0 98.62 98.62 DT đất được tưới % 54,76 67,83 13,07 Hệ số SD đất lần 2,45 2,97 0,52

Năng suất lúa BQ kg/sào 197,67 202,5 4,83

4.2.4.4. Cảnh quan môi trường

Để đánh giá một cách chính xác của việc kiên cố hóa kênh mương tác động đến cảnh quan môi trường là rất khó khăn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tại các địa phương cho thấy, kiên cố hóa kênh mương ngoài hiệu quả đã phân tích ở trên còn nhận thấy hiệu quả về cảnh quan môi trường như sau: Khi kiên cố hóa kênh mương làm cho đường đi lại rộng ra, quang đãng, sạch sẽ hơn, giảm thiểu lượng rác thải, phân thải tồn đọng lại, từ đó giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Biểu đồ 4.2. Ý kiến của các hộ về hiệu quả của việc quản lý sử dụng CTTL

Qua kết quả tham khảo ý kiến người dân cho thấy, việc quản lý sử dụng tốt công trình thuỷ lợi đã mang đến cho người dân nhiều lợi ích có thể đánh giá được như tăng năng suất cây trồng, giảm cạnh tranh nước, tăng diện tích tưới chủ động, đa dạng hoá cây trồng, giảm úng và giảm hạn.

Đánh giá chung tình hình quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi

Qua quá trình nghiên cứu quản lý sử dụng các công trình thủy lợi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chúng tôi rút ra những đánh giá tổng quát như sau:

Những kết quả đạt được:

• Góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai

Thanh Liêm có hệ thống thủy lợi tương đối phát triển, góp phần quan trọng để tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất. Góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định. Ngoài ra, các hệ thống thủy lợi còn tưới cho hàng nghìn ha rau màu; tạo nguồn nước cho hàng nghìn ha đất gieo trồng; Các hệ thống công trình thủy lợi đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.

Đến nay, đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống công trình thủy lợi, gồm: trạm bơm điện lớn, cống tưới tiêu lớn, kênh mương,…. Hệ thống công trình thủy lợi của huyện Thanh Liêm đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như: phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn. Đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn.

• Hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi của huyện không ngừng củng cố, hoàn thiện

Tổ chức quản lý nhà nước: Bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi từ Tỉnh

xuống đến địa phương tương đối đồng bộ, thống nhất để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi. Ở cấp tỉnh, thành lập Chi cục Thủy lợi (Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão). Ở cấp huyện, thành lập Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi đã thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp việc cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Về quản lý các công trình thủy lợi đầu mối lớn, hệ thống thủy lợi liên xã trở lên, tổ chức quản lý sử dụng công trình thủy lợi là doanh nghiệp trực thuộc cấp tỉnh. Về quản lý các công trình thủy lợi nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng chủ yếu là: Hợp tác xã có làm dịch vụ thủy lợi (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp), Tổ chức hợp tác (Hội sử dụng nước, Tổ, Đội thủy nông).

Công tác quản lý sử dụng công trình thủy lợi đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Một số đơn vị ở địa phương đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi.

Bên cạnh những kết quả đạt được như phân tích, quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm cũng còn những hạn chế nhất định như:

• Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn yếu kém

Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị không cao, công trình xuống cấp nhanh, vi phạm công trình thủy lợi tăng và chưa được giải quyết triệt để; sử dụng nước lãng phí.

Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố, tỷ lệ diện tích có tưới đạt 80%, tỷ lệ cung cấp nước cho các dịch vụ khác ít được quan tâm và phát huy hiệu quả; hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơ cấu cây trồng.

Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, thiếu động lực để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Hệ thống tài chính yếu kém, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu.

Tổ chức thủy nông cơ sở thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật; tài chính của tổ chức thủy nông cơ sở rất khó khăn, theo báo cáo của địa phương, trên 52% tổ chức có nguồn thu chỉ đáp ứng 65-70% yêu cầu chi, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa nạo vét kênh mương, dẫn đến công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh. Một số địa phương có xu hướng giao công trình thủy lợi nội đồng cho Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý, tiếp tục làm tăng gánh nặng đến ngân sách nhà nước.

• Thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp đa dạng và hiện đại

Hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)