3.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
- Dùng phương pháp thống kê mô tả (số tương đối, tuyệt đối, số trung bình) để mô tả khai thác công trình thuỷ lợi. Phương pháp này được sử dụng dưới dạng các bảng số liệu để mô tả hệ thống các công trình thủy lợi, thực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi cũng như hành vi thích ứng, ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý sử dụng công trình thủy lợi.
- Dùng phương pháp phân tích thống kê biến động để phản ánh động thái về tình hình quản lý, sử dụng các công trình thuỷ lợi, phân tích các yếu tố tác động đến việc khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn nghiên cứu. Tiến hành so sánh số tương đối và số tuyệt đối để xác định hiệu quả trước và sau khi có công trình thủy lợi, trước và sau khi cứng hóa kênh mương cũng như hiệu quả do công tác quản lý sử dụng mang lại.
3.2.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập thông tin thông qua việc thảo luận nhóm các hộ dân về các vấn đề cần quan tâm, thông qua họ ta thu thập được thông tin về thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi những vấn đề bức xúc, khó khăn cần được giải quyết về công tác thủy lợi trong hiện tại và tương lai.
3.2.3.3. Phân tích ma trận SWOT
Phương pháp SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quá trình quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Mô hình SWOT là công cụ lựa chọn phương án chiến lược nhằm đưa ra định hướng, giải pháp tăng cường quản lý sử dụng các công trình thủy lợi.
SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bên ngoài. Sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các cơ hội có thể tận dụng và thách thức có thể phải đối mặt cùng với điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong, giúp ta nhận diện vấn đề một cách đầy đủ. Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O; S-T; W-O; W-T.
Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, và WT) sẽ cho phép đề xuất các giải pháp.
Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1……… S2……… Điểm yếu (W) W1…………. W2…………. Cơ hội (O)
O1………….. O2…………..
Phối hợp (SO) Phối hợp (WO)
Nguy cơ (T) T1………….. T2…………..
Phối hợp (ST) Phối hợp (WT)
Sơ đồ 3.1. Ma trận phân tích SWOT
Nguồn: Vương Đào (2005)