Đặc điểm tổ chức quản lý công trình thủylợi ở Thanh Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn

4.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý công trình thủylợi ở Thanh Liêm

Hệ thống CTTL ở tỉnh Hà Nam nói chung và ở huyện Thanh Liêm nói riêng hiện nay do hai đơn vị trực tiếp và gián tiếp quản lý, gồm:

-Quản lý nhà nước (quản lý gián tiếp) được giao cho Phòng NN & PTNT huyện.

-Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (quản lý trực tiếp) phục vụ sản xuất nông nghiệp: giao cho Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý từ đầu mối đến cống đầu kênh cấp III và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý các công trình từ sau cống đầu kênh về đến mặt ruộng (công trình thủy lợi nội đồng).

Quản lý nhà nước: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước đối với công tác

quản lý khai thác CTTL hiện nay được chia thành 4 cấp:

-Cấp Trung ương: Do Bộ Nông nghiệp & PTNT mà trực tiếp là Tổng Cục Thủy Lợi;

-Cấp Tỉnh: Do Sở Nông nghiệp & PTNT mà trực tiếp là Chi cục Thủy lợi;

-Cấp Huyện: giao Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố;

-Cấp Xã: Giao cho HTX DVNN quản lý.

Mô hình quản lý nhà nước, quản lý CTTL tổng quát như sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước, quản lý khai thác, sử dụng CTTL sử dụng CTTL

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

Quy trình đánh giá

Để đánh giá hiệu quả vận hành, cần có một quy trình thực hiện như trình bày ở sơ đồ dưới đây.

Trước khi bắt đầu vụ tưới, lập kế hoạch đánh giá gồm các yếu tố chính của công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống và diện tích các loại cây trồng trong khu vực, ước tính nhu cầu sử dụng nước theo mùa cây trồng và nguồn nước sẵn có, kế hoạch bảo dưỡng và ước tính chi phí. Các chỉ tiêu đánh giá vận hành

Tổng Cục Thủy Lợi Bộ Nông nghiệp và PTNT Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi

Cục Thủy Lợi) KTCTTL Công ty UBND Tỉnh

Phòng Nông nghiệp hoặc

Phòng Kinh tế UBND

Huyện XN khai thác công trình

thủy nông

UBND Xã Cụm, trạm

Thủy nông

HTX DVNN

Kế hoạch đầu thời vụ : Đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu cho dịch vụ tưới Các loại cây trồng

Đánh giá nhu cầu dùng nước và khả năng nguồn nước Chuẩn bị tài chính

Chuẩn bị kế hoạch duy tu bảo dưỡng

Kế hoạch trong thời vụ :

Để vận hành tưới theo thời đoạn – hàng ngày, 7, 10, 15 ngày,..:

Lịch phân phối nước

Lịch vận hành kênh và công trình trên kênh Quan trắc/giám sát

Thu thập số liệu vận hành Bảo dưỡng thường xuyên/ định kỳ Thu phí sử dụng nước

Giám sát vận hành thực tế so với kế hoạch đầu thời vụ

Sơ đồ 4.2. Chu trình quản lý tưới

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012)

Các bước đánh giá hiệu quả vận hành

Quy trình đánh giá vận hành của hệ thống là quy trình quản lý hệ thống tưới hàng ngày. Cụ thể là thu thập các số liệu, quy trình đánh giá và phân tích công tác vận hành phải dựa trên số liệu thu thập được và được sử dụng cho việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

Để đánh giá hiệu quả vận hành của hệ thống có thể áp dụng các bước được thể hiện như sau:

• Lựa chọn các tiêu chí, chỉ số và chỉ tiêu đánh giá. Ví dụ:

Nếu cấp nước theo kế hoạch đã lập thì chỉ số đánh giá là tổng lượng nước được nhận và thời gian có đúng theo kế hoạch.

Nếu cấp nước theo tổng lượng nước không đổi và lịch cấp nước không đổi thì chỉ số đánh giá là công trình trên hệ thống có làm việc tốt không?

Đánh giá cuối thời vụ

• Thu thập số liệu: Duy trì một hệ thống quan trắc và thu thập số liệu là cần thiết để làm cơ sở tính toán các chỉ số và từ đó phản ánh với người sử dụng nước. Các số liệu thu thập bao gồm: (i) diện tích được tưới, (ii) lưu lượng và mực nước đầu các kênh nhánh yêu cầu và thực tế cung cấp nước theo từng đợt tưới.

• Xử lý và phân tích số liệu:

Xử lý và phân tích số liệu quan trắc làm cơ sở phản ảnh tình hình vận hành của mạng lưới kênh. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hệ thống về trang thiết bị phục vụ giám sát đánh giá và điều kiện nhân lực, công tác đánh giá có thể thực hiện theo thời đoạn là hàng tuần, hoặc 10 ngày, hoặc nửa tháng hoặc sau mỗi đợt tưới, sau đó lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

• Báo cáo kết quả :

Báo cáo kết quả sau mỗi đợt tưới cho các bên liên quan để đảm bảo tính trách nhiệm và mức độ vận hành cao. Các chỉ số đánh giá có thể cung cấp thông tin giữa người cung cấp dịch vụ, người sử dụng và các bên liên quan. Báo cáo kết quả các đợt tưới là bộ dữ liệu cơ sở để làm báo cáo 6 tháng, báo cáo năm.

• Hành động:

Sau khi có báo cáo kết quả vận hành, thì người cung cấp dịch vụ cần có những điều chỉnh công tác vận hành, có thể rà soát lại năng lực công trình, nếu không đáp ứng được lưu lượng yêu cầu thì cần đề xuất sửa chữa, nâng cấp, hoặc nếu trường hợp không đủ nguồn nước thì có thể phải thỏa thuận giảm mức dịch vụ,… Một ví dụ các chỉ tiêu vận hành không đạt được do nhân viên vận hành thiếu kiến thức về hiện đại hóa; giải pháp có thể thực hiện được là cho họ đi đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)