Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bài học kinh nghiệm quản sử dụng công trình thuỷ lợi một số nước trên
trên thế giới
2.2.1.1. Nhật Bản
Tại Nhật Bản, ngay từ năm 1896 đã ban hành Luật Sông ngòi, kèm với đó là hệ thống quản lý sông hiện đại với nhiệm vụ chính là điều hành lũ. Năm 1964, Nhật Bản tiếp tục thiết lập mô hình quản lý mang tính hệ thống cho hai nhiệm vụ điều hành lũ và sử dụng nước. Từ năm 1997 đến nay, Nhật Bản đã phát triển hoàn thiện hệ thống quản lý bao gồm cả điều hành lũ, sử dụng nước và môi trường. Tại Nhật Bản, mỗi con sông lại có một chính sách quản lý dài hạn khác nhau. Từ đó kế hoạch sửa sang, duy tu, bảo dưỡng sông được xây dựng. Song song với Luật Sông ngòi, Cơ quan nước Nhật Bản (JWA) cũng được thành lập năm 1950, giai đoạn nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng. JWA hiện quản lý 7 vùng lưu vực sông trọng yếu của Nhật Bản. Đơn vị này hiện xây dựng được 43 con đập và khoảng 1.000 km đê kè (Kế Toại, 2015).
Trong khi ở Việt Nam, từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115 về miễn, giảm thủy lợi phí và Nhà nước sẽ cấp bù khoản này, thì ở Nhật Bản không những không miễn giảm mà còn thu phí rất cao. Quan điểm của họ là “người được hưởng lợi phải đóng phí”.
Quy mô và kiên cố
Chỉ tính riêng tỉnh Hokkaido (đảo lớn thứ 2 Nhật Bản) hiện có khoảng 400 đập, hồ thủy lợi, tưới tiêu cho khoảng 1,2 triệu ha. Hồ thủy lợi ở Nhật Bản chỉ làm duy nhất một nhiệm vụ là điều tiết nước tưới, chứ không kết hợp làm thủy điện như một số đập, hồ thủy lợi ở nước ta.
Sở dĩ họ không kết hợp bởi địa hình tương đối bằng phẳng, nếu dâng nước cao để làm thủy điện sẽ làm ngập nhiều vùng khác. Thứ nữa ở Nhật Bản quy định rất rõ, hàng năm các công ty thủy lợi chỉ được lấy nước từ 10.5 đến 31.8, với dung tích 20 – 26m3/s, với lượng nước này rất khó làm thủy điện, hơn nữa nếu có làm cũng chỉ khai thác được hơn 3 tháng sẽ rất lãng phí, hao tổn máy móc. Ở Hokkaido có khoảng 90 khu cải tạo đất, còn cả nước có khoảng 5.000 khu. Riêng khu cải tạo đất Kitasorachi quản lý 15 khu tưới tiêu cho 4.575ha, với hơn 400km kênh mương. Trong đó 50km kênh chính, 80km kênh phụ, 23km kênh thoát và 73 tuyến đường nông nghiệp…
Tất cả những công trình thủy lợi này đều được Nhà nước đầu tư và giao cho các khu cải tạo đất quản lý và khai thác, với số tiền không hề nhỏ. Chỉ tính riêng dự án cải tạo tại khu Shirebeshi, tưới tiêu cho khoảng 997ha đã lên tới gần 170 triệu yên (tương đương 3.500 tỷ đồng). Còn đập Kitasorachi với chiều rộng 144m, thì nguồn đầu tư lên đến hàng trăm triệu yên.
Tại đập Kitasorachi, tất cả các hệ thống đóng, mở van đều được vận hành trên máy điện tử, việc quản lý đập được giám sát bằng camera. Các hệ thống kênh mương từ kênh chính, đến kênh phụ được quy hoạc thẳng tắp, xây dựng kiên cố. Một thiết kế mà dường như ở Việt Nam không có, đó là tại mỗi cửa cống họ đều xây một đường cho cá vượt (đường đi của cá), với thiết kế giống các bậc thang nhà thấp, nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường, sinh thái. Trên các tuyến kênh chính rộng được đậy bằng nắp bê tông, rồi đổ đất lên trồng hoa, cây xanh và nơi đây trở thành công viên, nơi vui chơi giải trí cho người dân xung quanh.
Hưởng lợi phải đóng phí: Sau khi bàn giao các công trình thủy lợi, việc
thu chi tu bổ, bão dưỡng là do đơn vị tiếp nhận đảm nhiệm. Đây là một trong những lý do khiến Chính phủ Nhật Bản không thực hiện việc miễn, giảm thủy lợi phí cho người dân. “Mỗi ha, người dân phải đóng gần 6.000 yên/năm (tương đương 12 triệu đồng). Khoản phí này một phần trả lương cho công nhân vận hành, phần còn lại dành cho việc tu bổ định kỳ. Đối với những tu bổ lớn, chính quyền, đơn vị quản lý có thể xin Nhà nước hỗ trợ”. Như vậy, thu thủy lợi phí là cách tốt nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đồng thời nâng cao ý thức của người dân. Đóng phí cũng là cách để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển đất nước” (Nakamura K, 2015).
2.2.1.2. Singapore
Năm 1961, Singapore phải ký 2 hiệp ước nhập khẩu nước ngọt chưa qua xử lý từ Malaysia với số lượng khoảng 155 triệu lít mỗi ngày. Tình trạng lệ thuộc vào nguồn nước ngọt nhập khẩu kéo dài trong nhiều năm đã gây những tổn thất nặng cho nền kinh tế. Trước thực trạng đó, chính phủ Singapore xem chính sách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngọt là quốc sách hàng đầu. Chiến lược tiết kiệm, tái tạo nguồn nước ngọt và sạch được đặt ra và thực hiện bằng nhiều biện pháp gắn với lộ trình phát triển cụ thể của đất nước (Đinh Thị Như Trang, 2014).
Một là, nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây
hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động mỗi người dân nâng cao ý thức về sự cần thiết phải thực hành tiết kiệm nước hàng ngày. Việc tiết kiệm nước được thực hiện bằng các hành động cụ thể, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Từ năm 2003, cuộc vận động, tuyên truyền tiết kiệm nước luôn được tiến hành sâu rộng trên toàn quốc. Khẩu hiệu “Mỗi người dân tiết kiệm 5% lượng nước sinh hoạt trong một tháng” đã thu hút 250.000 hộ dân trên 70 khu vực của toàn lãnh thổ cam kết thực hiện. Một trong các nhóm giải pháp được hướng dẫn và đạt hiệu quả cao là “7 biện pháp tiết kiệm nước”, gồm: kiểm tra hóa đơn nước hàng tháng để có biện pháp tiết giảm; chỉ xối nước cần thiết khi tắm; mở lượng nước vừa đủ khi rửa rau, rửa bát; chỉ giặt máy giặt khi đủ công suất máy; dùng nước xả của máy giặt để rửa bồn cầu, sàn nhà vệ sinh; không để cho nước rò rỉ ở các van và mối nối dù chỉ một giọt; chỉ dùng ½ lượng nước trong bồn xả có thể làm sạch cầu
sau khi đi vệ sinh. Bằng cách đó, mỗi gia đình có thể tiết kiệm được 15-20 lít nước
mỗi ngày. Cuộc vận động, tuyên truyền thực hành tiết kiệm nước trên toàn quốc nhanh chóng thu được kết quả khả quan. Số liệu điều tra, thống kê hàng năm của chính phủ về thực trạng tiêu dùng nước cho thấy: vào cuối những 90 của thế kỷ XX, mỗi người dân Singapore sử dụng hết 176 lít nước một ngày. Đến năm 2003, con số này đã giảm xuống 165 lít/người/ngày, năm 2008 còn 162 lít/người/ngày, năm 2012 chỉ còn 155 lít/người/ngày. Singapore đã giảm được tỷ lệ thất thoát nước về mức thấp nhất (khoảng 4,6%, bằng với Nhật Bản). Bên cạnh đó, chính phủ Singapore áp dụng cách tính giá nước theo phương pháp lũy tiến và thu thêm các loại thuế, phí (thuế bảo vệ nguồn nước, phí sử dụng nước trên định mức tiêu thụ…), thu theo mục đích sử dụng… Hiện nay, Singapore tính giá nước theo 2 mức tiêu thụ, mức 1 dùng đến 40.000 lít/hộ và mức 2 dùng trên 40.000 lít/hộ. Giá nước ở mức 1 là 1,17 SGD (đôla Singapore), mức 2 là 1,4 SGD, chưa kể thuế và phí (Đinh Thị Như Trang, 2014).
Hai là, phát triển mọi khả năng khai thác nước ngọt, đảm bảo phát triển
bền vững. Chính phủ Singapore thực hiện nhiều dự án phát triển nguồn nước ngọt quy mô lớn đầy quyết tâm và sáng tạo như: tiến hành làm sạch các dòng sông, đầu tư xây dựng hệ thống tích trữ, thu gom nước ngọt trên toàn quốc với một đập ngăn nước sông đổ ra biển (đập Marina trên sông Singapore). Hiện nay, Singapore có 15 hồ chứa nước ngọt (hồ rộng nhất là 10.000 ha) và hơn 7000 kênh dẫn. Ngoài ra, quốc gia này còn tiến hành xây dựng các nhà máy lọc nước trọng điểm với công suất lớn. Hai nhà máy lọc nước biển Singspring và
Tuaspring đã đi vào hoạt động, đáp ứng được 10% nhu cầu nước ngọt của cả nước. Trong tương lai gần, đảo quốc này dự kiến xây thêm 4 nhà máy lọc nước biển để có thể đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng nước ngọt cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thành công lớn nhất của quốc gia này trong việc giải quyết bài toán về nước ngọt là thực hiện dự án “nước mới”. Chính phủ đã hoàn thiện hệ thống kênh dẫn, hồ chứa và cho xây dựng 5 nhà máy lọc nước thải có quy mô lớn. Công nghệ hiện đại của các nhà máy này có thể lọc được mọi loại nước thải (kể cả nước thải từ nhà vệ sinh) thành nước sinh hoạt. Sản lượng nước của 5 nhà máy đủ cung cấp cho 30% nhu cầu tiêu dùng nước sạch trên toàn quốc với giá rẻ hơn rất nhiều so với các nguồn cung nước trước đây. Để tạo thêm nguồn thu cho đất nước, Singapore còn biến dây chuyền sản xuất “nước mới” thành một điểm đến du lịch để khách tham quan khám phá “sự tái sinh của nước”. Với sự thành công của dự án “nước mới”, người Singapore đã biến giấc mơ hơn 20 năm của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu thành hiện thực với kết quả lớn hơn mong đợi. Theo thống kê của Bộ Môi trường và Nguồn nước Singapore, các dự án phát triển nguồn nước ngọt của quốc gia này xấp xỉ đạt 1.500 triệu lít/ngày. Nguồn cung nước vượt xa cầu đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Đinh Thị Như Trang, 2014).
Thứ ba, chính phủ có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc vào công cuộc bảo vệ, phát triển nguồn nước. Hàng năm, Chính phủ Singapore tổ chức “Tuần lễ quốc tế về nước”, trao “Giải thưởng Lý Quang Diệu về nước” trị giá 300.000 SGD (khoảng 200.000 USD) cho cá nhân và tổ chức có đóng góp xuất sắc trong việc giải quyết vấn đề nước trên toàn cầu. Giải thưởng được duy trì từ năm 2008 đến nay. Chính sách này đã góp phần động viên những nỗ lực của toàn dân trong nhiều năm qua trong việc đồng hành cùng Chính phủ kiên trì thực hiện quốc kế nước sạch (Đinh Thị Như Trang, 2014).
2.2.1.3. Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên diện tích 222.154 km2, diện tích khu vực núi chiếm hai phần ba diện tích lãnh thổ. Hàn Quốc có số lượng sông,suối tương đối lớn, đóng vài trò quan trọngtronglối sống của người dân và trong quá trìnhphát triểncông nghiệp đất nước. Hai con sông dài nhất là Amnokgang (Yalu, 790km) và Tuman-gang (Tumen, 512km). Hai con sông này đều bắt nguồn từ ngọn núi Paektusan rồi đổ xuống miền Tây và miền Đông tạo nên biên giới phía Bắc của
bán đảo. Phía nam của bán đảo, sông Nakdongang (525km) và sông Hangang (514km) là hai đường dẫn nước chủ yếu. Sông Hangang chạy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, và được coi là con đường sống cho dân cư tập trung đông đúc trong khu vực trung tâm của một xã hội Hàn Quốc hiện đại (Kế Toại, 2015).
Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc, đóng góp vào những phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ thuật hàng hải.
Diện tích đất sản xuất của Hàn Quốc rất nhỏ nên đất là một tài sản vô cùng quý giá. Người Hàn đã nỗ lực giành đất từ biển và cải tạo đất. Lịch sử lâu dài gắn liền với giữ đất và lấn biển. Hàn Quốclàmột quốc gia giáp biển có sự phát triển hướng ra biển khá nhanh. Tính đến năm 2006 có 38% diện tích vùng đầm lầy ở vùng duyên hải được chuyển thành đất liền.
Dodiện tích đất sử dụng khá nhỏ, biên độ triều ngoài biển cao, nhiều đầm lầy và ba mặt bao bọc bởi biển. Với quyết tâm của người dân nơi đây, quá trình xây dựng lấn biển, kiểm soát tài nguyên nước phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước này là một bước tiến nhảy vọt trong những năm qua. Các công trình khá tiêu biểu của Hàn Quốcnhưcác công trình ngănsông lớn như đập, hồ chứa, cống… và đặc biệt là những tuyến đê vượt biển phục vụ cho mục đích mở rộng diện tích đất, kiểm soát một phần việc ngập lụt, cải tạo đất và nguồn nước, phát điện và giao thông thủy bộ. Việc quản lý và điều hành các công trình kiểm soát tài nguyên nước trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc điển hình là tại trụ sở chính của K- WATER tại Daejeon City.
Quy mô công trình: Đây là trụ sở điều hành toàn bộ các công trình thủy lợi tại Hàn Quốc. Nhà điều hành được xây dựng tại Thành phố Daejeon (Kế Toại, 2015).
Mục tiêu nhiệm vụ: Vận hành toàn bộ các công trình thủy lợi phục vụ cho việc cấp nước, thoát lũ và ngăn mặn, giữ ngọt.
Công nghệ xây dựng: Công trình được xây dựng chủ yếu dựa vào công nghệ điện tử hiện đại. Các số liệu khí tượng được cập nhật liên tục qua ra đa, các trạm đo mưa; số liệu này được xử lý và mô phỏng trong máy tính dòng chảy để đưa ra các quyết định vận hành. Việc vận hành cũng được các mày tính điều khiển từ trung tâm (Trung tâm điều hành chống ngập SCFC, 2015).
Quy trình làm việc của văn phòng kiểm soát lũ sông Han, trong đó yếu tố dự báo thời tiết (mưa) để từ đó đưa vào mô hình thủy lực tính toán dòng chảy lũ, từ kết quả này, văn phòng đưa ra quy trình vận hành các công trình kiểm soát lũ và chuyển đến các cơ quan quản lý công trình, chính quyền địa phương để ra quyết định.
Qua báo cáo, đoàn nhận thấy rằng công nghệ dự báo mưa (ngày, giờ), mức độ chính xác là đặc biệt quan trọng, đồng thời thấy được sự phối hợp chặt chẽ giữa văn phòng dự báo và các trung tâm quản lý điều hành, chính quyền địa phương trong việc ra quyết định vận hành công trình kiểm soát lũ.
* Hồ cấp nước kết hợp thủy điện Yeoju Reservoir: Đây là công trình thủy lợi thủy điện kết hợp tham quan, du lịch. Đập bê tông trọng lực cao 67m, dung tích 2 tỷm³, cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng thuộc 5 tỉnh của Hàn Quốc, kết hợp thủy điện công suất 28.000kw (Kế Toại, 2015).
2.2.1.4. Philippines
Philippines đang trong quá trình dự thảo quy hoạch tổng thể thủy lợi trong 10 năm tới. Philippines hướng đến quản lý nước hiệu quả. Để xây dựng quy hoạch tổng thể này, Philippines đã đầu tư, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước nhằm đưa ra những ý tưởng mang tính sáng tạo, đổi mới về phát triển thủy lợi để tăng hiệu quả sử dụng nước cho tưới tiêu ở Philippines. Hiện nay, Philippines có 10 triệu ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có 3 triệu ha cần tưới. Hệ thống thủy lợi mới chỉ đảm bảo tưới cho 1,73 triệu ha, còn 1,27 triệu ha cần phát triển các hệ thống tưới tiêu. Theo chính sách về tưới tiêu, Philippines có hai hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi quốc gia tưới tiêu cho khu vực canh tác lớn hơn 1.000ha và những diện tích nhỏ hơn 1.000ha thuộc về hệ thống thủy lợi của cấp cơ sở. Theo quy định về chính sách thủy lợi của Philippines, tất cả những hệ thống thủy lợi này đều phải được xây dựng, thiết kế bởi cơ quan quản lý thủy lợi quốc gia Philippines. Philippin tập trung vào chính quyền Trung ương, khác với Việt Nam hiện nay. Philippines thành lập hẳn một Văn phòng tư vấn cho Tổng thống, trong đó có một nội dung lớn này xác định tầm quan trọng của công tác thủy lợi(Khương Lực, 2016).