Nguồn: chụp ngày 25/11/2015 tại xã Liêm Cần, xã Thanh Lưu huyện Thanh Liêm
Chính sách này phá vỡ tổ chức hệ thống dịch vụ thuỷ nông cơ sở: Do miễn thuỷ lợi phí, các HTX không dấu được diện tích để hưởng lợi và mất tiền hoa hồng từ các công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi cho dịch vụ thu tiền thuỷ lợi phí. Do vậy nguồn thu của các HTX bị giảm, ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ thuỷ nông nếu người dân không đóng phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng. Điều đó ảnh hưởng đến việc tu sửa, bảo dưỡng hệ thống kênh mương nội đồng và chất lượng dịch vụ tưới.
Kênh mương nội đồng không được nạo vét kịp thời do khó thu thuỷ lợi phí nội đồng: do nhận thức của người dân chưa thật đầy đủ, họ cho rằng Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí cho người dân và họ sẽ không còn phải đóng bất kỳ khoản nào liên quan đến thuỷ lợi phí nữa. Do vậy việc thu thuỷ lợi phí dịch vụ nội đồng của các HTX gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc điều tiết nội đồng bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân.
4.3.4. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả khai thác các công trình, bởi vì cộng đồng là những người trực tiếp hưởng lợi từ các công trình. Nếu phát huy được sự phối hợp quản lý và khai thác của cộng đồng hưởng lợi thì hiệu quả công trình sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay công, trình thủy lợi trên địa bàn chưa có sự tham gia quản lý và bảo vệ của cộng đồng dẫn đến hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình như: nạn đập phá bê tông mái kênh, lấy cắp, tăng gia, lấn chiếm lòng kênh, gây ách tắc dòng chảy trên kênh, từ đó dẫn đến hệ thống kênh mương, thiết bị trạm bơm và cống điều tiết bị xuống cấp, làm giảm hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi. Trên đây là một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi như chính sách đầu tư cho công tác thủy lợi, chính sách hỗ trợ cho quản lý và điều hành...
Thời tiết thất thường, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Mùa hè, nhiệt độ có khi lên tới 39 – 40oC, mưa ít gây hạn hán nghiêm trọng, không đủ nước tưới phục vụ sản xuất, tiêu hao điện năng phục vụ máy bơm. Mùa mưa, lũ lụt làm hư hỏng các công trình thủy lợi, gây ngập úng diện tích sản xuất, điều kiện tự nhiên bất lợi cản trở công tác phòng chống bão lụt. Công trình thủy lợi hư hỏng nhiều làm gián đoạn công tác phục vụ sản xuất, tốn kém chi phí để duy tu, sửa chữa…
Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi như chính sách đầu tư cho công tác thủy lợi, chính sách hỗ trợ cho quản lý, điều hành…
Như vậy, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện Thanh Liêm, chúng tôi thấy những nguyên nhân của những hạn chế đó là:
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội gây ra (suy giảm chất lượng rừng, phát triển hồ chứa thượng nguồn, khai thác cát và lún ở vùng hạ du; phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông cản trở thoát lũ...) tác động bất lợi cho hệ thống công trình
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đòi hỏi yêu cầu cao hơn về thủy lợi; yêu cầu tiêu, thoát nước của nhiều khu vực tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống công trình thủy lợi tăng, mức đảm bảo an toàn tăng.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả sản xuất thấp khiến nông dân chưa quan tâm nhiều đến thủy lợi.
4.3.5. Phân tích SWOT trong quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác quản lý, sử dụng công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm được tóm lược như sau:
Bảng 4.18. Phân tích SWOT trong quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi huyện Thanh Liêm
Điểm mạnh Điểm yếu
• Trình độ quản lý sử dụng CTTL của các Công ty, HTX DVNN ngày càng được cải thiện;
• Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý sử dụng CTTL;
• Năng lực đầu tư và xây dựng, sửa chữa trong quá trình hoạt động tốt;
• Tập thể đoàn kết, sức mạnh nguồn lực của Công ty, các HTX DVNN.
• Dần chuyển biến từ xin cho sang dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ.
• Chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi;
• Quản lý thủy nông cơ sở chưa phát huy được vai trò chủ thể và quyết định của người dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương;
• Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế;
• Cải cách thể chế, cải cách hành chính chậm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao; • Trình độ quản lý chưa theo kịp trình độ phát triển KHKT trong quản lý sử dụng CTTL; • Nhận thức về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi còn hạn chế.
Cơ hội Thách thức
• Người dân được tham gia trong quản lý và sử dụng CTTL;
• Phân cấp quản lý sử dụng CTTL ngày càng được khuyến khích;
• Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của các tổ chức, cá nhân có năng lực;
• Được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân tài trợ.
• Hạn hán, lũ lụt diễn biến phức tạp;
• Sự hiểu biết của cộng đồng khi tham gia sử dụng nước;
• Trách nhiệm giữa đơn vị cung cấp nước và cộng đồng hưởng lợi thông qua hợp đồng kinh tế chưa được nghiêm túc thực hiện công khai;
sửa chữa ngày càng hạn chế.
4.4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI CỦA HUYỆN THANH LIÊM TRÌNH THUỶ LỢI CỦA HUYỆN THANH LIÊM
4.4.1. Quan điểm và mục tiêu về quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của huyện trong thời gian tới
4.4.1.1. Quan điểm
1. Đổi mới, hoàn thiện thể chế trong quản lý sử dụng khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, bảo đảm bền vững về tài chính, kỹ thuật và môi trường. Thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác vào công tác thủy lợi.
2. Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trọng tâm là thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Củng cố tổ chức thủy nông cơ sở đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Nâng cao nhận thức, phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi cơ sở.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi bảo đảm đáp ứng yêu cầu nền nông nghiệp tiên tiến đồng thời đẩy mạnh khai thác tổng hợp, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và năng lực của các công trình thủy lợi.
4. Chuyển dịch mạnh mẽ đối tượng phục vụ của thủy lợi sang khu vực nông nghiệp khác, như: tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cấp nước cho thủy sản, v.v... Đảm bảo một nền nông nghiệp có tưới theo hướng hiện đại trên phạm vi rộng.
4.4.1.2. Mục tiêu
Tăng cường công tác quản lý sử dụng khai thác công trình thủy lợi hiện có, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế và ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm:
(i) Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của các hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và hiện đại, bảo đảm an toàn công trình, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
(ii) Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp tiến tưới theo hướng hiện đại, ưu tiên cho các cây trồng cạn chủ lực, phát triển thủy sản bền vững;
(iii) Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ có thu từ công trình thủy lợi, phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo tài chính bền vững cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước.
4.4.2. Hệ thống giải pháp tăng cường quản lý sử dụng công trình thủy lợi của huyện Thanh Liêm của huyện Thanh Liêm
Để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng CTTL đi vào chiều sâu, khoa học và hiện đại, những giải pháp đề xuất trong phạm vi nghiên cứu này như sau:
4.4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Có chế độ, chính sách thu hút cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn, hiến đất và tài sản khác đầu tư xây dựng công trình. Ưu tiên cho các cá nhân, tổ chức này quản lý sử dụng công trình để thu lợi;
- Trên cơ sở về quản lý đầu tư xây dựng công trình của Trung ương và địa phương, điều chỉnh quy định theo hướng gắn trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, chất lượng, khai thác và bảo vệ công trình;
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thể chế trong lĩnh vực quản lý sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, chú trọng cơ chế chính sách về tài chính để đảm bảo nền tài chính vững mạnh của doanh nghiệp;
- Điều chỉnh các mức thu để tái đầu tư trong điều kiện miễn giảm TLP như hiện nay. Điều chỉnh, ban hành mức thu phí của các hoạt động kinh doanh, dịch vụ... từ nguồn nước và trong phạm vi công trình để tăng nguồn duy tu sửa chữa cho công trình;
- Thay đổi chính sách thu thủy lợi phí bằng chính sách giá nước được xác định cụ thể và hợp lý đối với từng ngành, từng đối tượng sử dụng, và theo từng loại công trình;
4.2.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý
a. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thủy nông
quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Trong điều kiện như hiện nay, đặc biệt là chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân được thực hiện. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, và trước hết là cán bộ trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cũng như các xã. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ hiện tại phần đa chỉ đạt trình độ Trung cấp, năng lực chuyên môn còn hạn chế dẫn tới vận hành công trình không đúng quy trình làm hư hỏng thiết bị, bên cạnh đó năng lực quản lý hạn chế dẫn tới việc điều hành công việc không mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng còn yếu, nặng về lý thuyết. Do vậy, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cho các cán bộ trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi.
Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho các cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi thì cũng cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo từ trên xuống để đốc thúc, kiểm tra quá trình làm việc. Phải bám sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời, năng động, sáng tạo để xây dựng đề án – kế hoạch sản xuất sát đúng tình hình thực tế của từng đơn vị nhằm phát huy hết năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, khai thác hết tiềm năng lợi thế hiện có để hành động thực hiện.
b. Sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức toàn Công ty
Để nâng cao hiệu quả của người lao động, tăng thu, tiết kiệm chi về lương, tăng chi về công tác sửa chữa công trình thủy lợi dựa trên cơ sở các chi phí hợp lý, tạo điều kiện cho Công ty hoạt động hiệu quả, Công ty cần tính toán lại định mức về lao động. Hiện nay, việc phân bổ lao động tại các đơn vị của Công ty là không cân đối, thiếu hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu. Dựa trên cơ sở nội dung các công việc cần phải thực hiện xây dựng định mức lao động cho từng loại hình công việc sau đó bố trí phù hợp cho từng đơn vị. Trong công tác lãnh đạo phải tập trung được sức mạnh tập thể, chỉ đạo phải quyết liệt, dứt điểm và hiệu quả, phân công trách nhiệm, phân quyền rõ ràng, tiến hành giao khoán các chỉ tiêu sản xuất đến tận các phòng ban, cụm trạm để tăng tính chủ động và đề cao trách
nhiệm của các đơn vị. Ngoài ra cũng cần phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và phù hợp với nghề nghiệp đã được đào tạo, chú ý đến vị trí chủ chốt của các phòng ban, cụm trạm.
c. Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, tăng cường sự phối hợp giữa các cụm trạm với địa phương
Lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý thủy lợi nói riêng phải coi trọng cả hai yếu tố là nội dung là phương pháp. Nội dung quản lý thủy lợi được coi là chất liệu tạo nên sự bền vững về mặt vật chất, còn phương pháp để thực hiện các nội dung được coi như công nghệ tạo nên sản phẩm đó. Trong quản lý công trình thủy lợi, để tổ chức quản lý tốt thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là một yếu tố tạo nên sự bền vững và hiệu quả của tổ chức đó. Thực tế hiện nay mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức thủy nông cơ sở chỉ dừng lại ở việc kí kết hợp đồng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất. Chính thực trạng này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Chính vì vậy để tăng cường mối quan hệ giữa các cụm trạm với địa phương và để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cần đảm bảo các yếu tố sau:
Một là, về mối quan hệ giữa các cụm trạm và địa phương. Các công trình
thủy lợi đã được phân cấp rõ ràng về quyền quản lý, tuy nhiên vẫn cần có sự phối hợp giữa cụm trạm với địa phương nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý. Phía cụm trạm có thể hỗ trợ địa phương bằng cách hướng dẫn về kỹ thuật vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, cùng với địa phương tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng nước hợp lý, bảo vệ công trình thủy lợi cho cộng đồng, phối hợp với địa phương trong công tác bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Hai là, phát huy cao độ sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào tất cả
các khâu của quá trình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi từ khảo sát thiết kế, tới thi công, đưa vào sử dụng và quản lý, bảo vệ, trước hết là với những công trình nhỏ do địa phương quản lý. Chỉ khi thực sự tham gia trực tiếp người nông dân mới coi công trình thủy lợi là của mình, từ đó họ mới có ý thức