Nội dung của quản lý sử dụng các công trình thủylợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 25)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung của quản lý sử dụng các công trình thủylợi

• Phân cấp quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi phải căn cứ tiêu chí theo loại hình, nhiệm vụ, quy mô công trình và phù hợp với đặc điểm vùng, miền và năng lực của tổ chức, cá nhân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí phân cấp, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; quyết định phân cấp khai thác hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến hai tỉnh trở lên.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh (Quốc Hội, 2013).

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 1.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

b) Tổ chức lập, trình duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình, bảo vệ hệ thống công thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

c) Quyết định thành lập tổ chức để quản lý khai thác và giám sát các hoạt động quản lý khai thác công trình, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi;

đ) Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi; e) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền;

g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm phám luật về thủy lợi.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện

a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi, bảo vệ công thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

c) Chỉ đạo hoặc phối hợp chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc địa bàn cấp huyện theo thẩm quyền.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn;

đ) Chỉ đạo các biện pháp, hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi;

e) Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền;

g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi theo thẩm quyền.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã

a) Tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi nhỏ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức bảo vệ công thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền; huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;

c) Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện chỉ đạo hoạt động của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn cấp xã;

d) Giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn;

đ) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi;

e) Giám sát các hoạt động của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền;

g) Ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi; giải quyết tranh chấp về thủy lợi theo thẩm quyền.

• Bộ máy quản lý

Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã qui định tại các điều 3, 9, 10... Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, các điều 6,7,8,9,10 của Nghị 143/2003/NĐ–CP ngày 28/11/2003 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Nghị định 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi và thông tư 65/2009/TT-NNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiêp và PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Việc quản lý vận hành và bảo dưỡng cần phải tuân thủ theo cơ sở pháp lý nói trên nhằm đảm bảo tính thống nhất chung trong công tác quản lý vận hành các hệ thống tưới, làm cơ sở để lập các kế hoạch vận hành và bảo dưỡng hàng năm (Bộ nông nghiệp & PTNT, 2012).

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Tổ chức quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (cơ quan

quản lý nhà nước, nội dung quản lý nhà nước ) đã được qui định tại các điều 29,

30 của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Nghị định 143/2003/NĐ–CP ngày 28/11/2003. Trong đó cơ quan quản lý nhà nước đã được phân cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kinh doanh của đơn vị, tổ chức quản lý và chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

Tổ chức quản lý vận hành, bảo dưỡng hệ thống kênh.

Tổ chức quản lý vận hành bảo dưỡng kênh là đơn vị, tổ chức được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc đã Nhà nước được qui định (chức năng, nhiệm vụ, qui định phân cấp theo Nghị định 143/2003/NĐ–CP, Thông tư 65/2009/TT- NNPTNT ngày 12/10/2009) để thực hiện vận hành, bảo dưỡng hệ thống công trình nói chung, hệ thống kênh nói riêng bao gồm Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (đã được chuyển đổi theo Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, 95/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Tổ chức hợp tác dùng nước (thành lập, tổ chức, hoạt động theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định 143/2003/NĐ–CP, Thông tư: 75/2004/TT-BNN, Thông tư 65/2009/TT-NNPTNT).

Nội dung yêu cầu của vận hành, bảo dưỡng.

Nội dung yêu cầu của công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi nói chung, hệ thống kênh nói riêng đã được qui định trong Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định 143/2003/NĐ–CP và đã được cụ thể hóa trong thông tư 65/2009/TT- BNNPTNT, ngày 12 tháng 10 năm 2009, trong đó có nội dung và yêu cầu chủ yếu sau:

- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình.

- Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao.

- Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

• Lập kế hoạch

Đối với tỉnh Hà Nam, trên cơ sở diện tích của địa phương các HTXDVNN sẽ rà soát và thống nhất diện tích tưới tiêu và biện pháp công trình cho các loại cây trồng (gồm: lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày,…) với các hộ dùng nước (hoặc các trưởng thôn xóm đại diện ) và ký hợp đồng tưới tiêu. Căn cứ vào kế hoạch tưới tiêu đó sau mỗi đợt, vụ tưới Hợp tác xã sẽ ký nghiệm thu với các hộ dùng nước (hoặc trưởng các thôn xóm đại diện) và có UBND xã xác nhận sau đó các Hợp tác xã gửi diện tích mà công trình sẽ phục vụ tưới tiêu cho Phòng Nông nghiệp &PTNT, phòng Tài chính huyện thẩm định và tổng hợp báo cáo UBND huyện Thanh Liêm giao kế hoạch cho các Hợp tác xã.

+ Căn cứ vào kế hoạch tưới tiêu đã được giao kế hoạch trong các vụ sản xuất (vụ Đông Xuân, vụ Mùa, vụ Đông) các hợp tác xã sẽ xây dựng phương án tưới tiêu và đăng ký lịch tưới, tiêu với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam và trực tiếp là Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm đối với các hợp tác xã trong vùng.

+ Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý công trình thủy lợi ngoài vùng hệ thống của công ty THHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam thì các hợp tác xã căn cứ vào lịch thời vụ và nhu cầu tưới tiêu của cây trồng để xây dựng kế hoạch và phương án tưới tiêu nước.

+ Những tác nhân tham gia vào việc lập và thực hiện kế hoạch tưới tiêu gồm: Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, cán bộ thủy nông của Hợp tác xã, các Hộ dùng nước (hoặc trưởng các thôn, xóm đại diện), Ủy ban nhân nhân xã, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam (đối với hợp tác làm nhiệm vụ bơm chuyển tiếp trong vùng công ty khai thác công trình thủy lợi).

• Thực hiện

Tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân, hoạt động theo quy định của pháp luật, đủ năng lực chuyên môn theo quy định được quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, bảo

Nguồn thu của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng công trình thủy lợi - Thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, phí xả nước thải.

- Ngân sách nhà nước cấp, hỗ trợ khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc do thiên tai.

- Ngân sách nhà nước cấp để nâng cấp, sửa chữa lớn công trình thủy lợi do nhà nước đầu tư xây dựng.

- Thu từ khai thác tổng hợp như phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch.

- Các khoản thu hợp pháp khác (Quốc Hội, 2013).

• Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

+ Các hoạt động sau đây trên lưu vực sông cần được điều phối, giám sát: - Phối hợp các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông;

- Điều hoà, phân phối tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và ngưỡng khai thác nước dưới đất; điều hòa, phân phối nguồn nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước trên lưu vực sông;

- Hoạt động xây dựng, vận hành hồ chứa, đập dâng và các công trình điều tiết nước trên sông; dự án chuyển nước và các công trình khai thác, sử dụng nước quy mô lớn, quan trọng trên lưu vực sông;

- Hoạt động xả nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng chất lượng nguồn nước lưu vực sông; khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông;

- Các hoạt động sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng trên lưu vực sông;

- Các hoạt động khác trên lưu vực sông do Chính phủ quy định.

+ Trách nhiệm điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông được quy định như sau:

- Tổ chức lưu vực sông kiến nghị việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng,

chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nguồn nước và điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nội tỉnh;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông.

- Chính phủ quy định cụ thể việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông (Quốc Hội,

Luật số: 17/2012/QH13).

2.1.4. Ý nghĩa, yêu cầu của quản lý sử dụng công trình thủy lợi

Quản lý sử dụng công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nội bộ ngành mà còn đối với cả cuộc sống, sản xuất của cộng đồng.

Là biện pháp kỹ thuật quan trọng để phát huy năng lực thiết kế của công trình, đảm bảo cho công trình phục vụ được trong mọi trường hợp.

Quản lý sử dụng công trình tốt sẽ kéo dài thêm thời gian phục vụ của công trình, nâng cao hiệu ích sử dụng công trình và sử dụng nước.

Kiểm tra mức độ chính xác trong các khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế và thi công trước đây.

Làm cơ sở khoa học cho việc hiện đại hóa hệ thống.

Cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục các mặt hại để phục vụ cho nhu cầu của con người.

Quản lý sử dụng công trình thủy lợi nhằm tận dụng, khai thác các nguồn lực sẵn có (nước), các nguồn lực do con người xây dựng (công trình thủy lợi, vốn) giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từ đó góp phần phát triển

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các công trình thủy lợi

Điều kiện tự nhiên có liên quan chặt chẽ tới việc quản lý sử dụng công trình

thủy lợi. Nó là tổng hợp của nhiều yếu tố như khí hậu thời tiết: nắng, gió, lượng mưa, điều kiện về diện tích, thổ nhưỡng, địa hình… Những điều kiện này ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hình thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi. Mỗi vùng có những điều kiện khác nhau, do vậy, hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng. (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005).

Điều kiện kỹ thuật ảnh hưởng tới việc quản lý sử dụng công trình thủy lợi

bao gồm: công nghệ áp dụng để thi công, quản lý công trình; các loại vật liệu được sử dụng để xây dựng công trình; sự đồng bộ, tính hợp lý trong một hệ thống công trình thủy lợi và sự hỗ trợ giữa các hệ thống khác nhau; công nghệ được sử dụng như: tưới tiêu tự chảy, bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun…(Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005).

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng công trình thủy lợi

bao gồm: mức vốn đầu tư ban đầu, nguồn vốn huy động để xây dựng công trình; kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng công trình; kinh phí đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức quản lý sử dụng. (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005).

Điều kiện về tổ chức quản lý ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng công

trình thủy lợi bao gồm: các hình thức tổ chức quản lý sử dụng công trình thủy lợi: Nhà nước quản lý, hay dân quản lý dưới dạng hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, hay sự kết hợp từ cả hai phía; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý. (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2005).

Điều kiện xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng công trình thủy lợi

bao gồm các yếu tố liên quan trực tiếp tới người sử dụng nước: trình độ dân trí,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)