Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 58 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm

BÀN HUYỆN THANH LIÊM

4.1.1. Đặc điểm hình thành

Hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục và Lý Nhân. Quá trình hình thành, phát triển quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi có thể tóm lược qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn: 1960 – 1980: là giai đoạn đầu, triển khai quy hoạch toàn bộ hệ

thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, trong đó khu vực 6 trạm bơm lớn Bắc Nam Hà lần đầu tiên được triển khai (từ năm 1964 - 1972), xây dựng các trạm bơm Nhâm Tràng, Hữu Bị, Cổ Đam, Cốc Thành, Sông Chanh, Như Trác với các chỉ tiêu thiết kế qtưới = 0,81 l/s/ha, qtiêu = 2,9 l/s/ha (Chi cục Thủy lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn: 1974 – 1976: hệ thống Bắc Nam Hà được đầu tư thêm một bước để hoàn thiện hệ thống công trình nội đồng và bổ sung một số công trình đầu mối vừa và nhỏ như Quan Trung, Quỹ Độ, Sông Chanh, Triệu Xá,…;

Giai đoạn 1980 – 1990: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực tưới tiêu

cho hệ thống (Chi cục Thủy lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn 1990 – 2000: Giai đoạn này có sự thay đổi lớn về cơ cấu cây

trồng nên hệ số tưới nước được nâng từ qtưới = 0,81 l/s/ha lên 1,25 l/s/ha, hệ số tiêu nước từ qtiêu = 2,9 l/s/ha lên 4,5 l/s/ha đến 2010 và sau 2010 đạt 5,5 l/s/ha. Đây là giai đoạn mang tính chiến lược xác định mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình thuỷ lợi, tạo ra tiền đề xây dựng trạm bơm Nhân Hoà, Vĩnh Trị II…(Chi cục Thủy lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn 2000 đến 2011: Quy hoạch thuỷ lợi sông Châu (2004) được phê

duyệt đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn, hợp lý của các quy hoạch trước, đồng thời cũng chỉ ra các tồn tại để làm cơ sở tính toán, rà soát cho các bước đi kế tiếp nhằm hoàn thiện hệ thống, đảm bảo khai thác tài nguyên nước có hiệu quả và bền vững (Chi cục Thuỷ lợi Hà Nam, 2011).

Giai đoạn 2011 – nay: Hệ thống công trình thuỷ lợi địa bàn tỉnh Hà Nam

hiện có 51 trạm bơm do các Công ty KTCTTL của tỉnh quản lý với 295 máy bơm công suất từ 1.000- 27.000m3/h. Trong đó Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý 5 trạm, 32 máy bơm công suất từ 4.000 - 30.600 m3/h; hàng trăm trạm bơm nhỏ và vừa do các HTX quản lý. Hệ thống kênh mương hiện có hơn 3.800 kênh

tưới, tiêu và hơn 1.700 cống đập, xi phông, cầu máng các loại.... Hàng năm hệ thống phục vụ tưới tiêu cho hơn 68.000 ha cây lúa và tiêu nước cho hơn 75.000 ha phục vụ dân sinh. Hệ thống thủy lợi của huyện Thanh Liêm chia thành 4 vùng (Chi cục Thuỷ lợi Hà Nam, 2011):

- Vùng 1: Hệ thống Võ Giang - Đông Hà - Vùng 2: Hệ thống Triệu Xá - Nga Nam - Vùng 3: Hệ thống Nham Tràng - Kinh Thanh - Vùng 4: Hệ thống Cổ Đam

4.1.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi

4.1.2.1. Hệ thống trạm bơm, máy bơm

Theo một số chuyên gia cho rằng, số máy bơm trong một trạm tốt nhất từ 4 đến 6 máy. Điều này có thể chỉ là kinh nghiệm được tổng kết dựa vào thực tế ở các giai đoạn trước đây và vào khả năng điều hành quản lý của con người khi mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế tạo máy bơm, tự động hoá trong việc điều hành quản lý máy bơm chưa thực sự phát triển. Việc tính toán lưu lượng thiết kế một máy bơm còn phải được xem xét dựa vào khả năng đáp ứng các loại máy bơm của nơi cung cấp.

Bảng 4.1. Hệ thống trạm bơm, máy bơm của huyện năm 2015

STT Tên trạm bơm Số máy Công suất 1 máy/(m3/h) Công suất TB (m3/h) 1 Võ Giang 5 8.000 40.000 2 Đông Hà 2 2.500 5.000 3 Nga Nam 2 2.400 4.800 4 Triệu Xá 9 4.000 36.000 Tổng 18

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

Hệ thống công trình trạm bơm là tổ hợp các công trình thủy công và các trang thiết bị cơ điện ... nhằm đảm bảo lấy nước từ nguồn nước, vận chuyển và bơm nước đến nơi sử dụng hoặc cần tiêu nước thừa ra nơi khác. Tổng số trạm bơm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý tính đến năm 2015 có 18 máy, với tổng công suất máy lên tới gần 86 nghìn m3/giờ.

Số máy bơm trong trạm bơm không những ảnh hưởng lớn đến quy mô, kết cấu công trình đầu mối, đến chi phí đầu tư và cả quá trình quản lý vận hành sau

yêu cầu, hiệu suất sử dụng thường kém hơn, chi phí đầu tư ban đầu nhỏ. Nếu không có hỗ trợ vận hành bằng hệ thống điều khiển trung tâm thì phức tạp trong quản lý, vận hành khai thác. Số máy bơm trong một trạm bơm ít, đơn giản trong quản lý vận hành nhưng khó phù hợp với biểu đồ lưu lượng yêu cầu, đầu tư lớn hơn nhưng hiệu suất sử dụng lâu dài cao hơn.

Như vậy, việc sắp xếp hợp lý đối với một quy mô tưới tiêu, cột nước yêu cầu xác định số máy trong trạm bơm lớn hay nhỏ sẽ làm thay đổi đáng kể đến chi phí xây dựng, quản lý vận hành khai thác của huyện Thanh Liêm.

4.1.2.2. Hệ thống kênh mương tính đến 2015

Hệ thống kênh mương của huyện ngày càng được kiên cố hoá, số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Tình hình kiên cố hoá kênh mương của huyện Thanh Liêm

Diễn giải kênh mương (km) Tổng chiều dài

Chiều dài đã được kiên cố hóa

(km) Cơ cấu (%) I. Toànhuyện 1. Kênh cấp I 50,68 5,41 10,67 2. Kênh cấp II 126,7 46,05 36,35 3. Kênh cấp III 48,58 12,47 25,66 4. Kênh cấp IV 1.483,34 53,17 3,58

II. Xã Liêm Thuận

1. Kênh cấp I 3,5 0,4 11,43

2. Kênh cấp II 6,5 1,4 21,54

3. Kênh cấp III 4,2 0,75 17,86

4. Kênh cấp IV 33,41 3,5 10,48

III. Xã Thanh Thủy

1. Kênh cấp I 1,0 1,0 100.00

2. Kênh cấp II 5,5 1,6 29,09

3. Kênh cấp III 5,1 1,5 29,41

4. Kênh cấp IV 20,3 2,3 11,33

IV. xã Thanh Tâm

1. Kênh cấp I 2,5 0,5 20,00

2. Kênh cấp II 5,8 1,1 18,97

3. Kênh cấp III 6,7 1,1 16,42

4. Kênh cấp IV 39,2 3,9 9,95

Bên cạnh hệ thống kênh mương của toàn huyện. Từ nhiều năm nay, việc quản lý các công trình đầu mối và hệ thống kênh chính đều do Công ty KTCTTL quản lý, còn hệ thống kênh nội đồng do các HTXDVNN quản lý và khai thác. Hiện nay các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm do xí nghiệp thủy nông quản lý được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.3. Hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm do Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm quản lý đến năm 2015

STT Hạng mục Chiều dài (m) Đã kiên cố (m) Tỷ lệ kiên cố hoá (%)

I Kênh tưới 90.180 62.925 69,77 1 Kênh cấp I 9.380 4.410 47,01 2 Kênh cấp II 55.150 46.050 83,50 3 Kênh cấp III 25.650 12.465 48.59 II Kênh tiêu 135.780 1.000 0,73 1 Kênh cấp I 41.300 1.000 2,42 2 Kênh cấp II 71.550 3 Kênh cấp III 22.930 Tổng cộng 225.960 63.925 28,29

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

Qua bảng 4.3 cho thấy, hệ thống kênh mương của huyện Thanh Liêm được chia thành kênh tưới và kênh tiêu.

- Kênh dẫn nước tưới: với tổng chiều dài là 90,180 km, trong đó kênh loại II là 55,15 km, chiếm tới 61,15%. Tỷ lệ được kiên cố hoá khá cao, chiếm tới 83,50%, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nước tưới đến từng khu đồng của huyện Thanh Liêm.

- Hệ thống kênh mương tiêu: khác với hệ thống kênh tưới, kênh tiêu với tổng chiều dài lên tới 135,780 km. Tuy nhiên, tỷ lệ kiên cố hoá rất thấp, chỉ chiếm 0,73%. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc chống úng ngập cho hoạt động trồng trọt. Để giải thích điều này, do là hệ thống tiêu nên chưa được đầu tư xây dựng mà phần lớn kinh phí là để xây dựng và nâng cấp sửa chữa các kênh tưới trước sau đó

4.1.2.4. Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng

Bảng 4.4. Hệ thống cống, đập, xi phông, cầu máng

STT Nội dung ĐVT 2013 2014 2015

1 Cống, đập Cái 227 227 227

2 Xi phông, cầu máng Cái 13 13 13

3 Cống dưới đê Cái 7 7 7

Nguồn: Công ty KTCTTL Hà Nam (2016)

Với hệ thống cống, đập, cầu máng, xi phông, hàng trăm trạm bơm nhỏ. Hàng năm, hệ thống này phục vụ tưới tiêu cho hàng nghìn hecta đất canh tác. Trong những năm qua, huyện đã quan tâm cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số cống, đập. Nhìn chung, các hệ thống thuỷ lợi được xây dựng đã phát huy hiệu quả, hệ thống CTTL đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất canh tác; đảm bảo tỷ lệ diện tích gieo cấy trong khung thời vụ; trong vụ mùa đã tiêu nước kịp thời, không để xảy ra tình trạng ngập úng gây mất mùa trên diện rộng; góp phần nâng cao năng suất lúa, ổn định an ninh lương thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)