Hệ thống giải pháp tăng cường quản lý sử dụng công trình thủylợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 100 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của

4.4.2. Hệ thống giải pháp tăng cường quản lý sử dụng công trình thủylợi của

của huyện Thanh Liêm

Để đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng CTTL đi vào chiều sâu, khoa học và hiện đại, những giải pháp đề xuất trong phạm vi nghiên cứu này như sau:

4.4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Có chế độ, chính sách thu hút cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn, hiến đất và tài sản khác đầu tư xây dựng công trình. Ưu tiên cho các cá nhân, tổ chức này quản lý sử dụng công trình để thu lợi;

- Trên cơ sở về quản lý đầu tư xây dựng công trình của Trung ương và địa phương, điều chỉnh quy định theo hướng gắn trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, chất lượng, khai thác và bảo vệ công trình;

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thể chế trong lĩnh vực quản lý sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, chú trọng cơ chế chính sách về tài chính để đảm bảo nền tài chính vững mạnh của doanh nghiệp;

- Điều chỉnh các mức thu để tái đầu tư trong điều kiện miễn giảm TLP như hiện nay. Điều chỉnh, ban hành mức thu phí của các hoạt động kinh doanh, dịch vụ... từ nguồn nước và trong phạm vi công trình để tăng nguồn duy tu sửa chữa cho công trình;

- Thay đổi chính sách thu thủy lợi phí bằng chính sách giá nước được xác định cụ thể và hợp lý đối với từng ngành, từng đối tượng sử dụng, và theo từng loại công trình;

4.2.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý

a. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thủy nông

quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Trong điều kiện như hiện nay, đặc biệt là chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân được thực hiện. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, và trước hết là cán bộ trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cũng như các xã. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ hiện tại phần đa chỉ đạt trình độ Trung cấp, năng lực chuyên môn còn hạn chế dẫn tới vận hành công trình không đúng quy trình làm hư hỏng thiết bị, bên cạnh đó năng lực quản lý hạn chế dẫn tới việc điều hành công việc không mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng còn yếu, nặng về lý thuyết. Do vậy, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cho các cán bộ trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi.

Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho các cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi thì cũng cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo từ trên xuống để đốc thúc, kiểm tra quá trình làm việc. Phải bám sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời, năng động, sáng tạo để xây dựng đề án – kế hoạch sản xuất sát đúng tình hình thực tế của từng đơn vị nhằm phát huy hết năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, khai thác hết tiềm năng lợi thế hiện có để hành động thực hiện.

b. Sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức toàn Công ty

Để nâng cao hiệu quả của người lao động, tăng thu, tiết kiệm chi về lương, tăng chi về công tác sửa chữa công trình thủy lợi dựa trên cơ sở các chi phí hợp lý, tạo điều kiện cho Công ty hoạt động hiệu quả, Công ty cần tính toán lại định mức về lao động. Hiện nay, việc phân bổ lao động tại các đơn vị của Công ty là không cân đối, thiếu hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu. Dựa trên cơ sở nội dung các công việc cần phải thực hiện xây dựng định mức lao động cho từng loại hình công việc sau đó bố trí phù hợp cho từng đơn vị. Trong công tác lãnh đạo phải tập trung được sức mạnh tập thể, chỉ đạo phải quyết liệt, dứt điểm và hiệu quả, phân công trách nhiệm, phân quyền rõ ràng, tiến hành giao khoán các chỉ tiêu sản xuất đến tận các phòng ban, cụm trạm để tăng tính chủ động và đề cao trách

nhiệm của các đơn vị. Ngoài ra cũng cần phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và phù hợp với nghề nghiệp đã được đào tạo, chú ý đến vị trí chủ chốt của các phòng ban, cụm trạm.

c. Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, tăng cường sự phối hợp giữa các cụm trạm với địa phương

Lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý thủy lợi nói riêng phải coi trọng cả hai yếu tố là nội dung là phương pháp. Nội dung quản lý thủy lợi được coi là chất liệu tạo nên sự bền vững về mặt vật chất, còn phương pháp để thực hiện các nội dung được coi như công nghệ tạo nên sản phẩm đó. Trong quản lý công trình thủy lợi, để tổ chức quản lý tốt thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là một yếu tố tạo nên sự bền vững và hiệu quả của tổ chức đó. Thực tế hiện nay mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức thủy nông cơ sở chỉ dừng lại ở việc kí kết hợp đồng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất. Chính thực trạng này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Chính vì vậy để tăng cường mối quan hệ giữa các cụm trạm với địa phương và để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cần đảm bảo các yếu tố sau:

Một là, về mối quan hệ giữa các cụm trạm và địa phương. Các công trình

thủy lợi đã được phân cấp rõ ràng về quyền quản lý, tuy nhiên vẫn cần có sự phối hợp giữa cụm trạm với địa phương nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý. Phía cụm trạm có thể hỗ trợ địa phương bằng cách hướng dẫn về kỹ thuật vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, cùng với địa phương tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng nước hợp lý, bảo vệ công trình thủy lợi cho cộng đồng, phối hợp với địa phương trong công tác bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Hai là, phát huy cao độ sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào tất cả

các khâu của quá trình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi từ khảo sát thiết kế, tới thi công, đưa vào sử dụng và quản lý, bảo vệ, trước hết là với những công trình nhỏ do địa phương quản lý. Chỉ khi thực sự tham gia trực tiếp người nông dân mới coi công trình thủy lợi là của mình, từ đó họ mới có ý thức trong sử dụng và bảo vệ. Việc cộng đồng hưởng lợi được tham gia vào quá trình hình thành và ra quyết định có liên quan đến các hoạt động quản lý công trình là điểm khác biệt, được coi là then chốt chi phối phương pháp áp dụng

trong quá trình vận động cộng đồng hưởng lợi, nó thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý công trình thủy lợi. Từ việc có ý thức trong bảo vệ các công trình thủy lợi nội đồng, thì ý thức bảo vệ các công trình đầu mối, kênh chính của người nông dân cũng sẽ được cải thiện.

d.Tăng cường phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cho địa

phương và cộng đồng hưởng lợi

Các công trình thủy lợi nói chung và các công trình thủy nông nói riêng là những công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong nông thôn. Hiệu quả quản lý, khai thác các công trình này gắn liền với công tác quản lý và cộng đồng hưởng lợi. Thực tế kinh nghiệm ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Thái Bình cho thấy các công trình thủy lợi càng gắn liền với công đồng hưởng lợi bao nhiêu thì hiệu quả công trình càng cao bấy nhiêu, không ai bảo vệ công trình tốt bằng chính cộng đồng hưởng lợi, bởi họ là người tiếp xúc với công trình nhiều nhất. Vì vậy cần phải tăng cường việc phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi. Để thực hiện việc phân cấp cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Các tổ chức, cá nhân được phân cấp quản lý, khai thác các công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của Bộ NN & PTNT.

- Phân cấp quản lý công trình thủy lợi thực hiện đồng thời hoặc sau khi Tổ chức hợp tác dùng nước được củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ, nhằm phát huy hiệu quả công trình thủy lợi.

- Tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi được hưởng đầy đủ quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp lệnh hiện hành.

Hiểu rõ những thực trạng quản lý, khai thác các công trình thủy lợi và thực hiện tốt các giải pháp trên đây sẽ thúc đẩy nhanh hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do Công ty quản lý nói riêng và các công trình thủy lợi trên toàn huyện nói chung và hướng tới hiện đại hóa hệ thống các công trình thủy lợi.

Kiên cố hóa kênh mương là biện pháp thay thế kênh đất bằng kênh xây, đúc có tính chống thấm nước mặt cắt ngang dạng hình chữ nhật, hoặc hình thang. Biện pháp này, không những phòng thấm cao như đã phân tích mà hiệu quả và tác dụng mang lại rất lớn không chỉ cho sản xuất nông nghiệp còn góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh lương thực, giảm chi phí nạo vét, tăng hệ số sử dụng đất, tăng diện tích tưới tiêu, làm đẹp cảnh quan môi trường, tăng thu nhập cho hộ nông dân..., bên cạnh đó góp phần quản lý, điều phối nước tốt hơn. Tuy nhiên, để thực hiện một cách có hiệu quả việc kiên cố hóa kênh mương cần phải quan tâm thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:

Thứ nhất: Công tác quy hoạch thuỷ lợi:

Làm tốt công tác quy hoạch thủy lợi sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, tiến hành rà soát lại hệ thống các công trình thủy lợi nhất là hệ thống kênh mương nội đồng để có bước đi vững chắc, xây dựng mục tiêu kế hoạch kiên cố hóa kênh mương và đề ra các tiêu chuẩn thiết kế, thi công đảm bảo công trình bền vững.

Quy hoạch thuỷ lợi phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch giao thông nông thôn, biện pháp canh tác cơ giới và quy hoạch phát triển nông thôn mới.

Thứ hai: Chọn giải pháp công nghệ, kỹ thuật:

Chọn giải pháp công nghệ nào phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để thực hiện, tính toán nhiều phương án kỹ thuật, với các biện pháp cụ thể về kết cấu, hình dạng, vật liệu xây dựng để thi công công trình đạt hiệu quả nhất. Qua tìm hiểu và đối chiếu các công trình đã xây dựng đi vào hoạt động, tôi thấy giải pháp hữu hiệu nhất cho kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn huyện nói chung và ở 3 xã nghiên cứu nói riêng là: chọn loại hình bọc lót bằng gạch xây, mặt cắt chữ nhật kết hợp đổ bê tông đáy và mặt cắt hình thang. Loại hình này có nhiều ưu điểm hơn loại hình bọc bê tông đúc sẵn hoặc bê tông đổ tại chỗ ở các mặt sau:

- Nguyên vật liệu xây dựng có nhiều và địa phương sản xuất được. - Công nghệ thi công đơn giản, địa phương dễ dàng thực hiện. - Phù hợp với cả phương án xây dựng hở kín.

- Tuổi thọ của công trình không kém loại hình đổ bê tông trực tiếp.

Thứ ba: Thiết kế công trình:

Thiết kế phải căn cứ vào đặc điểm, kỹ thuật thủy lợi, đặc điểm riêng biệt của từng địa phương, kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài huyện đã kiên cố hóa kênh mương đạt hiệu quả cao. Khảo sát kỹ và xác định các kênh cần được kiên cố và gia cố để phục vụ cho liên huyện, liên xã, thôn xóm. Xác định hình dạng mặt cắt kênh, căn cứ và so sánh các loại hình dạng có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Huyện nên làm theo hình chữ nhật và hình thang.

Thứ tư: Về nguồn vốn:

Tranh thủ vốn đầu tư của Nhà nước, các thành phần kinh tế, các hiệp hội và đặc biệt là các dự án phi Chính phủ nước ngoài, dự án hỗ trợ phát triển nông thôn. Đồng thời huy động nguồn vốn đóng góp của cộng đồng.

Thứ năm: Kế hoạch thi công công trình:

Cần giữ nguyên tắc kênh nào quan trọng như kênh tưới của các trạm bơm nằm ở vị trí thuận lợi, mang lại hiệu quả cao khi đưa vào hoạt động thì được ưu tiên làm trước, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Chính vì vậy cần đầu tư kiên cố hóa và gia cố nốt hệ thống kênh còn lại.

Bên cạnh đó cần kiên cố hoá các kênh nội đồng để hệ thống kênh mương được kiên cố đồng bộ từ công trình đầu mối đến mặt ruộng.

Thứsáu: Thi công công trình:

Cần thi công dứt điểm, làm kênh nào dứt điểm kênh đó, hoàn thành ngay. Trong quá trình thi công cần kiểm tra giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng công trình. Về lực lượng giám sát ưu tiên lực lượng giám sát thi công của địa phương nhất là cộng đồng hưởng lợi trực tiếp từ các công trình đó.

4.4.2.4. Đẩy mạnh công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình

Trước hết, công tác quản lý không phải bắt đầu sau khi xây dựng công trình xong mà trong quá trình thiết kế, người thiết kế đã phải chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và người quản lý như thiết bị an toàn, những điều kiện cần thiết để sửa chữa và duy tu bảo dưỡng, công tác quan trắc, các điều kiện vận hành công trình. Người quản lý muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần phải nắm vững tài liệu kỹ thuật về thiết kế, bản vẽ thi công, ưu nhược điểm và biện pháp

xử lý trong quá trình thi công, tài liệu nghiệm thu. Tiến hành kiểm tra, rà soát lại từng hệ thống công trình thủy lợi để đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch tu sửa kịp thời những hư hỏng ở công trình đầu mối, không để xẩy ra sự cố khi vận hành. Nạo vét kênh mương bảo đảm dẫn nước thông suốt, duy trì và khai thác có hiệu quả năng lực tưới của công trình nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp cũng như dân sinh của cộng đồng. Để đảm bảo cho công tác quản lý và duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi có hiệu quả cao tôi xin đưa ra một số nguyên tắc sau đây:

Một là: Chế độ làm việc và sử dụng công trình * Kênh mương

- Khả năng chuyền tải nước của kênh phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế. - Tổn thất nước do thấm gây nên ít nhất.

- Tổn thất nước qua các công trình vượt trướng ngại vật và các cống phân nước, đập điều tiết nước là nhỏ nhất.

- Kênh không có hiện tượng biến hình.

- Không để cỏ mọc làm ảnh hưởng tới việc dẫn nước.

Trong khi khai thác kênh mương phải đảm bảo độ dốc đáy kênh các cấp phù hợp với chỉ tiêu thiết kế. Kênh mương luôn đáp ứng nhu cầu dẫn nước và tháo nước, giữ gìn bờ kênh không bị vỡ lở, sạt mái, tràn nước. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng hưởng lợi cùng tham gia quản lý và bảo vệ. Vì hệ thống kênh trong hệ thống nằm trải trên một diện tích rất rộng có thể liên thôn, liên xã, liên huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)