Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 48)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Liêm là huyện đồng bằng chiêm trũng, bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Nam, trên toạ độ 200,27’ độ vĩ Bắc; 1050,75’ độ kinh Đông; phía Bắc giáp huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Nam giáp huyện Gia Viễn, Ninh Bình, huyện Ý Yên, Nam Định; phía Tây giáp Lạc Thuỷ, Hoà Bình. Diện tích tự nhiên của huyện là 164,7 km2.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam

3.1.1.2. Địa hình

Thanh Liêm nằm trong vùng tiếp giáp giữa dãy núi đã vôi phía tây và đồng bằng Bắc bộ, có 2 dòng sông chảy qua nên địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng trũng thấp. Nhìn chung có thể phân thành 2 vùng. (UBND tỉnh Hà Nam, 2015).

- Phía Hữu sông Đáy: là vùng bán sơn địa, chủ yếu là dãy núi đá vôi, sườn dốc, có nhiều tài nguyên như đá vôi, sét có tiềm năng về sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch.

- Phía tả sông Đáy: là vùng đồng bằng trũng thấp, đất đai màu mỡ thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Cao độ ruộng đất chủ yếu từ +1 m đến +2m, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở giữa và cao ở 2 bên gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Huyện Thanh Liêm là một huyện nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa Đông khô lạnh, mùa Hè nóng ẩm, mưa bão nhiều.

Do nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lại có dãy núi đá vôi nằm ở phái tây chắn gió đông nam và gió đông bắc mang hơi ẩm từ biển vào nên lượng mưa ở đây tương đối lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiều năm có những trận mưa to kéo dài gây úng lụt ở một số diện tích 2 lúa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000 mm/năm tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 và tháng 9 (UBND tỉnh Hà Nam, 2015).

Nhiệt độ của huyện tương đối đồng nhất, nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,4 - 24,10C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 1).

3.1.1.4. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 16.471,98 ha. Cụ thể tình hình sử dụng đất đai được thể hiện ở bảng 3.1.

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2013, 2014 giảm so với năm 2012 là 1.359,3 ha do điều chuyển địa giới hành chính của 3 xã

(Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Thanh Tuyền) về thành phố Phủ Lý. Là một địa phương có

còn khá lớn, chủ yếu là đất trồng lúa. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho giá trị sản xuất của trồng trọt tăng nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Để phù hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước, huyện Thanh Liêm cũng đang có nhiều chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Có thể nhận thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần. Tuy chưa rõ ràng nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng ghi nhận.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Liêm qua các năm

Đơn vị: ha

Loại đất 2012 2013 2014

Tổng diện tích đất tự nhiên 17.831,28 16.471,98 16.471,98 1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.379,28 7.523,29 7.400,17 - Đất trồng cây hàng năm 7.843,98 7.081,47 7.103,17

- Đất trồng cây lâu năm 535,3 441,82 297,00

2. Đất lâm nghiệp 1.378,09 1.378,09 1.133,00

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 690,02 608,17 635,99

4. Đất phi nông nghiệp 4.838,48 4.442,55 5.667,81

5. Đất chưa sử dụng 2.545,41 2.519,88 1.635,01

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thanh Liêm (2015)

Đất nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng ổn định trong những năm gần đây. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản là nhờ vào sự phát triển của thủy lợi đã tạo điều kiện cho việc chống úng cũng như chống hạn phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên nước và công tác thủy lợi: Huyện Thanh Liêm có 1 con sông

lớn chảy qua là sông Đáy, đây là 1 trong 2 con sông lớn cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của tỉnh (sông Đáy, sông Hồng). Ngoài ra trong nội huyện còn có các con sông nội đồng như sông Châu Giang, sông Biên Hòa nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho các ngành nghề khác.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Dân số lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất đồng thời vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội.

Qua bảng cho thấy, các hộ nông nghiệp được phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn, phần lớn vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cụ thể được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình các hộ và lao động tham gia nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2012 - 2014

Diễn giải ĐVT 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển bình quân (%) 1. Tổng số hộ 37.281 37.540 38.997 102,28 - Hộ nông nghiệp hộ 20.909 19.859 19.176 95,77 - Hộ phi NN hộ 16.372 17.681 19.821 110,03 2. Tổng số nhân khẩu 113.626 113.812 114.102 100,21

- Khẩu nông nghiệp người 65.236 63.835 60.445 96,26 - Khẩu phi nông nghiệp người 48.390 49.977 53.657 105,30

3. Lao động 67.501 66.526 67.064 99,68

- Lao động NN người 38.472 36.739 36.434 97,32 - Lao động phi NN người 29.029 29.787 30.630 102,72

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2015)

Trong giai đoạn 2012 – 2014, các hộ làm nông nghiệp có xu hướng giảm dần, bình quân giảm 4,23%/năm; điều đó cũng đồng nghĩa với việc các hộ phi nông nghiệp tăng lên, bình quân tăng 10,03%/năm.

Tổng số nhân khẩu của huyện năm 2014 là 114.102 người, có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 2012 – 2014. Khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn này, trong khi đó khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 5,30%/năm.

Về lực lượng lao động, qua bảng 3.2 cho thấy, lực lượng lao động có xu hướng giảm, bình quân giảm 0,32%/năm. Trong đó, xu hướng lao động nông nghiệp có xu hưởng giảm, ngược lại lao động phi nông nghiệp lại tăng. Đây là xu hướng chuyển dịch lao động tích cực trong thời gian qua tại Thanh Liêm.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng

Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ 1A và 21A dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799 km. Đường sắt Bắc Nam

đi qua 2 xã của huyện là Liêm Cần, Liêm Phong với chiều dài 5 km. Đường thủy nội địa trên địa bàn có trên 20 km qua tuyến sông Đáy rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ. Chương trình điện khí hoá nông thôn đã được thực hiện tốt với 100% số xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản. Tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Chẳng hạn, năm 2012 tỷ lệ ngành nông, lâm, thuỷ sản chỉ chiếm 23,41% đã giảm xuống còn 13,9% năm 2014; Ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng từ 69,44% năm 2012 lên 80,32% năm 2014.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thanh Liêm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC 1. Giá trị sản xuất (theo giá thực tế) tỷ đồng 5.820,7 100,00 6.427 100,00 8.000,9 100,00

- Nông, lâm, thuỷ sản tỷ đồng 1.362,7 23,41 1.021,9 15,90 1.112 13,90 - Công nghiệp - xây

dựng cơ bản tỷ đồng 4.042 69,44 4.971,9 77,36 6.425,3 80,31 - Thương mại - dịch vụ tỷ đồng 416 7,15 433,2 6,74 463,6 5,79

2. Một số chỉ tiêu bình quân

- Giá trị SP thu được/1

ha đất trồng trọt tr.đ 67,3 69 75,1

- Giá trị SP thu

được/1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tr.đ 111 113,8 119,3 - Sản lượng lương thực có hạt bình đầu người/năm kg 655,3 679,8 656,8

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam và tính toán (2015)

Giá trị sản phẩm thu được/1 ha đất trồng trọt, mặt nước NTTS cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 – 2014. Đây là một trong những xu hướng chuyển dịch kinh tế tích cực của huyện Thanh Liêm trong những năm gần đây (Bảng 3.3).

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (Theo giá so sánh 2010)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ phát triển bình quân (%) Tổng GTSXNN 890,11 822,1 754,57 92,07 - Trồng trọt 538,05 474,11 467,38 93,20 - Chăn nuôi 299,2 281,31 220,41 85,83 - Dịch vụ 52,86 66,68 66,78 112,40

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, (2015)

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành chủ đạo, giá trị sản xuất của hai ngành chiếm trên 90%. Từ các số liệu thống kê ta nhận thấy, tốc độ phát triển bình quân ngành nông nghiệp có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành nông nghiệp thì giá trị ngành dịch vụ lại có tốc phát triển bình quân đạt 12,4%/năm.

Bảng 3.5. Năng suất một số cây hàng năm của huyện Thanh Liêm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tốc độ phát triển bình quân (%)

1. Lúa

- Lúa chiêm tạ/ha 64,05 65,01 65,9 101,43

- Lúa mùa tạ/ha 55,7 49,51 52,5 97,08

2. Ngô tạ/ha 45,3 42,6 49,9 104,95

3. Khoai lang tạ/ha 104,6 96,5 93,9 94,75

4. Lạc tạ/ha 22,3 26,8 25,3 106,51

5. Đậu tương tạ/ha 13,2 7,9 11,8 94,55

6. Dưa chuột tạ/ha 371,9 245,5 297,4 89,42

7. Rau đậu các loại tạ/ha 158,3 180,5 169 103,32 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Liêm và tính toán (2015)

Trong ngành trồng trọt, các chủng loại cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn tập trung là cây lúa, ngô, khoai, đậu tương, và các loại rau. Năng suất các cây trồng như lúa chiêm, ngô, lạc, rau có xu hướng tăng trong khi năng suất các cây trồng như ngô, đậu tương, dưa chuột có xu hướng giảm trong giai đoạn từ 2012 – 2014.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ lựa chọn điểm nghiên cứu:

- Dựa vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.

- Đặc điểm của hệ thống công trình thủy lợi: xã nghiên cứu bao gồm các xã với hệ thống các công trình thủy lợi đại diện ở các mức độ tốt, khá tốt và trung bình trên địa bàn huyện. Đặc biệt ở các điểm nghiên cứu phải có những biểu hiện rõ nét về hiệu quả của công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi.

Vì những lý do trên tôi đã chọn 3 xã đại diện là Liêm Thuận, Thanh Thủy và Thanh Tâm. Trên cơ sở các xã điểm để đề xuất định hướng và giải pháp cho công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên toàn huyện Thanh Liêm.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các tài liệu đã công bố có liên quan tới tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Liêm, tài liệu về tình hình quản lý sử dụng các công trình thủy lợi. Thông qua sách, báo, tạp chí khoa học, luận văn tốt nghiệp, thông tin từ Internet, các báo cáo đã công bố có liên quan của UBND huyện Thanh Liêm, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thanh Liêm, Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm, UBND các xã; các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp….

3.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

+ Thu thập số liệu về các công trình thủy lợi có trong toàn huyện. Số liệu về công ty, đơn vị đang quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trong huyện.

+ Thu thập số liệu về diện tích gieo trồng được tưới, tiêu chủ động và diện tích chưa được tưới, tiêu chủ động.

+ Chi phí cho quản lý, sửa chữa, tu bổ, vận hành khai thác các công trình. Khảo sát 3 xã để đánh giá về thực trạng các công trình thủy lợi, điều tra, phỏng vấn các cán bộ thủy nông để nắm rõ hơn về địa bàn, tìm hiểu cách đánh giá của các hộ nông dân về công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi,… Điều tra, phỏng vấn được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và qua bảng hỏi.

Đối tượng là các hộ nông dân được chọn ngẫu nhiên tại 3 xã nghiên cứu. Đối tượng là cán bộ Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm, là giám đốc Xí nghiệp và

các trưởng, phó phòng ban của huyện có liên quan. Đối tượng là cán bộ xã, là những cán bộ trực tiếp phụ trách mảng nông nghiệp của xã.

Bảng 3.6. Tình hình phân bổ mẫu điều tra và phỏng vấn

Diễn giải Số lượng

Hộ Cán bộ

Xã Liêm Thuận 30 1

Xã Thanh Thủy 30 1

Xã Thanh Tâm 30 1

Phòng Nông nghiệp & PTNT 1

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp các xã 3

Xí nghiệp thủy nông huyện Thanh Liêm 1

Tổng cộng 90 8

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

- Dùng phương pháp thống kê mô tả (số tương đối, tuyệt đối, số trung bình) để mô tả khai thác công trình thuỷ lợi. Phương pháp này được sử dụng dưới dạng các bảng số liệu để mô tả hệ thống các công trình thủy lợi, thực trạng quản lý sử dụng các công trình thủy lợi cũng như hành vi thích ứng, ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý sử dụng công trình thủy lợi.

- Dùng phương pháp phân tích thống kê biến động để phản ánh động thái về tình hình quản lý, sử dụng các công trình thuỷ lợi, phân tích các yếu tố tác động đến việc khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn nghiên cứu. Tiến hành so sánh số tương đối và số tuyệt đối để xác định hiệu quả trước và sau khi có công trình thủy lợi, trước và sau khi cứng hóa kênh mương cũng như hiệu quả do công tác quản lý sử dụng mang lại.

3.2.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập thông tin thông qua việc thảo luận nhóm các hộ dân về các vấn đề cần quan tâm, thông qua họ ta thu thập được thông tin về thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi những vấn đề bức xúc, khó khăn cần được giải quyết về công tác thủy lợi trong hiện tại và tương lai.

3.2.3.3. Phân tích ma trận SWOT

Phương pháp SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quá trình quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Mô hình SWOT là công cụ lựa chọn phương án chiến lược nhằm đưa ra định hướng, giải pháp tăng cường quản lý sử dụng các công trình thủy lợi.

SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bên ngoài. Sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các cơ hội có thể tận dụng và thách thức có thể phải đối mặt cùng với điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong, giúp ta nhận diện vấn đề một cách đầy đủ. Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn các phương án chiến lược bằng cách kết hợp S-O; S-T; W-O; W-T.

Với ma trận phân tích SWOT, nội dung tại 4 ô kết hợp (SO, WO, ST, và WT) sẽ cho phép đề xuất các giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)