Vai trò của hoạt động R&D với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 26 - 28)

Sơ đồ 3.3 Quy trình đào tạo bên ngoài doanh nghiệp

9. Kết cấu Luận văn

1.2. Vai trò của hoạt động R&D với doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế chính là thực hiện tốt hoạt động R&D. Hay nói một cách khác hoạt động R&D có vai trò then chốt đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vai trò của hoạt động R&D trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện dƣới nhiều khía cạnh: tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp, tăng cƣờng năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp, tăng

cƣờng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh. Hoạt động R&D trong doanh nghiệp còn đặc biệt hữu dụng đối với những doanh nghiệp muốn có năng lực lõi và công nghệ lõi. Ngoài ra, việc thực hiện hoạt động R&D cho dù bằng cách nào còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, vị thế, lan tỏa và thu hút nhân lực chất lƣợng cao, thậm chí tạo ngành công nghiệp mới và nhiều tác động vô hình khác. Tuy rằng việc thực hiện hoạt động R&D có một số hạn chế nhất định nhƣng doanh nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững thì không thể không thực hiện hoạt động R&D ngay cả trong những trƣờng hợp doanh nghiệp thu nạp công nghệ từ nguồn bên ngoài. Ngoài tạo công nghệ, hoạt động R&D của doanh nghiệp còn đóng nhiều vai trò trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Các tổ chức R&D là nơi sản sinh các ý tƣởng đổi mới, đồng thời cũng chính là nơi biến các ý tƣởng đổi mới đó thành hiện thực công nghệ. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có thực hiện hoạt động R&D hay không và thực hiện ở cƣờng độ nhƣ thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cả yếu tố bên trong cũng nhƣ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp, gồm: Quy mô doanh nghiệp; Nguồn lực của doanh nghiệp; Sở hữu của doanh nghiệp; Chiến lƣợc và kế hoạch của doanh nghiệp; Lãnh đạo doanh nghiệp; Môi trƣờng doanh nghiệp; Ngành nghề doanh nghiệp; và Vị trí địa lý của doanh nghiệp. Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến R&D của doanh nghiệp, gồm: Chính sách hỗ trợ vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp; Chính sách thuế đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp; Chính sách đối với phƣơng tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ R&D của doanh nghiệp; Chính sách phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp; Chính sách về sở hữu trí tuệ và quản lý tài sản vô hình doanh nghiệp; Chính sách về thông tin, tƣ vấn phục vụ R&D của doanh nghiệp; và môi trƣờng chính sách đổi mới.Do vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lƣợc R&D phù hợp với khả năng và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tất nhiên quá trình đổi mới không phải khi nào cũng diễn ra theo một quá trình tuyến tính,

nghĩa là xuất phát từ các đơn vị R&D của doanh nghiệp (chuyển giao dọc công nghệ từ trong nội bộ doanh nghiệp) mà nó có thể đi bằng con đƣờng phi tuyến tính (chuyển giao ngang công nghệ từ các doanh nghiệp khác).

Để hoạt động R&D của doanh nghiệp phát triển, yếu tố sống còn là chất lƣợng nguồn nhân lực R&D, giá trị cốt lõi của mọi hành động. Một tổ chức có nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, chủ động, tâm huyết với công việc, có tính sáng tạo... thì tổ chức đó sẽ không ngừng phát triển và lớn mạnh trƣớc mọi biến động của thị trƣờng và xã hội. Tuy nhiên khi đã có nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, nếu chính sách sử dụng không hợp lý sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng phục vụ của nhân lực. Chính sách sử dụng đƣợc đề cập ở đây là chính sách quản trị nhân lực và chính sách phát triển nhân lực. Để có đƣợc chất lƣợng phục vụ của nhân lực tại doanh nghiệp tốt nhất, không có cách nào khác ngoài việc các doanh nghiệp cần nghiên cứu xây dựng cho mình một chính sách sử dụng phù hợp và không ngừng đổi mới để theo kịp xu thế phát triển. Với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nếu chính sách sử dụng không hợp lý, ngoài việc làm suy giảm chất lƣợng phục vụ còn dẫn đến tình trạng “chảy chất xám” hoặc mất nhân lực chất lƣợng cao sang doanh nghiệp khác mặc dù bản thân doanh nghiệp đã bỏ chi phí cao để đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)