Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 33 - 34)

Sơ đồ 3.3 Quy trình đào tạo bên ngoài doanh nghiệp

9. Kết cấu Luận văn

2.1. Giới thiệu chung về nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia

2.1. Giới thiệu chung về nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam

Để làm rõ nét hơn việc nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách sử dụng cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam, luận văn xin giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam; chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất; cơ cấu lao động, những đặc điểm kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động R&D của nhà máy.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam Việt Nam

Năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nƣớc Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Để có thể chủ động về mặt tài chính cho hoạt động của Chính phủ Cách mạng, tháng 11 năm 1945, Bộ trƣởng bộ Tài chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời là ông Phạm Văn Đồng đã giao nhiệm vụ cho ông Phạm Quang Chúc và ông Nguyễn Văn Khoát tổ chức để in tiền.

Ngày 06 tháng 5 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đƣợc thành lập. Cơ quan ấn loát Bộ Tài chính chuyển về Ngân hàng và mang tên nhà In Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đánh dấu thời kì mới trong lịch sử phát triển của mình. Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là in các chứng từ dùng cho việc thanh toán nhƣ Séc, sổ tiết kiệm, các loại tem bƣu điện, các loại tem phiếu dùng trong thời kì bao cấp.

Năm 1975, đất nƣớc thống nhất, phân xƣởng chuyên in bằng phƣơng pháp in offset đƣợc xây dựng và hoàn thành (ở khu vực đƣờng Chùa Bộc) đã

đi vào sản xuất. Năm 1981, thực hiện chủ trƣơng của nhà nƣớc, của ngành, một số cán bộ chủ chốt và gần 100 công nhân nhà In Ngân hàng đã tổ chức xây dựng cơ sở in tiền ở phía Nam đặt trụ sở tại 17 Bến Chƣơng Dƣơng, thành phố Hồ Chí Minh với cái tên mật danh là xí nghiệp B81.

Năm 1984, một số cán bộ nhà In Ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều động đi chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy in tiền với công nghệ hiện đại. Khi công trình xây dựng nhà máy in tiền mới hoàn thành, nhà In Ngân hàng đã cử hơn 300 CB CNV chuyển lên làm việc tại nhà máy mới, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ in tiền, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đổi mới đất nƣớc. Ngày 22 tháng 4 năm 1991, nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng với chức năng và nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ in tiền đƣợc chuyển giao dần cho nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam ở phía Bắc.

Theo xu thế phát triển của thế giới, những sản phẩm trong thanh toán ngày càng đòi hỏi phải đạt những yêu cầu cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật, nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam đã tập trung đầu tƣ thiết bị, đào tạo lại đội ngũ những ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua đã cho thấy kết quả bƣớc đầu. Nhà máy đã đứng vững đi lên, cho đến nay trên cả nƣớc chỉ có một cơ sở duy nhất in tiền đó là nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)