3.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo là căn cứ vào mục tiêu phát triển và nhiệm vụ đƣợc giao của nhà máy (ngắn hạn hoặc dài hạn) kết hợp với việc thƣờng xuyên khảo sát thực trạng, tìm hiểu nguyện vọng thực tế của ngƣời lao động trên tất cả các lĩnh vực công nghệ, xác định rõ nhu cầu đào tạo trọng tâm vào lĩnh vực và đối tƣợng nào trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là bƣớc rất quan trọng ảnh hƣởng đến các bƣớc còn lại. Việc xác định nhu cầu cần thực hiện theo tiêu chuẩn đã đề ra nghĩa là phải đánh giá nhu cầu của từng đơn vị trƣớc, căn cứ đề xuất của các đơn vị, lãnh đạo sẽ xem xét, cân đối và quyết định. Có thể căn cứ vào kết quả bản đánh giá năng lực nhân viên cho từng vị trí cụ thể để xác định những nhóm nghề hoặc đối tƣợng nào cần đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ.
3.2.1.2. Lập kế hoạch đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo: Sau khi xác định chính xác nhu cầu đào tạo, xây dựng một kế hoạch đào tạo tƣơng ứng với nhu cầu. Kế hoạch cần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, đối tƣợng đào tạo, lĩnh vực đào tạo, hình thức đào tạo... Tránh tình trạng bị động trong công tác đào tạo tại nhà máy nhƣ hiện nay.
Xác định nhu cầu
Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện
- Xác định mục tiêu đào tạo: phải đƣợc cụ thể hóa tới từng yếu tố nhƣ kỹ năng nào cần đƣợc đào tạo, trình độ cần đạt đƣợc sau đào tạo, số lƣợng và cơ cấu học viên, thời gian đào tạo… tránh tình trạng chung chung nhƣ hiện nay. Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho đào tạo có tác dụng làm cho ngƣời đƣợc đào tạo nhận thức đƣợc rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực hơn trong quá trình học tập.
- Xác định đối tƣợng đào tạo: tùy thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực của mỗi chƣơng trình đào tạo sẽ xác định đối tƣợng đào tạo phù hợp, cụ thể về số lƣợng, độ tuổi, giới tính, trình độ…
- Xây dựng chƣơng trình, lựa chọn phƣơng pháp: Chƣơng trình đào tạo là hệ thống các môn học đƣợc dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần đƣợc dạy, thời lƣợng và thứ tự của từng môn học. Sau đó xác định phƣơng pháp đào tạo nào là phù hợp với yêu cầu đặt ra và kinh phí đào tạo của nhà máy. Có thể có kế hoạch đào tạo dài hạn (trên 01 năm) hoặc kế hoạch đào tạo ngắn hạn (dƣới 01 năm).
- Lựa chọn đơn vị đào tạo: có thể lựa chọn giảng viên từ những ngƣời trong biên chế của nhà máy hoặc thuê ngoài (giảng viên của các trƣờng đại học, trung tâm nghiên cứu, chuyên gia nƣớc ngoài…). Giảng viên là ngƣời trong nhà máy sẽ có khả năng cung cấp cho ngƣời học những kỹ năng có tính thực tế, đồng thời tiết kiệm đƣợc chi phí nhƣng có nhƣợc điểm là ít có những thông tin mới. Với giảng viên bên ngoài sẽ cung cấp đƣợc nhiều thông tin mới tuy nhiên chi phí lại khá cao.
- Dự tính chi phí đào tạo: chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phƣơng án đào tạo bao gồm các chi phí cho việc học và các chi phí cho việc dạy học. Cụ thể là chi phí cho các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật cơ bản: trang thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình đào tạo, chi phí cho ngƣời dạy và ngƣời học…
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo
Tổ chức thực hiện công tác đào tạo: từ những phân tích về mục tiêu, nhu cầu và kế hoạch đào tạo đề xuất những giải pháp khả thi để thực hiện công tác đào tạo hiệu quả. Trong quá trình xem xét các phƣơng án đề xuất cần
phân tích, so sánh ƣu nhƣợc điểm của các giải pháp để lựa chọn những đề xuất phù hợp nhất cho mỗi chƣơng trình đào tạo.
Đối với hình thức đào tạo tại doanh nghiệp, việc triển khai kế hoạch đào tạo có thể thực hiện theo trình tự nhƣ sơ đồ 3.2: