In tiền Quốc gia Việt Nam
2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban xưởng Các phòng ban chức năng:
- Phòng Kế toán: Phụ trách công tác tài chính của nhà máy. Có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dƣới hình thái tiền tệ hạch toán kế toán các nhiệm vụ phát sinh, hàng ngày thông qua hạch toán các khoản thu mua, nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa chi phí, xác định kết quả sản xuất kinh doanh thanh toán với khách hàng,
BAN ĐIỀU HÀNH Các phòng ban - Phòng Kế toán - Phòng Tổ chức - LĐTL - Phòng Kỹ thuật - Phòng Kế hoạch - Phòng Vật tƣ - Phòng Quản trị - Văn phòng
- Phòng Kiểm soát nội bộ - Phòng Bảo vệ
- Phòng Kho - Nhà ăn ca
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Các phân xƣởng - Xƣởng In - Xƣởng Chế bản - Xƣởng Hoàn thiện - Xƣởng Cơ Điện Lạnh - Xƣởng KCS HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Ngân hàng, cơ quan thuế vụ, Kiểm toán Nhà nƣớc đồng thời theo dõi cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản của nhà máy.
- Phòng Tổ chức – LĐTL: Quản lý nhân sự về mặt tuyển dụng, đào tạo, giải quyết những vấn đề tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động. Xây dựng bảng lƣơng cho các bộ phận, giải quyết các công tác về chế độ, chính sách cho ngƣời lao động.
- Phòng Vật tƣ: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ mua sắm, quản lý, giao nhận và cấp phát các loại vật tƣ, phụ tùng, nguyên vật liệu, công cụ lao động và tài sản phục vụ cho các nhu cầu sản xuất của nhà máy.
- Phòng Quản trị: Quản lý, sử dụng và sửa chữa nhà xƣởng, đƣờng đi nội bộ và tài sản phục vụ công tác sản xuất, quản lý, sử dụng cho phúc lợi; theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ công nhân viên và các hoạt động khác của nhà máy.
- Phòng Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch và điều độ sản xuất, theo dõi tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Phòng Kỹ thuật: Tổ chức và quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật in tiền, đúc tiền kim loại, đúc vàng và các vật phẩm lƣu niệm bằng vàng, các ấn phẩm in có giá trị nhƣ tiền.
- Văn phòng: Quản lý, điều hành lĩnh vực đối ngoại, quản lý công tác văn thƣ, lƣu trữ và công tác hành chính của nhà máy.
- Phòng Kho nguyên liệu đặc biệt và thành phẩm: Quản lý, bảo quản giấy in đặc biệt (kể cả giấy in thử) từ khâu giấy kiện, giấy trắng, giấy in dở dang, sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm hỏng, vàng miếng và vật phẩm lƣu niệm bằng vàng.
- Phòng Bảo vệ: Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn nhà máy; triển khai các công tác, phƣơng án bảo vệ theo chỉ đạo hƣớng dẫn của cơ quan công an có thẩm quyền.
- Phòng Kiểm soát nội bộ: Tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ để đảm bảo công tác quản lý, điều hành hiệu lực, hiệu quả, đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. - Nhà ăn ca: Phục vụ nấu cơm ca, nƣớc uống cho cán bộ công nhân viên,
cơm khách của nhà máy và thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật đối với ngƣời lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo chế độ quy định.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ (vừa đƣợc thành lập đầu năm 2017): Tổ chức hoạt động nghiên cứu và triển khai các công nghệ đã đƣợc giao; Là đầu mối hợp tác liên kết tìm ra thị trƣờng kinh doanh các kết quả nghiên cứu và phát triển, các ứng dụng công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc ; Tham mƣu, tƣ vấn và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,... Tìm kiếm, xây dựng, quản lý các dự án đầu tƣ; Tham gia công tác đào tạo theo kế hoạch của nhà máy khi có yêu cầu.
Các phân xưởng:
- Xƣởng Chế bản: Nghiên cứu, tổ chức thiết kế các mẫu giấy, mẫu vàng thành phẩm và các giấy tờ có giá, chế bản gốc và sản xuất bản in.
- Xƣởng In: thực hiện chức năng in tiền và các giấy tờ có giá trị nhƣ tiền theo kế hoạch.
- Xƣởng Hoàn thiện sản phẩm: Pha cắt sản phẩm, kiểm chọn và đóng gói sản phẩm nhập kho.
- Xƣởng Cơ Điện Lạnh: Vận hành hệ thống máy điều không, lắp đặt, quản lý, bảo dƣỡng và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của nhà máy.
- Xƣởng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm (KCS): Tổ chức, thực hiện, kiểm tra, phân loại, thống kê chất lƣợng sản phẩm tờ to và kiểm chọn hình nhỏ khi Tổng giám đốc giao.
2.2. Thực trạng hoạt động R&D, chính sách sử dụng và chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam vụ của nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam
2.2.1. Thực trạng hoạt động R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam
Trƣớc năm 2001, Nhà máy In tiền Quốc gia không chú trọng tới hoạt động R&D bởi nhà máy phát triển theo mô hình thu nạp công nghệ từ bên ngoài, nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế trong khi chi phí đầu tƣ cho R&D là không nhỏ, rủi ro trong hoạt động R&D và nhu cầu tiết kiệm thời gian cũng là một trong những nhân tố tác động tới việc không phát triển hoạt động R&D. Trong những năm đó, khối lƣợng công việc của nhà máy chƣa quá cao, các yếu tố kỹ thuật chế bản, in ấn và chống giả của đồng tiền đa phần đƣợc sự hỗ trợ từ các đối tác nƣớc ngoài nhƣ Nga, Trung Quốc, Hungary, Thụy Sỹ, Đức... Có thể nói đội ngũ nhân lực KH&CN của nhà máy chỉ thuần hoạt động vận hành các dây chuyền sản xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ sản xuất và chất lƣợng của sản phẩm. Nhà máy chƣa có nhân lực, tổ chức và hoạt động R&D.
Sau năm 2001, trƣớc yêu cầu thiết kế và phát hành chuyển đổi bộ tiền mới của Thủ tƣớng Chính phủ thay thế cho bộ tiền đang lƣu hành với các kỹ thuật bảo an phức tạp (Phát hành thêm mệnh giá năm trăm nghìn đồng). Mục tiêu đề ra là: cơ cấu mệnh giá và chất liệu hợp lý; có khả năng chống giả cao, đẹp, hiện đại; độ bền tối ƣu; dễ nhận biết và khó làm giả; đảm bảo an ninh tiền tệ và chủ động trong công tác phát hành tiền... Chất liệu in tiền cũng đƣợc quyết định chuyển sang chất liệu mới là Polymer thay thế cho chất liệu Cotton truyền thống đòi hỏi nhu cầu đổi mới và nâng cấp hàng loạt công nghệ nhƣ:
Chế bản, In ấn, Chế tạo các yếu tố bảo an…, hiện đại và phức tạp hơn rất nhiều so với hệ thống dây chuyền sản xuất cũ.
Nhận định đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động R&D với doanh nghiệp công nghệ bên cạnh đó nhằm bắt kịp xu hƣớng phát triển của công nghệ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các nhà quản lý và lãnh đạo của nhà máy In tiền Quốc gia đã chú trọng hơn tới hoạt động R&D. Đặc biệt sau khi NHNN cho phép nhà máy thực hiện cơ chế tự chủ, tự hạch toán trong sản xuất kinh doanh, nhà máy đã có quỹ đầu tƣ cho hoạt động R&D với các nhiệm vụ cụ thể và có định hƣớng cho chiến lƣợc phát triển lâu dài của nhà máy.
Hiện nay trên thế giới có 02 cách thức tổ chức đơn vị R&D trong doanh nghiệp:
- Tự thực hiện hoạt động R&D gồm: Mô hình tổ chức tập trung – centralized R&D structure (có duy nhất một hoặc một số đơn vị R&D trung tâm); Mô hình tổ chức phi tập trung – decentralized R&D structure (không có đơn vị R&D trung tâm của doanh nghiệp mẹ mà chỉ các đơn vị R&D thuộc các đơn vị kinh doanh thành viên); Mô hình kết hợp, gồm một hoặc nhiều đơn vị R&D trung tâm, cộng với một hoặc nhiều đơn vị R&D trong mỗi đơn vị kinh doanh trực thuộc.
- Hợp tác hoạt động R&D: doanh nghiệp không thể hoàn toàn tự mình thực hiện toàn bộ hoạt động R&D mà trong một số dự án hay một số công đoạn của dự án R&D doanh nghiệp phải liên kết, hợp tác với các đối tác bên ngoài thực hiện R&D, thậm chí thuê ngoài thực hiện một số hoạt động R&D.
Với điều kiện tài chính, kỹ thuật, trình độ nhân lực nhƣ hiện nay, nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam tổ chức hoạt động R&D theo cách thức hợp tác hoạt động. Nhà máy liên kết, hợp tác với các đối tác bên ngoài thực hiện
R&D trong một số dự án hay một số công đoạn của dự án R&D, một số phải thuê ngoài hoàn toàn. Tuy nhiên nhà máy tiến hành hợp tác R&D với các tổ chức khác không có nghĩa là nhà máy hoàn toàn không tiến hành hoạt động R&D tại doanh nghiệp mình. Dù xác định đƣợc nếu tự thực hiện hoạt động R&D sẽ đảm bảo độc quyền công nghệ, triển khai hoạt động R&D trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, điều kiện để có thể tự thực hiện R&D doanh nghiệp cần có nguồn lực lớn, hơn nữa lại không có đƣợc sự học hỏi công nghệ từ bên ngoài. Do vậy với cách thức hợp tác hoạt động R&D của nhà máy có thể tiếp cận với những bí quyết công nghệ tốt hơn, bổ sung những kỹ năng còn thiếu, cùng chia sẻ nguồn lực, tác động “cộng hƣởng” năng lực R&D.
Mặc dù có chiến lƣợc hoạt động và phát triển cụ thể song kết quả hoạt động R&D của nhà máy In tiền Quốc gia cũng còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên các thành tựu đạt đƣợc đã đƣợc NHNN và Ban lãnh đạo nhà máy đánh giá tích cực. Đề án đƣợc xây dựng để tiến hành các hoạt động R&D là đảm bảo việc tối ƣu hóa trong sản xuất công nghiệp, tƣơng quan hợp lý tối đa giữa mức độ bảo an và chi phí,...Theo thống kê của phòng Chống giả - Cục Phát hành và Kho quỹ NHNN thì tỉ lệ làm giả trên bộ tiền mới lƣu hành so với bộ tiền cũ đã giảm trên 60% (tỉ lệ này có dao động tùy từng thời điểm), độ bền cao hơn 1,5% và sau khi áp dụng những kết quả của hoạt động R&D giá thành in ấn sản phẩm đang giảm dần so với thời điểm khi bắt đầu chuyển đổi mẫu tiền.
Hiện nay, hoạt động R&D của nhà máy dàn trải trên nhiều lĩnh vực: nghiên cứu các yếu tố bảo an của đồng tiền (đảm bảo yêu cầu của đề án đã xây dựng là yếu tố sẵn có, có thể cải tiến thay thế bất cứ khi nào đƣợc NHNN yêu cầu): nghiên cứu chất liệu giấy in tiền, độ bền của chất liệu, các yếu tố bảo an của mực in tiền (mực phủ, mực không màu phát quang, mực hồng ngoại), yếu tố
bóng chìm, thiết kế chuyển động của bóng chìm trên dây bảo an, OVI, dải nhũ trên các chất liệu Cotton (Iriodin) và trên chất liệu Polymer (Iridescent), chữ siêu nhỏ (Microtext), Rapid, Colourshift, Colourfix, Spark, Hybrid...
Ngoài việc nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo và ứng dụng các yếu tố bảo an trên giấy và mực in tiền, hoạt động R&D của nhà máy còn thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhƣ công nghệ chế tạo và gia công bản in, công nghệ đúc và chế tạo lô sử dụng cho dây chuyền in, đúc, nghiên cứu các loại vật liệu tối ƣu cho máy hoàn thiện và đóng gói sản phẩm tự động, hệ thống pha chế hóa chất cho dây chuyền xử lý nƣớc thải, hóa chất chống đông, làm mát cho các hệ máy, nghiên cứu chế tạo chất liệu in đa lớp kết hợp cotton và polymer... Đặc biệt là dự án nghiên cứu về độ khó trong làm giả tiền dựa trên bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, cấu trúc bảo an, yếu tố bảo an, công thức bảo an...
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam hiện nay
Theo khái niệm về “Nguồn nhân lực R&D” hay “Nhân lực R&D” đã trình bày trong chƣơng 1 – Cơ sở lý luận, Nhân lực R&D của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam bao gồm những ngƣời có hoạt động trong các đơn vị, bộ phận làm R&D, phát triển công nghệ, sản phẩm mới (không phải tất cả cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp).
Theo thống kê (tính đến thời điểm hiện tại) nhân lực R&D của nhà máy In tiền Quốc gia có thể chia theo 03 nhóm nhƣ sau:
- Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sƣ nghiên cứu). Hiện tại nhà máy có 06 cán bộ nghiên cứu trong đó có 01 Tiến sỹ Hóa học, 03 Thạc sỹ Hóa học và 02 Thạc sỹ Công nghệ In. Đây là những cán bộ chuyên nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phƣơng pháp và hệ thống
mới. Nhóm nhân viên này thuộc biên chế của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ.
- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng. Tổng số nhân lực của nhóm này tính tới thời điểm thống kê là 51 ngƣời đƣợc phân bổ theo bảng 2.4 dƣới đây. Nhóm này bao gồm những ngƣời thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào R&D bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phƣơng pháp vận hành dƣới sự giám sát của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đa phần số nhân lực này tham gia vào hoạt động R&D với tính chất kiêm nhiệm bởi nguồn kinh phí dành cho R&D của nhà máy còn rất hạn chế và chính sách sử dụng nhân lực R&D cũng còn nhiều bất cập. Họ là những Kỹ sƣ, Chuyên viên hoặc công nhân kỹ thuật các chuyên ngành trực thuộc các bộ phận sản xuất và phòng ban liên quan trong nhà máy, đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ của các dự án R&D khi có yêu cầu.
STT BỘ PHẬN SỐ LƢỢNG
1 Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ 06
2 Phòng Kỹ thuật 04 3 Xƣởng Chế bản 13 4 Xƣởng Cơ Điện Lạnh 14 5 Xƣởng In 10 6 Xƣởng Hoàn thiện sản phẩm 04 Tổng số 51
Bảng 2.1. Bảng phân bố số lƣợng nhân lực R&D thuộc nhóm 2 của nhà máy In tiền Quốc gia
- Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D bao gồm những ngƣời làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc R&D. Nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D theo hình thức chuyên trách của nhà máy theo thống kê có 02 ngƣời: 01 Kế toán và 01 Phiên dịch dự án R&D. Ngoài ra nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D liên quan đến công tác nhân sự, hành chính đều là nhân viên làm việc kiêm nhiệm (lý do tƣơng tự đối với nhân lực ở nhóm 2), chỉ làm công việc này khi có yêu cầu nên số lƣợng không ổn định, dao động trong khoảng 5-7 ngƣời.
Nhƣ vậy, thống kê tổng số nhân lực chuyên và không chuyên hoạt động R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia tính tới thời điểm khảo sát là khoảng 66 ngƣời, dao động không ngừng theo từng thời điểm và dự án. Nhân lực chuyên hoạt động R&D thực chất chỉ có 12 ngƣời trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu
và Ứng dụng Công nghệ của nhà máy và 02 nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D. Ta có thể thấy đƣợc tỉ lệ nhân lực hoạt động R&D so với nhân lực lao động của nhà máy qua Biểu đồ 2.1: Tóm tắt số lƣợng nhân lực lao động của Nhà máy In tiền Quốc gia dƣới đây:
Biểu đồ 2.1. Tóm tắt số lƣợng nhân lực lao động của Nhà máy In tiền Quốc gia
Khảo sát về cơ cấu nam nữ ở các độ tuổi của nhân lực hoạt động R&D của nhà máy In tiền Quốc gia đƣợc thể hiện trong đồ thị 2.1 dƣới đây:
Đồ thị 2.1. Số lƣợng nhân lực R&D nam, nữ ở các độ tuổi