Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà máy In tiền Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 35 - 39)

Sơ đồ 3.3 Quy trình đào tạo bên ngoài doanh nghiệp

9. Kết cấu Luận văn

2.1. Giới thiệu chung về nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam

2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà máy In tiền Quốc gia

Việt Nam

2.1.3.1. Bộ máy quản trị

Bộ máy quản trị của nhà máy đƣợc phân cấp theo chức năng và nhiệm vụ, đƣợc quy định rất cụ thể và chặt chẽ. Đứng đầu nhà máy là Hội đồng thành viên gồm 01 Chủ tịch Hội đồng thành viên và 04 Thành viên Hội đồng thành viên quyết định những chiến lƣợc vĩ mô của nhà máy, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất theo nguyên tắc gọn nhẹ, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản lý tài sản của Nhà nƣớc trong nhà máy.

Ban điều hành nhà máy gồm 01 Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lƣợng hoạt động sản xuất. Các Phó Tống giám đốc theo dõi điều hành các công việc dựa trên phạm vi chức năng của mình, chịu trách nhiệm trực tiếp những lĩnh vực đƣợc Tổng giám đốc ủy quyền.

Mô hình quản trị nhà máy đƣợc thể hiện cụ thể trong sơ đồ hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam In tiền Quốc gia Việt Nam

2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban xưởng Các phòng ban chức năng:

- Phòng Kế toán: Phụ trách công tác tài chính của nhà máy. Có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dƣới hình thái tiền tệ hạch toán kế toán các nhiệm vụ phát sinh, hàng ngày thông qua hạch toán các khoản thu mua, nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa chi phí, xác định kết quả sản xuất kinh doanh thanh toán với khách hàng,

BAN ĐIỀU HÀNH Các phòng ban - Phòng Kế toán - Phòng Tổ chức - LĐTL - Phòng Kỹ thuật - Phòng Kế hoạch - Phòng Vật tƣ - Phòng Quản trị - Văn phòng

- Phòng Kiểm soát nội bộ - Phòng Bảo vệ

- Phòng Kho - Nhà ăn ca

- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Các phân xƣởng - Xƣởng In - Xƣởng Chế bản - Xƣởng Hoàn thiện - Xƣởng Cơ Điện Lạnh - Xƣởng KCS HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Ngân hàng, cơ quan thuế vụ, Kiểm toán Nhà nƣớc đồng thời theo dõi cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản của nhà máy.

- Phòng Tổ chức – LĐTL: Quản lý nhân sự về mặt tuyển dụng, đào tạo, giải quyết những vấn đề tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động. Xây dựng bảng lƣơng cho các bộ phận, giải quyết các công tác về chế độ, chính sách cho ngƣời lao động.

- Phòng Vật tƣ: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ mua sắm, quản lý, giao nhận và cấp phát các loại vật tƣ, phụ tùng, nguyên vật liệu, công cụ lao động và tài sản phục vụ cho các nhu cầu sản xuất của nhà máy.

- Phòng Quản trị: Quản lý, sử dụng và sửa chữa nhà xƣởng, đƣờng đi nội bộ và tài sản phục vụ công tác sản xuất, quản lý, sử dụng cho phúc lợi; theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ công nhân viên và các hoạt động khác của nhà máy.

- Phòng Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch và điều độ sản xuất, theo dõi tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, hoạt động sản xuất của nhà máy.

- Phòng Kỹ thuật: Tổ chức và quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật in tiền, đúc tiền kim loại, đúc vàng và các vật phẩm lƣu niệm bằng vàng, các ấn phẩm in có giá trị nhƣ tiền.

- Văn phòng: Quản lý, điều hành lĩnh vực đối ngoại, quản lý công tác văn thƣ, lƣu trữ và công tác hành chính của nhà máy.

- Phòng Kho nguyên liệu đặc biệt và thành phẩm: Quản lý, bảo quản giấy in đặc biệt (kể cả giấy in thử) từ khâu giấy kiện, giấy trắng, giấy in dở dang, sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm hỏng, vàng miếng và vật phẩm lƣu niệm bằng vàng.

- Phòng Bảo vệ: Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn nhà máy; triển khai các công tác, phƣơng án bảo vệ theo chỉ đạo hƣớng dẫn của cơ quan công an có thẩm quyền.

- Phòng Kiểm soát nội bộ: Tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ để đảm bảo công tác quản lý, điều hành hiệu lực, hiệu quả, đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. - Nhà ăn ca: Phục vụ nấu cơm ca, nƣớc uống cho cán bộ công nhân viên,

cơm khách của nhà máy và thực hiện chế độ bồi dƣỡng bằng hiện vật đối với ngƣời lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo chế độ quy định.

- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ (vừa đƣợc thành lập đầu năm 2017): Tổ chức hoạt động nghiên cứu và triển khai các công nghệ đã đƣợc giao; Là đầu mối hợp tác liên kết tìm ra thị trƣờng kinh doanh các kết quả nghiên cứu và phát triển, các ứng dụng công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc ; Tham mƣu, tƣ vấn và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,... Tìm kiếm, xây dựng, quản lý các dự án đầu tƣ; Tham gia công tác đào tạo theo kế hoạch của nhà máy khi có yêu cầu.

Các phân xưởng:

- Xƣởng Chế bản: Nghiên cứu, tổ chức thiết kế các mẫu giấy, mẫu vàng thành phẩm và các giấy tờ có giá, chế bản gốc và sản xuất bản in.

- Xƣởng In: thực hiện chức năng in tiền và các giấy tờ có giá trị nhƣ tiền theo kế hoạch.

- Xƣởng Hoàn thiện sản phẩm: Pha cắt sản phẩm, kiểm chọn và đóng gói sản phẩm nhập kho.

- Xƣởng Cơ Điện Lạnh: Vận hành hệ thống máy điều không, lắp đặt, quản lý, bảo dƣỡng và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của nhà máy.

- Xƣởng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm (KCS): Tổ chức, thực hiện, kiểm tra, phân loại, thống kê chất lƣợng sản phẩm tờ to và kiểm chọn hình nhỏ khi Tổng giám đốc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)