Chính sách sử dụng nhân lực R&D trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 28)

Sơ đồ 3.3 Quy trình đào tạo bên ngoài doanh nghiệp

9. Kết cấu Luận văn

1.3. Chính sách sử dụng nhân lực R&D trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp có hoạt động R&D, nhân lực R&D bao gồm những ngƣời có hoạt động trong các đơn vị, bộ phận làm R&D, phát triển công nghệ, sản phẩm mới (không phải tất cả cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp). Nhân lực R&D đƣợc chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sƣ nghiên cứu). Đây là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tƣơng đƣơng nhƣ nhà nghiên cứu/nhà khoa học,

tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phƣơng pháp và hệ thống mới.

- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng. Nhóm này bao gồm những ngƣời thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào

R&D bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp

dụng những khái niệm và phƣơng pháp vận hành dƣới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.

- Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D. Bao gồm những ngƣời có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phòng tham gia vào các dự án R&D. Trong nhóm này bao gồm cả những ngƣời làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc R&D của các tổ chức R&D.

Với vai trò quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp thì chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D phải là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu bởi nó quyết định đến hiệu quả của kết quả hoạt động R&D của doanh nghiệp đó. Để nâng cao đƣợc chất lƣợng phục vụ thì doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách sử dụng phù hợp và đáp ứng nhu cầu của các vị trí lao động đặc thù. Chính sách sử dụng nhân lực R&D trong doanh nghiệp ở đây đƣợc hiểu bao gồm: chính sách quản trị nhân sự và chính sách phát triển nhân lực hay nguồn nhân lực.

1.3.1. Chính sách quản trị nhân sự

Chính sách quản trị nhân sự (Human Resources) liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, duy trì nguồn nhân lực đồng thời triển khai các chính sách phù hợp và tập trung phát triển năng lực các cá nhân, tổ chức để có thể hoàn thành công việc hiệu quả nhất. Chính sách quản trị nhân sự bao gồm chính sách quản lý nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực.

Chính sách quản lý nhân sự là công tác quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động.

Chính sách quản lý nguồn nhân lực là các chính sách mang tính chiến lƣợc lâu dài hơn, tìm mọi cách tạo thuận lợi cho mọi ngƣời trong tổ chức hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lƣợc và các kế hoạch của tổ chức, tăng cƣờng cống hiến của mọi ngƣời theo hƣớng phù hợp với chiến lƣợc của tổ chức, đạo đức và xã hội.

Ở cấp độ vĩ mô, tổ chức ở đây có thể là địa phƣơng, quốc gia, có thể là khu vực và quốc tế. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm một số hoạt động nhƣ quyết định các chính sách quốc gia, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ sử dụng lao động toàn xã hội. Ban hành và hƣớng dẫn thi hành các văn bản pháp luật lao động, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động… Và các hoạt động trên nhằm tạo ra một lực lƣợng lao động đủ về số lƣợng và cả về chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội.

Ở cấp độ vi mô, tổ chức ở đây là tổ sản xuất, phân xƣởng, phòng ban, doanh nghiệp. Và các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở cấp độ này bao gồm các hoạt động tuyển mộ lựa chọn, bố trí lao động trong tổ chức, tổ chức đào tạo… nhằm đảm bảo một lực lƣợng lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng.

Nhƣ vậy, quản lý nguồn nhân lực là một quá trình phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ không thể tách rời giữa phân bố nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực.

Chính sách quản trị nhân sự là công cụ để quản lý nguồn nhân lực gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể tác động đến hành vi lao động, thái độ của ngƣời lao động để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Con ngƣời là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con ngƣời”. Cung cách quản lý, môi trƣờng làm việc mà ngƣời quản lý đem lại cho ngƣời lao động và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu và thực hiện các kế hoạch chiến lƣợc doanh nghiệp cần phải liên kết chặt chẽ các chính sách quản trị nhân sự với mục tiêu kinh doanh.

1.3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Phát triển là các hoạt động học tập vƣợt ra khỏi phạm vi công việc trƣớc mắt của ngƣời lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hƣớng tƣơng lai của tổ chức. Nhƣ vậy phát triển là các hoạt động học tập nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng, năng lực cho ngƣời lao động khi họ chuẩn bị bƣớc vào công việc mới với những đòi hỏi, yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn, lành nghề trong công việc. Phát triển chủ yếu là chuẩn bị cho ngƣời lao động những kiến thức kỹ năng về công việc trong tƣơng lai.

Đào tạo đƣợc hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho ngƣời lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đào tạo là những hoạt động học tập nhằm cung cấp cho ngƣời lao động những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn về công việc hiện tại, củng cố và bổ sung những kiến thức và kỹ năng, trình độ chuyên môn còn thiếu hụt của ngƣời lao động. Đó là các hoạt động học tập nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động để thực hiện có hiệu quả hơn công việc hiện tại. Theo davilaw.vn đào tạo là các hoạt động truyền tải thông tin và dữ liệu từ ngƣời này (huấn luyện viên hoặc giảng viên…) sang ngƣời khác (học viên). Kết quả là có sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực là công cụ để quản lý nguồn nhân lực, bao gồm các chế độ, các quy định cụ thể về quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ của ngƣời lao động để họ có thể thực hiện có hiệu quả công việc hiện tại cũng nhƣ chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, năng lực để họ có thể đảm nhiệm những công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ. Chính sách phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhƣ: cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực, phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động.

Kết luận chƣơng 1

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào hoạt động thƣơng mại thế giới, đã trở thành một thành tố của chuỗi giá trị toàn cầu trong nền kinh tế thị trƣờng - nơi diễn ra những cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế chính là thực hiện hoạt động R&D. Để làm tốt đƣợc những hoạt động đó, doanh nghiệp cần xác định đƣợc rằng trong mọi thời đại, dù bất cứ ở đâu, trong mọi hoàn cảnh nguồn nhân lực luôn là nguồn lực quý giá nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ nhân lực KH&CN trong đó có nhân lực R&D. Do vậy đối với các doanh nghiệp, điều chỉnh chính sách sử dụng phù hợp để nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D đang đƣợc xem nhƣ một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong quyết định thành công của doanh nghiệp.

Chƣơng 1 của luận văn đã đề cập và làm rõ cơ sở lý luận về đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D. Đặc biệt đã làm rõ các quan điểm, các nội dung và các vấn đề liên quan đến R&D, nguồn nhân lực R&D, vai trò của R&D đối với sự phát triển của doanh nghiệp, chính sách, đổi mới chính sách, chính sách sử dụng và chất lƣợng phục vụ.

Xuất phát từ luận điểm nguồn lực con ngƣời là nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức, nội dung của chƣơng 1 đã phân tích và lựa chọn các cách tiếp cận để tiến hành nghiên cứu các nội dung và vấn đề có liên quan tới việc đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lƣợng phục vụ nhân lực R&D.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI

TẠI NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam

Để làm rõ nét hơn việc nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách sử dụng cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ của nhân lực R&D tại nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam, luận văn xin giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam; chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất; cơ cấu lao động, những đặc điểm kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động R&D của nhà máy.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam Việt Nam

Năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nƣớc Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Để có thể chủ động về mặt tài chính cho hoạt động của Chính phủ Cách mạng, tháng 11 năm 1945, Bộ trƣởng bộ Tài chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời là ông Phạm Văn Đồng đã giao nhiệm vụ cho ông Phạm Quang Chúc và ông Nguyễn Văn Khoát tổ chức để in tiền.

Ngày 06 tháng 5 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đƣợc thành lập. Cơ quan ấn loát Bộ Tài chính chuyển về Ngân hàng và mang tên nhà In Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đánh dấu thời kì mới trong lịch sử phát triển của mình. Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là in các chứng từ dùng cho việc thanh toán nhƣ Séc, sổ tiết kiệm, các loại tem bƣu điện, các loại tem phiếu dùng trong thời kì bao cấp.

Năm 1975, đất nƣớc thống nhất, phân xƣởng chuyên in bằng phƣơng pháp in offset đƣợc xây dựng và hoàn thành (ở khu vực đƣờng Chùa Bộc) đã

đi vào sản xuất. Năm 1981, thực hiện chủ trƣơng của nhà nƣớc, của ngành, một số cán bộ chủ chốt và gần 100 công nhân nhà In Ngân hàng đã tổ chức xây dựng cơ sở in tiền ở phía Nam đặt trụ sở tại 17 Bến Chƣơng Dƣơng, thành phố Hồ Chí Minh với cái tên mật danh là xí nghiệp B81.

Năm 1984, một số cán bộ nhà In Ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều động đi chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy in tiền với công nghệ hiện đại. Khi công trình xây dựng nhà máy in tiền mới hoàn thành, nhà In Ngân hàng đã cử hơn 300 CB CNV chuyển lên làm việc tại nhà máy mới, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ in tiền, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đổi mới đất nƣớc. Ngày 22 tháng 4 năm 1991, nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng với chức năng và nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ in tiền đƣợc chuyển giao dần cho nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam ở phía Bắc.

Theo xu thế phát triển của thế giới, những sản phẩm trong thanh toán ngày càng đòi hỏi phải đạt những yêu cầu cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật, nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam đã tập trung đầu tƣ thiết bị, đào tạo lại đội ngũ những ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua đã cho thấy kết quả bƣớc đầu. Nhà máy đã đứng vững đi lên, cho đến nay trên cả nƣớc chỉ có một cơ sở duy nhất in tiền đó là nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam

Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam hay Công ty TNHH NN Một thành viên Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ. Nhà máy có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Sản xuất các sản phẩm đặc biệt (Tiền và các giấy tờ có mệnh giá nhƣ tiền) đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, phục vụ yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong nƣớc.

- Phối hợp với Cục Phát hành và Kho quỹ xây dựng Tiêu chuẩn Kỹ thuật đồng tiền.

- Đúc tiền kim loại, đúc vàng miếng, vật phẩm lƣu niệm bằng vàng. - Xây dựng quy trình công nghệ chế bản, in, đúc tiền; trình Thống đốc

NHNN phê duyệt khi có yêu cầu.

- Xây dựng và ban hành quy định về quản lý chất lƣợng toàn bộ quá trình in, đúc tiền.

- Nhận các nhiệm vụ chính trị khác đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao phó.

2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam Việt Nam

2.1.3.1. Bộ máy quản trị

Bộ máy quản trị của nhà máy đƣợc phân cấp theo chức năng và nhiệm vụ, đƣợc quy định rất cụ thể và chặt chẽ. Đứng đầu nhà máy là Hội đồng thành viên gồm 01 Chủ tịch Hội đồng thành viên và 04 Thành viên Hội đồng thành viên quyết định những chiến lƣợc vĩ mô của nhà máy, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất theo nguyên tắc gọn nhẹ, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản lý tài sản của Nhà nƣớc trong nhà máy.

Ban điều hành nhà máy gồm 01 Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lƣợng hoạt động sản xuất. Các Phó Tống giám đốc theo dõi điều hành các công việc dựa trên phạm vi chức năng của mình, chịu trách nhiệm trực tiếp những lĩnh vực đƣợc Tổng giám đốc ủy quyền.

Mô hình quản trị nhà máy đƣợc thể hiện cụ thể trong sơ đồ hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam In tiền Quốc gia Việt Nam

2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban xưởng Các phòng ban chức năng:

- Phòng Kế toán: Phụ trách công tác tài chính của nhà máy. Có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dƣới hình thái tiền tệ hạch toán kế toán các nhiệm vụ phát sinh, hàng ngày thông qua hạch toán các khoản thu mua, nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hóa chi phí, xác định kết quả sản xuất kinh doanh thanh toán với khách hàng,

BAN ĐIỀU HÀNH Các phòng ban - Phòng Kế toán - Phòng Tổ chức - LĐTL - Phòng Kỹ thuật - Phòng Kế hoạch - Phòng Vật tƣ - Phòng Quản trị - Văn phòng

- Phòng Kiểm soát nội bộ - Phòng Bảo vệ

- Phòng Kho - Nhà ăn ca

- Trung tâm Nghiên cứu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới chính sách sử dụng để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân lực nghiên cứu và triển khai (rd) tại nhà máy in tiền quốc gia việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)