Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về thanh toán không dùng tiền mặt
2.2.1. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt ở các NHTM nước ngoài
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc tập trung đẩy mạnh TTKDTM từ năm 2005. Chính phủ Trung Quốc xác định phát triển ngành công nghiệp thẻ là mũi nhọn ưu tiên phát triển trong khu vực chi tiêu công (Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Trung ương ban hành “Biện pháp chi tiêu công bằng thẻ chi dịch vụ công”) và khu vực dân cư (Ngân hàng Trung ương phối hợp với 9 Bộ, ngành ban hành chỉ đạo biện pháp đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp thẻ trên toàn quốc). Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc, Trung tâm chuyển mạch thẻ liên ngân hàng quốc gia (CUP) đã được thiết lập từ năm 2005 đánh dấu mốc quan trọng cho ngành thẻ ngân hàng tại Trung Quốc. Đến nay, sau 11 năm triển khai, Trung Quốc có khoảng gần 1,9 tỷ thẻ đã được phát hành, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 92% với tổng doanh số 24,3 tỷUSD và số lượng giao dịch là 19,7 tỷ. Đến cuối
năm 2012, tổng số lượng thẻ ngân hàng được phát hành đạt tới 2,066 tỷ thẻ (tăng 14,8% so với năm trước; đến tháng 10/2015 đã đạt mức 2,3 tỷ thẻ), trong đó thẻ ghi nợ là 1,88 tỷ thẻ chiếm 91%, thẻ tín dụng là 186 triệu thẻ. Khối lượng và giá trị giao dịch bằng thẻ ngân hàng năm 2012 là 19.691 triệu giao dịch và 165,99 nghìn tỷ nhân dân tệ với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân ngày là 53.948.500 giao dịch và 454.771 triệu nhân dân tệ (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Mỹ đã áp dụng luật điện tử rút gọn. Các Ngân hàng truyền hình ảnh thay thế cho việc trao đổi séc giấy. Khách hàng có thể nộp séc tại máy ATM , POS hoặc một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nào đó. Hình ảnh séc được truyền về trung tâm sử lý séc. Khách hàng sẽ nhận được bản in hình ảnh của tờ séc ở mặt sau của biên nhận giao nộp séc. Ngân hàng xây dựng kho dữ kiệu tập trung chứa hình ảnh, sổ séc để cung cấp hình ảnh truy vấn online cho khách hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán(Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thụy Điển
Cuộc cách mạng về TTKDTM ở quốc gia này mới bắt đầu từ 1999, vậy mà kể từ sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của Thụy Điển chỉ còn 0,7%, một con số đáng khâm phục nếu biết rằng trước 1999 tỷ lệ đó là trên 17%”.Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất phát triển đặc biệt là sự bùng nổ của việc sử dụng thẻ thanh toán từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Do đó việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán ngày càng giảm dần, tỷ lệ TTBTM so với GDP giảm từ 10% năm 1950 xuống còn 3.2% năm 2005, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao so với các nước Bắc Âu khác. Với sự phát triển của các phương tiện thanh toán thì tỷ lệ TTBTM sẽ tiếp tục giảm nữa. Kinh nghiệm Thụy Điển cho thấy việc phát hành cơ sở hạ tầng gồm ATM, POS…của từng Ngân hàng là khá tốn kém, lợi nhuận thu về từ dịch vụ thẻ là rất thấp hoặc lỗ. Do vậy ngoài 4 Ngân hàng đầu có cơ sở hạ tầng phát hành và thanh toán thẻ mạnh thì nhiều Ngân hàng khác chỉ thực hiện phát hành bằng hình thức kếthợp với NH có thế mạnh trong lĩnh vực thẻ để mang cùng thương hiệu nhằm tiết giảm chi phí (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Thụy Điển đang có những bước tiến nhanh và vững chắc trên con đường trở thành các quốc gia không sử dụng tiền mặt. Trong năm 2015, tổng giá trị tiền mặt chỉ chiếm 2% giá trị tất cả các giao dịch thanh toán tại Thụy Điển. Con số này được Ngân hàng Trung ương Thụy Điển Riksbank dự báo sẽ giảm xuống chỉ
còn ở mức 0,5% vàonăm 2020. Tại các cửa hàng tại nước này, tiền mặt chỉ được sử dụng cho khoảng gần 20% tổng số lượng giao dịch, bằng một nửa thời điểm năm 2010 và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 75%. Xu hướng không tích lũy, sử dụng tiền mặt được tiên phong bởi hệ thống ngân hàng nước này. Tính đến hết tháng 12 năm 2015, 900 trong tổng số 1.600 chi nhánh ngân hàng tại Thụy Điển hiện không còn giữ tiền mặt hay nhận tiền gửi của khách hàng bằng tiền mặt. Các cây ATM - vật mà cách đây 10 năm còn rất phổ biến thì giờ rất khó tìm thấy tại Thụy Điển, kể cả ở vùng thôn quê. Chính điều này đã làm cho tổng giá trị đồng SEK (Krona Thụy Điển) giảm từ 106 tỷ năm 2009 xuống còn 80 tỷ năm 2015. Vậy, để đạt được những thành tựu trên, kinh nghiệm của Thụy Điển là gì?(Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Thứ nhất, ngay từ rất sớm, khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ 20, các NHTM Thụy Điển đã thuyết phục chủ lao động và nhân viên nhận trả lương bằng chuyển khoản. Thẻ tín dụng và thẻ ATM được thúc đẩy phát triển từ thập niên 90, khi mà các NHTM bắt đầu tính phí với séc (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Thứ hai, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, theo đó, các giải pháp cơ bản được thực hiện là: Thụy Điển phát triển và thực hiện nhiều ứng dụng điện tử trên điện thoại để hỗ trợ thanh toán điện tử. Với những người có tài khoản ngân hàng và smartphone đều có thể chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, bất kể cùng hay không cùng hệ thống ngay lập tức và tất nhiên, hoàn toàn không mất phí với ứng dụng Swish. Với những người bán lẻ, nếu như hệ thống Swish là phức tạp thì họ có iZettle - một hệ thống rất rẻ và dễ sử dụng. Hệ thống giúp nhận thanh toán thẻ Visa - loại thẻ được sử dụng rất nhiều tại Thụy Điển, với bình quân 207 giao dịch/người dân/năm và một đầu đọc thẻ mini gắn qua cổng sạc điện thoại. Chính những yếu tố công nghệ mới này đã thúc đẩy việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ Thụy Điển áp dụng những biện pháp mạnh, mang tính hành chính để quyết liệt giảm trừ thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay có 5 giao dịch tại quốc gia này thì 4 là thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ Thụy Điển đã cấm sử dụng tiền mặt tại một số dịch vụ công, trong đó điển hình là ở các phương tiện giao dịch công cộng như xe bus hay tàu điện. Cùng với đó, vấn đề của khoảng 1,8 triệu người già, hưu trí - những người có phần chậm thích ứng hơn với thay đổi về mặt công nghệ, theo Tổ chức những người về hưu quốc gia Thụy Điển, đó là chỉ 50% thành viên trong tổ chức sử dụng thẻ thanh toán và 7%
chưa bao giờ dùng đến thẻ. Chính vì vậy, với những người già và hưu trí, Thụy Điển vẫn duy trì hệ thống một số cửa hàng tiện ích với việc thanh toán được kết hợp giữa thanh toán điện tử và tiền mặt. Cùng với đó, để định hướng dần cho nhóm này, Chính phủ và bản thân các NHTM luôn dành sự ưu đãi và hỗ trợ tối đa với những người già, hưu trí.Đồng thời, cải cách về lương hưu và chế độ nghỉ thai sản thoải mái đã giúp Thụy Điển duy trì và nâng cao tỷ lệ làm việc cũng như tuổi hưu của người dân. Theo đó, nếu một người về hưu ở tuổi 63 sẽ có thu nhập hàng tháng thấp hơn 12% so với nghỉ hưu ở tuổi 65; trong khi nếu làm việc đến năm 69 tuổi sẽ nhận lương cao hơn 30% so với tuổi 63. Chính vì điều này, Chính phủ Thụy Điển kỳ vọng, một số áp lực về việc phải duy trì tiền mặt trong thanh toán và lưu thông sẽ sớm được giải quyết (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Thứ ba, đó là sự đồng lòng mạnh mẽ của người dân. Với mục tiêu xây dựng một mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu mới, người dân Thụy Điển dường như vui lòng chấp nhận những bất tiện ban đầu của thanh toán không dùng tiền mặt. Các vấn đề về tham nhũng, mất lòng tin vào quan chức hay chính quyền cũng vì thế được loại bỏ. Du khách đến quốc gia này cũng phải làm quen với một số bất tiện như: thanh toán ứng trước một số chi tiêu như điện thoại, dịch vụ công cộng hay một số chi phí phát sinh ứng trước. Đây cũng là một vấn đề đang được Chính phủ Thụy Điển hết sức chú ý và đang nỗ lực tìm cách giải quyết (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Australia
Thị trường thẻ tại Australia khá phát triển với khoảng 20 thành viên lớn. Có khoảng 7,6 triệu thẻ tín dụng với khối lượng giao dịch 15,357 triệu dolar Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2006; thẻ ghi nợ vào khoảng 4,2 triệu thẻ với lượng giao dịch 2,716 triệu dolar Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2006. Thẻ trả trước với khoản 15 chương trình lớn nhỏ mới được đưa vào thực hiện tại Australia từ tháng 5/2006 được xem là một sản phẩm mới nhưng chứa đầy tiềm năng (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Các thẻ trả trước được phát hành cho những người làm công để thanh toán lương. Các khoản lương và thu nhập được ghi có và thẻ trả trước. Người hưởng lương có thể sử dụng các khoản tiền của mình để thanh toán hoặc rút tiền mặt tại các POS và các ATM. Dịch vụ này được bản thân Ngân hàng rất quan tâm vì việc huy động vốn thông qua thẻ trả trước giúp họ quản lý một cách hiệu quả các
tài khoản có số dư thấp. Thẻ còn để giải ngân các khoản tín dụng, sử dụng thẻ cho kênh phân phối phúc lợi xã hội của Chính phủ rất thành công tại Philippine, với dịch vụ bảo hiểm của Chính phủ (GSIS) , GSIS chi trả các khoản bảo hiểm và phúc lợi xã hội cho các công chức chính phủ qua GSIS – Card, cùng với các chức năng kết hợp khác như chứng minh thư cá nhân, trả lương, thanh toán và trả tiền. 1,3 triệu thẻ trả trước đã được phát hành vào cuối năm 2005 tại Philippine (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Thẻ trả trước tại Australia là loại thẻ điện tử không dập nổi của Visa, phát hành thông qua các ATM . Có thể phát hành ngay với các thẻ có mệnh giá trước, có thể được nạp lại nhiều lần, thông qua các thiết bị đầu cuối của nhà cung ứng dịch vụ và thẻ có thể sử dụng với nhiều dịch vụ khác nhau của các nhà cung cấp khác nhau. Các giao dịch của thẻ bao gồm: Nạp tiền; Chi trả hàng hóa, dịch vụ; Rút tiền mặt; Vấn tin số dư; Chuyển tiền từ thẻ sang thẻ; Tạm khóa sử dụng; Chuyển tiền từ tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng sang thẻ(Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Kênh phân phối thẻ khá rộng, từ các chi nhánh của Ngân hàng đến các đại lý phân phối của bên thứ ba, các điểm bán lẻ… Việc nạp tiền qua thẻ, giao dịch vấn tin số dư, giao dịch chuyển tiền từ thẻ sang thẻ có thể thực hiện thông qua mạng lưới chi nhánh của chính nhà phát hành, hoặc mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba làm đại lý (như bưu điện, trạm bán xăng dầu, phí giao thông, nhà cung ứng dịch vụ viễn thông…)(Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).
Khi sử dụng thẻ, số dư sẽ được trừ dần từ số dưđã được tích hợp trên thẻ, thẻ trả trước được nạp lại nhiều lần thông qua các thiết bị đầu cuối. Thẻ trả trước là công cụ thanh toán thuận tiện có khả năng tiếp cận 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần với phạm vi toàn cầu, thông qua mạng Internet, dễ kiểm soát, an toàn và bảo mật cao, thông tin sẵn sàng và dễ sử dụng. Đối tượng của thẻ trả trước là những người chưa hoặc không thường xuyên tiếp cận với Ngân hàng, những người hưởng phúc lợi xã hội hoặc người hưởng lương. Thanh toán thẻ trả trước còn có thể phát triển với các thanh toán giữa khu vực công với cá nhân, thanh toán qua Internet và chuyển tiền kiều hối.Vì vậy, khách hàng của thẻ trả trước rộng hơn các đối tượng khách hàng truyền thống của Ngân hàng trước đây. Các giao dịch thanh toán bằng thẻ trả trước tuân thủ pháp lý chung của Australia, đặc biệt là các quy định về chống rửa tiền. Cụ thể đối với thẻ trả trước vô danh, số dư của thẻ không vượt quá 1.000 dolar và không được nạp tổng số tiền vượt quá 2.000 dolar Australia trong vòng 30 ngày. Với các thẻ có số dư vàsố nạp tiền
lớn hơn người sử dụng thẻ phải cung cấp danh tính của mình (Nguyễn Ngọc Lâm, 2015).