Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt ở các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng phú thọ (Trang 43 - 47)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về thanh toán không dùng tiền mặt

2.2.2. Kinh nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt ở các NHTM Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của BIDV Đồng Tháp

Qua 05 năm thực hiện kế hoạch kinh doanh tiền tệ nói chung và phát triển dich vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại BIDV Đồng Tháp , tổng kết và đánh giá hoạt động kinh doanh giai đoạn (2008-2012) và tầm nhìn phát triển đến đến 2015 , hoạt động của BIDV Đồng Tháp đã đạt được kết quả khả quan. Rõ nét nhất là sự chuyển biến tích cực nhất về quan điểm ,nhận thức cần tập trung mở rộng hoạt động về sản phẩm DVTT qua thẻ ATM và các sản phẩm tiện ích khác đã được khách hàng đón nhận và đến giao dịch ngày càng tăng (Lê Thanh Tuyền, 2013).

-Bên cạnh đó, mô hình tổ chức kinh doanh về phát triển các sản phẩm dịch vụ (thanh toán qua Thẻ ATM, tiền gửi,VN Topup, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán…) đã được xác lập và đang hoàn thiện với đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng (Lê Thanh Tuyền, 2013).

-Cơ cấu thu nhập hoạt động các sản phẩm dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của đơn vị. Đặc biệt , phát triển các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt tại đơn vị đóng góp phần quan trọng cho phát triển thương hiệu bền vững và góp phần đảm bảo nhu cầu cho đầu tư và thanh toán một cách nhanh chóng và chính xác trong nước và quốc tế (Lê Thanh Tuyền, 2013).

Để khuyến khích người dân dùng thẻ và các phương thức thanh toán không dùng bằng tiền mặt, thời gian tới, ngân hàng đã đưa ra một chính sách phí hợp lý liên quan đến việc sử dụng thẻ nhằm khuyến khích nhiều cá nhân tham gia vào sử dụng thẻ thanh toán; tiếp tục đẩy mạnh số lượng POS phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân(Lê Thanh Tuyền, 2013).

Trong thời gian qua, nhờ có hạ tầng viễn thông tốt, với tốc độ truy cập cao đã tạo tiền đề cho việc phát triển thanh toán, đem lại tiện lợi cho người sử dụng. Theo đó, phần lớn các ngân hàng đã triển khai giải pháp ngân hàng di động và ngân hàng số, qua đó cung cấp dịch vụ tài chính, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn đến khách hàng(Lê Thanh Tuyền, 2013).

Cùng với đó, nhiều thiết bị di động được trang bị công nghệ xác thực sinh trắc học tiên tiến như nhận dấu vân tay, mạch máu, mống mắt... đã tạo nên sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ(Lê Thanh Tuyền, 2013).

Công nghệ cũng đã giúp phát triển, tiếp thị và cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả hơn. Đơn cử như trong thanh toán đã sử dụng công nghệ số hóa thẻ dùng thanh toán trên web và di động (Lê Thanh Tuyền, 2013).

2.2.2.2. Ngân hàng TMCP Quân đội Phú Thọ

Để có thể phát triển hoạt động kinh doanh và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đòi hỏi các NHTM cần phải phát triển các sản phẩm dịch vụTTKDTM theo hướng tăng số lượng, chất lượng và chủng loại các sản phẩm dịch vụ thanh toán với độ tin cậy cao và với giá cả phù hợp. Xây dựng quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán; ứng dụng các phần mềm chuẩn theo thông lệ quốc tế, phát triển các chuẩn mực chung phù hợp với thông lệ quốc tế .

Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Quân đội đã có một số sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, nhưng trong thời gian tới nên có thêm những sản phẩm dịch vụkhác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng như: các dịch vụ thanh toán nên có những sản phẩm mới thuận tiện hơn cho khách hàng, phát triển đa dạng một số dịch vụ như: đảm bảo cho khách hàng là bên mua chi trả tiền khi nhận được hàng,…

- Tập trung nghiên cứu thiết kế và xây dựng các chiến lược triển khai công nghệ viễn thông hiện đại.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ mục tiêu tựđộng hóa dịch vụ ngân hàng.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới đặt máy ATM và các cơ sở chấp nhận thẻ gắn việc thanh toán qua ngân hàng 24/24h với mọi sinh hoạt tiêu dùng của người dân. Áp dụng những công nghệ xử lý thanh toán hiện đại giúp ngân hàng thực hiện công tác xử lý các hình thức thanh toán được nhanh chóng, an toàn và chính xác với khối lượng lớn. Từ đó, nâng cấp và triển khai có hiệu quả các dịch vụ liên quan đến các công cụ thanh toán (Đỗ Thị Thu Hà, 2014).

MB không ngừng phát triển các dịch vụ mới để tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Thường xuyên cập nhật các thông tin, dịch vụ thẻ mới của MB cho khách hàng qua phương tiện internet, mobile banking...; ban hành các chương trình khuyến mại cho chủ thẻ; thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng MB247 để trợ giúp và giải quyết các thắc mắc của khách hàng kịp thời; xây dựng các quy trình nghiệp vụ thống nhất trong toàn hệ thống để đảm bảo giải quyết yêu cầu tra soát của khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

Từ khi thành lập đến nay, TTKDTM tại MB có những bước phát triển đáng mừng; phát triển cùng với xu thế của thời đại, phương tiện thanh toán đa dạng, phong phú, thái độ phục vụ khách hàng tốt…; đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cũng như cá nhân, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh số TTKDTM.

Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng phát triển thêm các dịch vụ thanh toán mới làm phong phú thêm các phương tiện TTKDTM. Hiện nay, ngoài các phương tiện TTKDTM truyền thống như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ; ngân hàng đã phát triển thêm các dịch vụ và sản phẩm mới: Internet Banking, SMS Banking, Mobile BankPlus (Đỗ Thị Thu Hà, 2014).

Dịch vụ SMS Banking được triển khai trên toàn hệ thống MB. Đến năm 2013, tổng sốngười dùng mới: 166.587 người, tổng số tin nhắn khách hàng thực hiện 340.000 tin nhắn...Dịch vụ Internet Banking đã được triển khai trên toàn hệ thống của MB từ tháng 10/2009. Đến năm 2013 tổng số người dùng mới là 17.490 người dùng; tổng số tiền giao dịch qua Internet Banking 6.745 tỷđồng.

Dịch vụ Mobile Bankplus triển khai từ tháng 12/2009, tại tất cả các điểm giao dịch tại MB. Hiện tại dịch vụ này đang tạm dừng để triển khai thử nghiệm với một sốtính năng mới.

Bên cạnh đó, các phương tiện TTKDTM tại MB đã được vận dụng một cách sáng tạo, thủ tục thanh toán ngày càng được đơn giản hóa. Việc luân chuyển chứng từ đã dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin mới, đã thực hiện trên mạng nội bộnên đã rút ngắn đáng kể thời gian thanh toán và hạn chế sai sót trong khâu luân chuyển chứng từ(Đỗ Thị Thu Hà, 2014).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh

huyện Đoan Hùng Phú Thọ

Thứ nhất, tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ, có thể chọn hai phương tiện TTKDTM để đẩy mạnh phát triển bên cạnh những phương tiện thanh toán truyền thống đó là:

- Thẻngân hàng đối với các giao dịch mua bán lẻ qua hệ thống POS và thẻ chi tiêu công đối với các đơn vịtrong lĩnh vực công;

- Thanh toán qua điện thoại di động cho các giao dịch thanh toán, chuyển tiền nhỏ lẻ, kể cảở khu vực nông thôn.

Thứ hai, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ nên sớm nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng thanh toán

- Hoàn chỉnh các hệ thống thanh toán nội bộ của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ;

- Mở rộng hệ thống POS phục vụ cho việc thanh toán bán lẻ.

Thứ ba, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ cần có chính sách về phí và ưu đãi phí phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng đồng thời hạn chế giao dịch tiền mặt cũng như tăng phí giao dịch tiền mặt để thức đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng phú thọ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)