Diễn giải ĐVT Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (%/năm) 1. Số hộ nhận khoán toàn huyện Ttrong đó: Hộ 2,554 2,555 1,976 1,934 2,952 103.69 - Xã Phong Vân Hộ 126 137 121 117 149 104.28 - Xã Biển Động Hộ 269 245 224 219 257 98.87 - Xã Tân Lập Hộ 162 172 156 157 189 103.93 2. Diện tích đã
giao toàn huyện Trong đó: Ha 11.032,2 11.154,8 7.955,37 4.303,99 5.615,62 84.47 - Xã Phong Vân Ha 257 260 206 191 298 103.77 - Xã Biển Động Ha 312 319 264 265 347 102.69 - Xã Tân Lập Ha 287 275 183 180 290 100,26 3. Diện tích giao/ hộ toàn huyện Trong đó: Ha/ hộ 1.32 1.37 1.03 1.23 1.90 109.53
- Xã Phong Vân Ha/
hộ 2.04 1.90 1.70 1.63 2 95.54 - Xã Biển Động Ha/
hộ 1.16 1.30 1.18 1.21 1.35 103.86 - Xã Tân Lập Ha/
hộ 1.77 1.60 1.17 1.15 1.53 96.42 Nguồn: Hạt kiểm lâm Lục Ngạn (2012, 2013, 2014, 2015, 2016)
Trong 3 xã điều tra thì xã Biển Động là xã có diện tích rừng giao khoán lớn nhất so với 2 xã còn lại, do Biển Động là 1 xã rộng, có quỹ đất lớn. Tuy nhiên, xã Biển Động lại có số hộ dân tập trung sinh sống đông nhất so với 2 xã
64
Phong Vân và Tân Lập nên diện tích rừng được giao khoán trung bình/ 1 hộ là thấp hơn so với 2 xã còn lại.
Nhìn chung rừng giao khoán bảo vệ rừng được thực hiện đúng đối tượng; việc lập hồ sơ khoán, đôn đốc kiểm tra đều thực hiện đúng quy định; qua kiểm tra diện tích giao khoán BVR cơ bản được quản lý bảo vệ tốt, tình trạng chặt phá rừng trái phép ít sẩy ra, chất lượng rừng ngày một nâng lên, tiền công được thanh toán đầy đủ cho các hộ, cộng đồng dân cư nhận khoán.
Tuy nhiên trong công tác bảo vệ rừng còn có một số hạn chế, như công tác tuần tra rừng ở một số tổ BVR, chủ rừng không thường xuyên, còn sẩy ra tranh chấp đất rừng ở Phú Nhuận, Đèo Gia, khai thác gỗ trái phép, phá rừng trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao so với nghề rừng ở Phong Minh, Đèo Gia. Năm 2016 có 39,31 ha rừng khoán không được nghiệm thu thanh toán.
c. Công tác trồng mới rừng và thực hiện dự án hỗ trợ trồng rừng
Sau khi giao rừng và cho thuê rừng các hộ đã chủ động trồng mới và tham gia các lớp hỗ trợ trồng rừng. Kết quả trồng mới rừng được thể hiện ở bảng 4.5.
Qua bảng 4.5 ta thấy, cả về số hộ và diện tích trồng rừng mới trong năm 2016 tăng vọt so với các năm trước đó, nếu năm 2015 số hộ trồng rừng mới chỉ là 1.842 hộ thì năm 2016 con số này là 2.539 hộ, cùng với diện tích tăng từ 1,870 ha lên 3,043 ha. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do sự quy hoạch, kế hoạch phát triển, cải tạo rừng của huyện Lục Ngạn diễn ra mạnh mẽ, sự chỉ đạo của cấp Uỷ, Đảng sát sao. Cùng với đó là các kỹ thuật về chăm sóc, phát triển cây, con giống của rừng ngày càng được các hộ dân chú trọng.
Năm 2016, Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn tham mưu cho BCĐ bảo vệ và PTR huyện, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số 823/QĐ-TTg ngày 30/05/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Trồng rừng thay thế nương rẫy tại các xã đặc biệt khó khăn trong thời gian chưa tự túc được lương thực để trồng rừng tại các xã (Tân Mộc, Tân Lập, Đèo Gia, Phú Nhuận, Kim Sơn, Sa Lý, Tân Sơn, Biển Động, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Phong Vân, Sơn Hải ).
Công tác hỗ trợ các hộ được giao khoán phát triển trồng rừng được UBND huyện Lục Ngạn quan tâm chỉ đạo sát sao, mỗi hộ gia đình được hỗ trợ khoảng 60 kg gạo; 350,000 đồng cùng với số lượng cây con giống trực tiếp trồng trên 1
65
đơn vị ha; Ngoài ra các hộ gia đình được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, cũng như các kỹ năng trồng, phát triển rừng.