Thức tuân thủ pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục

4.2.3. thức tuân thủ pháp luật của người dân

- Nhận thức của người dân về hoạt động bảo vệ rừng

Theo kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.17 cho thấy, đại đa số người dân đều có những hiểu biết cơ bản về sự suy thoái rừng nhưng chưa đầy đủ, chỉ có 32,22% ý kiến được hỏi nắm được các nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái, còn lại tới gần 70% là chưa hiểu hết về vấn đề.

Nguyên nhân, do lối sống làm nương rẫy nên một bộ phận không nhỏ người dân vẫn đốt rừng, khai thác gỗ. Điều này cần phải có cơ chế thay đổi cho hợp lý, đặc biệt từ yếu tố chính sách của Đảng, Nhà nước, phía UBND huyện cần có các cơ chế tạo việc làm, thay đổi cách sống cách nghĩ của người dân, để người

95

dân phát triển kinh tế mà không phụ thuộc và chỉ tập trung vào rừng. Bởi vấn đề ở chỗ, người dân không có thu nhập, không có việc làm họ bắt buộc phải phụ thuộc và rừng để kiểm sống, để phát triển kinh tế.

Bảng 4.17. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng của người dân

STT Nội dung SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Cháy rừng 14 15,56 2 Đốt rừng làm nương 7 7,78 3 Khai thác quá mức 9 10 4 Yếu kém trong quản lý 7 7,78 5 Cháy rừng và đốt rừng làm nương rẫy 16 17,78 6 Đốt rừng làm nương rẫy và yếu kém trong quản lý 8 8,89 7 Cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy và yếu kém trong quản lý 29 32,22

Cộng 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Việc làm của người dân góp phần bảo vệ rừng: Bảng 4.18 thể hiện những việc làm của người dân nhằm góp phần bảo vệ rừng, đại đa số các ý kiến khi được hỏi đền trả lời sẽ không chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, số ý kiến này chiếm tỷ lệ 62,22% tổng số ý kiến được hỏi.

Bảng 4.18. Ý kiến của người dân về những việc làm bảo vệ rừng

STT Nội dung SL

(Ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1 Không sử dụng các loại gỗ quý hiếm 5 5.56 2 Không chặt phá, đốt rừng là nương rẫy 56 62.22 3 Tuyên truyền các hình thức về suy thoái rừng và

bảo vệ rừng 7 7.78

4 Không làm gì cả 16 17. 78

5 Hành động khác 6 6.67

Cộng 90 100

96

Có 17,78% ý kiến trả lời sẽ không làm gì từ việc đốt phá rừng cho tới tuyên truyền phổ biến cũng như sử dụng các loại gỗ quý hiếm, các ý kiến này cho thấy đây là những bộ phận không có quan điểm rõ ràng, có tâm lý không muốn liên quan tới công tác phát triển và bảo vệ rừng.

Hộp 4.3. Hiểu biết của người dân về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về phát triển và bảo vệ rừng

“Chúng tôi chỉ biết khi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, chứ mức phạt đối với mỗi loại hình vi phạm làm sao mà biết, và công việc làm của chúng tôi đại đa số chỉ dựa vào làm nương rẫy mà sống chúng tôi làm gì thực ra cũng có biết như vậy là đúng hay sai hay đã vi phạm pháp luật hay chưa”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Lương Văn Sơn (2016)

Bảng 4.19 cho thấy, đại đa số người dân chỉ biết sơ qua về mức xử phạt và loại hình xử phạt vi phạm hành chính, trong tổng số 90 ý kiến được hỏi thì có tới 63 ý kiến trả lời rằng họ chỉ biết xơ qua chiếm tỷ lệ 70%. Trong khi đó cũng vẫn còn có tới 13.33% người dân được hỏi trả lời không biết gì về xử phát vi phạm hành chính, nghĩa là họ không biết những việc làm thường ngày của họ liên quan tới nương rẫy là có vi phạm pháp luật hay không. Qua bảng số liệu 4.17 cho thấy, cần phải triệt để hơn trong công tác tuyên truyền, đề mọi đối tượng, mọi người dân nắm được, hiểu được về công tác phát triển và bảo vệ rừng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 108 - 110)