Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn
4.3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng
4.3.3.1. Hoàn thiện giao khoán rừng
a. Tổ chức quản lý
- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong huyện gồm có: Phòng Nông nghiệp; Hạt Kiểm lâm. Trong quá trình thực hiện quy hoạch bảo vệ
103
và phát triển rừng, công tác quản lý nhà nước cần tăng cường và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng cấp.
- Thực hiện thanh kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý chất lượng giống cây trồng, thực hiện các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng cũng như các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp.
- Tăng cường cán bộ khuyến lâm cho huyện, xã thực hiện các chức năng chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tới từng hộ gia đình.
b. Tổ chức sản xuất
- Chú trọng phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng thôn bản và hợp tác xã.
- Tổ chức giao khoán và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia đình thực hiện trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng….
- Giao đất giao rừng cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, liên doanh liên kết với các hộ gia đình theo các quy định quản lý chung của ngành.
- Lấy xã làm địa bàn cơ sở để chỉ đạo sản xuất lâm nghiệp.
4.3.3.2. Tăng cường chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm
a. Về khoa học công nghệ
Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng. Xây dựng chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu tập trung.
Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững tới các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp. Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô hom vào sản xuất cây con đối với một số loài cây vừa cho hiệu quả kinh tế, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan. Từng bước thực hiện quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và tiến tới được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) tạo điều kiện thuận lợi cạnh tranh hàng gỗ xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tin
104
học vào công tác quản lý, theo dõi diễn biễn rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học chế biến gỗ, ván nhân tạo chất lượng cao để tăng hiệu quả sử dụng gỗ.
b. Về khuyến lâm
Đẩy mạnh đào tạo khuyến lâm xã và các tổ chức khuyến lâm tự nguyện ở xã, thôn bản để làm nòng cốt chuyển giao kỹ thuật cho các hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp.
Đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
4.3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm lâm
Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã. Coi trọng đào tạo con em dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa.
Để phát triển nguồn nhân lực trước hết phải tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ đại học, trung cấp và công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các xã, huyện, để có đủ năng lực phục vụ phát triển sản xuất.
Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình làm rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Liên kết với các trường dạy nghề trong tỉnh để đào tạo, bổ sung cán bộ lâm nghiệp có trình độ chuyên môn cho các xã, các doanh nghiệp trong huyện.
Đào tạo tại chỗ về kỹ năng lâm nghiệp cho cán bộ khuyến lâm xã, thôn bản để làm nòng cốt hỗ trợ khuyến lâm cho đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.
Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ lâm nghiệp có đủ năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật.
Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm trồng rừng, làm kinh tế vườn rừng giỏi của các hộ gia đình trong và ngoài tỉnh.
105
Qua thông tin đại chúng, phổ biến tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân luật bảo vệ và phát triển rừng, vai trò tác dụng của rừng đối với môi trường, sản xuất và đời sống xã hội.
4.3.3.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ rừng
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn thực hiện các quy định của pháp luật; Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn; Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp; Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp của địa phương; các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện: Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng; Huy động, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng; Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định
106
của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để xử lý; đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ; Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã): Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.; Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng; Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền; Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật; Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã; Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án
107
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể; Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì lãnh đạo địa phương đó phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
4.3.3.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật
Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. Nên chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác trên nguyên tắc các vùng rừng tập trung được quy hoạch hợp lý và khoa học. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật liệu cháy cho rừng thông. Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng.
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng. Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các loại sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
4.3.3.6. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất
Để phục vụ tốt công tác quản lý bảo vệ rừng cần tiếp tục được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất:
Cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy
- Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
Đầu tư nâng cấp phòng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đặt tại Hạt kiểm lâm, nhằm cải thiện và nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy
108
rừng, xác định chính xác các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Cụ thể:
Đầu tư máy móc thiết bị và nâng cấp phần phềm dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng;
Xây dựng và biên tập hệ thống bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng trên nền hiện trạng rừng đến từng khoảnh và tiểu khu gắn với ranh giới hành chính xã, huyện.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo thông qua việc: thu thập số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên địa bàn huyện; nhập dữ liệu vào phần mềm để xử lý và thiết lập cơ sở dự liệu về vật liệu cháy trên cơ sở dữ liệu về theo dõi tài nguyên rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng theo các cấp dự báo cháy rừng của từng khu vực, từ đó triết xuất, đưa ra bản dự báo cháy rừng hàng ngày, theo các cấp dự báo cháy trên nền bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.
Tổ chức thông tin rộng rãi cấp dự báo nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là phối hợp với Đài truyền hình huyện, Đài phát thanh xã, huyện thông báo thường xuyên cấp dự báo cháy rừng trên chương trình thời sự.
- Phát hiện sớm và xác định điểm cháy tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, nghiên cứu lắp đặt hệ thống quang trắc (bằng hệ thống quan sát quang học), nhằm chủ động phát hiện sớm và chính xác điểm cháy rừng, để ngăn chặn kịp thời, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra, cụ thể:
Lựa chọn và xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng (quy mô tối đa 10.000ha), để nghiên cứu lắp đặt hệ thống quang trắc. Trong đó ưu tiên cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
Đầu tư lắp đặt hệ thống quang trắc;
Xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp thông tin và phương án tác chiến khi cháy rừng xảy ra.
Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo vệ rừng, PCCCR
- Củng cố tổ chức
109
Đối tượng đào tạo là các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành về bảo vệ rừng và PCCCR, cán bộ phụ trách công tác PCCCR của chính quyền các cấp, ngành có liên quan; chủ rừng; tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và các tình nguyện viên. Nội dung đào tạo:
Đào tạo kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đào tạo ứng dụng công nghệ mới trong phòng cháy, chữa cháy rừng. Đào tạo các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống cháy rừng. Đào tạo nghiệp vụ tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đào tạo các kỹ thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác PCCCR