Phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn

4.1.2. Phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ

lý bảo vệ rừng

4.1.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng

Số lượng văn bản quy phạm sử dụng trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đươc thể hiện ở bảng 4.1.

Hiện nay có 30 văn bản pháp luật pháp luật được sử dụng trong QLBVR trên địa bàn huyện Lục Ngạn trong đó có 14 văn bản huyện ban hành nghiên cứu nội dung văn bản pháp luật này tác giả nhận thấy có một số hạn chế sau.

Bảng 4.1. Số lượng văn bản pháp quy sử dụng trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn

Diễn giải Số lượng (văn bản) Tỷ lệ

Chính phủ 13 43,33

UBND Tỉnh 10

Huyện Lục Ngạn 46,67

Tổng 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trong đó

58

chưa có quy định việc phối hợp cũng như trách nhiệm của ngành nông nghiệp và PTNT, ngành tài nguyên và môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.

- Chưa quy định rõ cơ chế, chính sách để giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư sống gần rừng.

- Nghị định 23/2006/NĐ-CP (Điều 21) quy định Thủ tướng Chính phủ quy định việc cho thuê rừng tự nhiên để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Điều 37 quy định Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục nộp tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, phí và lệ phí có liên quan đến việc Bảo vệ và phát triển rừng, nhưng đến này chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này.

- Chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể đối với các hộ gia đình, cá nhân có nguyên vọng thực hiện quyền thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng để liên doanh trong bảo vệ và phát triển rừng.

Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp đối với tổ chức (doanh nghiệp, ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề; các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp…), cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng (Quyết định 147/2007/QĐ-TTg chỉ đề cập đối với rừng sản xuất là rừng trồng).

Quyền hưởng lợi của các đối tượng (tổ chức, hộ gia dình cá nhân…) được Nhà nước cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.

Nghị định số 23/2006/NĐ-CP (Điều 29) chưa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa ngành Nông nghiệp &PTNT với ngành tài nguyên và môi trường trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng gắn với mục đích sử dụng đất. Mặt khác chưa có văn bản hướng dẫn về bồi hoàn giá trị đa dạng sinh học của rừng bị chuyển đổi, quản lý việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

Chưa có văn bản quy định về tiêu chí quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.

Luật Bảo vệ môi trường (Điều 14, Điều 18) quy định phải có văn bản hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/9/2011 của Chính phủ quy định đánh giá

59

tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (Khoản 4 Điều 5; khoản 5 Điều 18) quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chuyên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường trong Lâm nghiệp.

Văn bản trung ương ban hành về quản lý bảo vệ và phát triển rừng

4.1.2.2. Các hoạt động phổ biến, tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng

Công tác tuyên truyền, phổ biến về thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng thời gian qua đã được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Hội nghị tuyên truyền; phóng sự truyền hình; phát tờ rơi, băng đĩa, tài liệu.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng của huyện Lục Ngạn được thể hiện ở bảng 4.2 dưới đây.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả tuyên truyền thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý bảo vệ rừng tại Lục Ngạn

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016

1. Tổ chức các hội nghị:

- Bảo vệ rừng Hội nghị 1 2 4 - Phát triển rừng Hội nghị 1 2 4 - Phòng cháy chữa cháy Hội nghị 1 2 4 2. Số lượt người tham gia Người 135 175 200 3. Tài liệu (đĩa) Bộ 6 15 20 4. Tờ rơi Tờ 455 658 900 5. Các phóng sự Bộ 1 2 5

6. Bản tin Bản 4 5 13

Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn (2014, 2015, 2016)

Nhìn chung, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCR được quan tâm, thực hiện có hiệu quả với nhiều hình thức, phù hợp với tình hình thực tế. Các năm gần đây bằng sự phát triển của công nghệ công thin đại chúng các hoạt động tuyên truyền qua phóng sự, bản tin có chất lượng cũng như số lượng được đảm bảo hơn. Số phóng sự của năm sau cao hơn so với năm trước. Do vậy ý thức của

60

nhân dân, các chủ rừng có sự chuyển biến hơn trước, các vụ cháy rừng đều được nhân dân, kiểm lâm địa bàn phát hiện xử lý kịp thời .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)