Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Dữ liệu thứ cấp
Bảng 3.1. Thông tin thu thập dữ liệu thứ cấp
Loại dữ liệu thứ cấp Nguồn cung cấp
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý bảo vệ rừng và những thông tin số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài đã được công bố:
Các tài liệu nghiên cứu, giáo trình giảng dạy của các trường, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố; Các công trình nghiên cứu khoa học và các tác phẩm có liên quan đến tăng cường quản lý bảo vệ rừng
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (tự
nhiên - kinh tế - xã hội) Tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Cục Thống kê
Tình hình chung về tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng
Báo cáo tổng kết các năm của Sở Nông nghiệp, và PTNT,Chi Cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang , UBND huyện, Báo cáo thực hiện các DA phát triển rừng của huyện; Báo cáo quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện; Niên giám thống kê của huyện Lục Ngạn 2012- 2016
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong luận văn này, thông tin thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các ban, ngành, phòng thống kê huyện, internet, sách, tạp chí,… bao gồm các thông tin về tình hình bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu,…. Đây là nguồn thông tin chủ yếu được dùng làm cơ sở cho việc phân tích khái quát cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
b. Dữ liệu sơ cấp * Nguồn cung cấp
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn là chủ rừng chọn đại diện
49
- Các hộ gia đình nhận khoán, trồng chăm sóc và bảo vệ rừng chọn đại diện - Các cán bộ quản lý rừng trong đó huyện 15 người xã 5 người
Số lượng các mẫu được chọn được tổng hợp ở bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2. Phân bố số lượng mẫu điều tra
STT Nội dụng Đơn vị Số lượng Tổng
1 Xã Phong Vân Hộ 30
90 2 Xã Biển Động Hộ 30
3 Xã Tân Lập Hộ 30
4 Cán bộ quản lý(huyện và xã Người 20 20 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
* Các dữ liệu này thu thập được bằng các phương pháp:
- Sử dụng phỏng vấn nhanh các đối tượng như: cán bộ làm công tác quản lý bảo rừng, các ban ngành cấp huyện và xã có liên quan đến công tác quản lý rừng của huyện. Mục đích là trao đổi, tham khảo ý kiến để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nâng cao quản lý bảo vệ rừng.
- Điều tra chọn mẫu 90 hộ: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nhận khoán đất, liên doanh sản xuất lâm nghiệp với lâm trường theo bảng câu hỏi. Từ đó tìm hiểu về diện tích đất đai, tình hình quản lý bảo vệ, hiệu quả sử dụng đất rừng ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của họ về nâng cao quản lý rừng ở huyện.
- Phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý rừng về các khó khăn và biện pháp tăng cường QLBVR.
Trên cơ sở số liệu thu thập được tiến hành xử lý, phân tích, tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.