3.2.1. Chọn điểm khảo sát
- Tác giả lựa chọn 3 xã thí điểm điều tra nghiên cứu đó là xã Phong Vân; Biển Động và Tân Lập. Đây là 3 xã có tỷ lệ rừng cao của huyện, đồng thời 3 xã này đều có trạm kiểm lâm đang hoạt động.
- Đối với cơ quan là các cơ quan quản lý bảo vệ tác giả chọn các phòng ban chức năng trực thuộc UBND huyện như phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm… phỏng vấn lãnh đạo các đơn vị, các chuyên viên ở Chi Cục Kiểm Lâm và Hạt Kiểm Lâm
- Đối với UBND xã: Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính nông lâm về công tác bảo vệ và phát triển rừng…
- Đối với các hộ gia đình: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình có rừng (30hộ/xã).
+ Xã Phong Vân: có diện tích rừng là 1.102 ha chiếm 1,88% diện tích rừng của toàn huyện.
+ Xã Tân Lập: diện tích rừng là 1.291 ha chiếm 2,20% diện tích rừng của toàn huyện.
48
+ Xã Biển Động: diện tích rừng là 1.447 ha chiếm 2,47% diện tích rừng của toàn huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp a. Dữ liệu thứ cấp
Bảng 3.1. Thông tin thu thập dữ liệu thứ cấp
Loại dữ liệu thứ cấp Nguồn cung cấp
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý bảo vệ rừng và những thông tin số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài đã được công bố:
Các tài liệu nghiên cứu, giáo trình giảng dạy của các trường, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố; Các công trình nghiên cứu khoa học và các tác phẩm có liên quan đến tăng cường quản lý bảo vệ rừng
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (tự
nhiên - kinh tế - xã hội) Tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Cục Thống kê
Tình hình chung về tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng
Báo cáo tổng kết các năm của Sở Nông nghiệp, và PTNT,Chi Cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang , UBND huyện, Báo cáo thực hiện các DA phát triển rừng của huyện; Báo cáo quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện; Niên giám thống kê của huyện Lục Ngạn 2012- 2016
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong luận văn này, thông tin thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các ban, ngành, phòng thống kê huyện, internet, sách, tạp chí,… bao gồm các thông tin về tình hình bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu,…. Đây là nguồn thông tin chủ yếu được dùng làm cơ sở cho việc phân tích khái quát cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
b. Dữ liệu sơ cấp * Nguồn cung cấp
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn là chủ rừng chọn đại diện
49
- Các hộ gia đình nhận khoán, trồng chăm sóc và bảo vệ rừng chọn đại diện - Các cán bộ quản lý rừng trong đó huyện 15 người xã 5 người
Số lượng các mẫu được chọn được tổng hợp ở bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2. Phân bố số lượng mẫu điều tra
STT Nội dụng Đơn vị Số lượng Tổng
1 Xã Phong Vân Hộ 30
90 2 Xã Biển Động Hộ 30
3 Xã Tân Lập Hộ 30
4 Cán bộ quản lý(huyện và xã Người 20 20 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
* Các dữ liệu này thu thập được bằng các phương pháp:
- Sử dụng phỏng vấn nhanh các đối tượng như: cán bộ làm công tác quản lý bảo rừng, các ban ngành cấp huyện và xã có liên quan đến công tác quản lý rừng của huyện. Mục đích là trao đổi, tham khảo ý kiến để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nâng cao quản lý bảo vệ rừng.
- Điều tra chọn mẫu 90 hộ: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nhận khoán đất, liên doanh sản xuất lâm nghiệp với lâm trường theo bảng câu hỏi. Từ đó tìm hiểu về diện tích đất đai, tình hình quản lý bảo vệ, hiệu quả sử dụng đất rừng ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị của họ về nâng cao quản lý rừng ở huyện.
- Phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý rừng về các khó khăn và biện pháp tăng cường QLBVR.
Trên cơ sở số liệu thu thập được tiến hành xử lý, phân tích, tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thông tin
3.2.3.1. Xử lý dữ liệu
- Các dữ liệu thu thập xong, thẩm tra, hiệu chỉnh vào máy tính
- Hệ thống sắp xếp lại, phân bổ dữ liệu xây dụng bảng số liệu,sơ đồ,đồ thị các hộp thông tin.
50
3.2.3.2. Phân tích thông tin
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng, huyện Lục Ngạn.
Số liệu sau khi thu thập được xử lý thống kê thể hiện bằng hệ thống các bảng biểu, được xử lý bằng phần mềm Excel và so sánh các chỉ số về diễn biến rừng, phát triển rừng để đánh giá đúng thực trạng quản lý rừng trên địa bàn nghiên cứu, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có tính khả thi, ứng dụng được rộng rãi vào thực tiễn.
b. Phương pháp so sánh
So sánh các chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm huyện theo thời gian và theo không gian để rút ra các kết luận về xu hướng phát triển của hiện tượng.
Xác định gốc để so sánh: So sánh kết quả quản lý bảo vệ rừng năm nay so với năm trước; So sánh kết quả quản lý bảo bảo rừng giữa thực tế và yêu cầu; Để so sánh các chỉ tiêu cần đảm bảo các điệu kiện sau.
Điều kiện để so sánh: Phải thống nhất về nội dung của chỉ tiêu; Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả thời gian và giá trị.
c. Phương pháp SWOT
Phương pháp SWOT là phương pháp dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối quản lý và phát triển rừng của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng Quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn thời gian tới.
- Phân tích điểm mạnh ; Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều thuận lợi, tốn ít công sức, tiền của mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
- Phân tích điểm yếu ; Điểm yếu là tất cả những gì bất lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, gây cản trở, khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mặc dù được đầu tư tiền của, công sức,... nhưng kết quả mang lại thường không được như mong muốn.
51
- Phân tích cơ hội ; Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì đó. Trong việc bảo vệ và phát triển rừng, các chủ chương, chính sách của nhà nước hoặc sự đầu tư của các doanh nghiệp để phát triển du lịch sinh thái...là cơ hội để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phương án bảo vệ và phát triển rừng.
- Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để từ đó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những đơn vị khác.
- Phân tích nguy cơ hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng. Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Nguy cơ thường xuất hiện song song với cơ hội chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động.
Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của tổ chức, họ chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp đơn vị, tổ chức tham gia bảo vệ và phát triển rừng thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T. Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ta xây dựng các kết hợp chiến lược. Đầu tiên là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (SO), mục tiêu của kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức đơn vị để khai thác có hiệu quả nhất cơ hội hiện có. Sự kết hợp thứ hai là sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO), đây là kết hợp nhằm tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Thứ ba, sử dụng điểm mạnh để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do nguy cơ đưa ra kết hợp chiến lược điểm mạnh và nguy cơ (ST). Cuối cùng là kết hợp (WT), kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, đây là sự cố gắng lớn của tổ chức, đơn vị nhằm nâng cao sức mạnh của tổ chức, đơn vị ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố gắng khắc phục, hạn chế tổn thất do nguy cơ gây ra.
- Sự kết hợp tổng hợp của bốn yếu tố SWOT. Sau khi tiến hành kết hợp các chiến lược SW, SO, WT, WO công việc tiếp theo là phải có sự kết hợp một cách tổng hợp của cả bốn yếu tố. Sự kết hợp này sẽ đưa ra những nhận định mang tính khái quát cao, có ý nghĩa lớn cho hoạch định chiến lược. Công tác bảo
52
vệ và phát triển rừng luôn tồn tại với những cơ hội, nguy cơ ở bên ngoài, có những điểm mạnh nhưng đồng thời cũng có những điểm yếu không thể tránh khỏi. Sự kết hợp SWOT thực sự là sự kết hợp hoàn hảo giúp các nhà quản lý, các cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ và phát triển rừng tận dụng cơ hội, lé tránh những nguy cơ khắc phục điểm yếu và tận dụng triệt để sức mạnh của mình.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng rừng của huyện
- Diện tích và cơ cấu diện tích rừng theo loại rừng.
- Diện tích và cơ cấu diện tích rừng theo đơn vị hành chính. - Diện tích và cơ cấu diện tích rừng theo năm đơn.
b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý bảo vệ rừng - Số lượng văn bản pháp luật được phổ biến.
- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Số lượng quy hoạch đã thực hiện, số kế hoạch đã xây dựng. - Số sổ đỏ giao rừng.
- Số lần thanh tra.
c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý bảo vệ rừng - Số diện tích rừng thuộc quy hoạch.
- Số diện tích rừng thuộc giao khoán.
- Số diện tích rừng được cấp giấy chứng nhận. - Diện tích sử dụng rừng qua các năm.
53
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN LỤC NGẠN
4.1.1. Bộ máy quản lý bảo vệ rừng
Bộ máy quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn được thể hiện ở sơ đồ 4.1. Theo sơ đồ này tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện gồm có: UBND huyện, xã; Phòng NN&PTNT; Hạt kiểm lâm và các trạm kiểm lâm ,UBNDcác xã, ngoài ra còn có các đội kiểm lâm cơ động, đội phòng cháy chữa cháy.
Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng bộ phận tham gia như sau: Hạt kiểm lâm: Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng; Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trongcông tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
54
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm; Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác; Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
Trạm Kiểm Lâm Địa Bàn: Báo cáo và đề nghị với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa