Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn
4.1.3. Lập kế hoạch bảo vệ rừng
4.1.3.1. Kế hoạch khoán bảo vệ rừng
Hạt kiểm lâm là đơn vị tham mưu cho UBND huyện thực hiện kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng. Việc đề xuất đưa ra phương án được triển khai hàng năm vào thời điểm tổng kết năm trước và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm sau. Tiếp tục duy trì diện tích rừng khoán BVR tự nhiên và rừng sản xuất là: 4.307,12 ha cho 1.022 hộ gia đình, cá nhân và 06 cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ nhận khoán thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết, xử lý nghiêm các hộ nhận khoán thiếu trách nhiệm, để rừng bị phá, bi cháy.
4.1.3.2. Kế hoạch phát triển rừng
Hạt kiểm lâm là đơn vị tham mưu cho UBND huyện thực hiện kế hoạch phát triển rừng. Việc đề xuất đưa ra phương án được triển khai hàng năm vào thời điệm tổng kết năm trước và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm sau. Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã tuyên truyền nhân tư trồng rừng trên diện tích đã quy hoạch, trông rừng thay thế nương rẫy theo quyết số 823/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trồng rừng thâm canh.
4.1.3.3. Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng
Thực hiện tốt Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 16/01/2006 CP của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 341/KH-BCĐ ngày 23/10/2015 của BCĐ PCCCR huyện, Kế hoạch thực hiện công tác PCCCR năm 2015-2016 trên địa bàn huyện Lục Ngạn; Tiếp tục hợp đồng cán bộ PCCR 8 tháng mùa khô tại 20 xã trọng điểm trên địa bàn huyện, Thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", với phương châm phòng cháy là chính, huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ V/v tăng cường các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng; Kế hoạch số 3059/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai công tác PCCCR mùa khô 2016-2017.
61
Hạt kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện, xây dựng Kế hoạch số 38/KH-BCĐ ngày 03/03/2016 về việc thực hiện công tác PCCCR mùa khô năm 2016; Quyết định số 3469/QĐ-UBND ngày 04/08/2016 của UBND huyện Lục Ngạn về việc Thành lập Ban Chỉ đạo Bảo vệ, PTR và phòng cháy chữa cháy rừng với 31 thành viên; Văn bản Số 88/UBND-KL ngày 01/02/2016 về tăng cường công tác QLBVR & PCCCR, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; số 242/UBND-KL ngày 25/4/2016 về việc tăng cường các biện pháp PCCCR; ban hành 08 văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, các chủ rừng lớn trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác QLBVR và PCCCR; Kiện toàn 28 BCH bảo vệ PCCR xã, các chủ rừng, gồm 522 thành viên,156 tổ xung kích; tham mưu cho huyện phê duyệt 31phương án PCCCR mùa khô 2016-2017, tại 25 xã ,06 chủ rừng; ký hợp đồng PCCCR với 20 cán bộ tại 20 xã trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong 8 tháng mùa khô; nhiệm vụ, nhằm năm bắt thông tin, phối hợp tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm, huy động lực lượng tham gia CCR, báo cáo kịp thời khi có cháy rừng sẩy ra, nguồn kinh phí huyện cấp 120 triệu đồng.
Ngoài ra còn hợp đồng 03 cán bộ trực chòi canh lửa tại Khuôn Thần, xã Kiên Lao; Với UBND 20 xã trọng điểm cháy trên địa bàn huyện về công tác PCCCR và thông tin cảnh báo cháy rừng 08 tháng mùa khô hanh trên đài truyền thanh xã khi cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, V (Cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm) kinh phí huyện cấp 80 triệu đồng. Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp giữa 03 ngành Công an, Quân sự và Kiểm lâm huyện; Chỉ đạo KLĐB phối hợp với UBND các xã xây dựng Quy chế phối hợp giữa 03 lực lượng Kiểm lâm địa bàn, Công an xã, BCH Quân sự xã, xây dựng 26 quy chế trong công tác gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ rừng. Nhìn chung việc phối hợp giữa 03 lực lượng, các ngành chức năng của huyện và các địa phương đã đi vào nề nếp, thực hiện có hiệu quả.
4.1.3.4. Kế hoạch khai thác sử dụng rừng
Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nhân dân làm thủ tục khai thác gỗ rừng trồng theo đúng quy định của nhà nước, đồng thời giám sát chặt chẽ việc khai thác , vận chuyển lâm sản của tổ chức, cá nhân.
Hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để bà con nhân dân trên địa bàn được khai thác tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng và mua bán, vận chuyển, đăng ký gây nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc trên địa bàn theo đúng quy định của nhà nước.
62
4.1.4. Tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ rừng
a. Tổ chức điều tra, quy hoạch các loại rừng
Theo Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt kết quả Điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng tỉnh Bắc Giang, năm 2015 huyện đã quy hoạch ba loại rừng như sau.
Bảng 4.3. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng năm 2015
Đơn vị: ha
Loại đất, loại rừng Tổng cộng
Phân theo chức năng
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Khác Tổng diện tích 60.694,9 7.598,30 6.728,50 39.134,90 7.233,20 A. Đất có rừng 58.681,6 7.203,60 6.197,50 38.265,80 7.014,70 I. Rừng tự nhiên 32.071,6 6.207,10 5.132,90 18.630,20 2.101,40 1. Rừng gỗ 28.418,4 5.263,10 4.521,90 17.032,00 1.601,40 - Rừng giàu 1.265,60 1.178,40 - 87,2 - - Trung bình 2.973,90 1.526,50 304,5 1.142,90 - - Nghèo 7.057,9 988,90 2.397,00 3.672,00 - - Phục hồi 16.019,6 1.569,30 1.820,40 12.129,90 500,00 2. Rừng tre nứa 309.65 76.5 134.95 98.2 - 3. Rừng hỗn giao gỗ+ tre nứa 2843.55 867.5 476.05 1500 -
II. Rừng trồng 26.610,00 996,50 1.064,60 19.635,60 4.913,30
1. Rừng trồng có trữ lượng 10.441,8 159.2 520,9 9.761,70 - 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 16.168,2 837,3 543,7 9.873,90 4.913,30
B. Đất chưa có rừng 2.013,30 394,70 531,00 869,10 218,50 1. Không có gỗ tái sinh 1.535,8 306,6 531 712,4 218,50 2. Có gỗ tái sinh 477,5 88,1 - 156,70 -
Nguồn: Hạt Kiểm lâm Lục Ngạn (2015)
Số liệu bảng 4.3 cho thấy tổng diện đất quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện Lục Ngạn là 68.643,4 ha, chiếm 80,8% diện tích tự nhiên. Trong đó đất quy hoạch 3 loại rừng là 60.270,2 ha, chiếm 87,8% và đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 8.373,2 ha, chiếm 12,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
63
b. Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng
Sau khi điều tra, quy hoạch hàng năm huyện tổ chức giao rừng và cho thuê rừng; Kết quả giao và cho thuê rừng được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Số hộ và diện tích rừng giao khoán để bảo vệ rừng
Diễn giải ĐVT Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (%/năm) 1. Số hộ nhận khoán toàn huyện Ttrong đó: Hộ 2,554 2,555 1,976 1,934 2,952 103.69 - Xã Phong Vân Hộ 126 137 121 117 149 104.28 - Xã Biển Động Hộ 269 245 224 219 257 98.87 - Xã Tân Lập Hộ 162 172 156 157 189 103.93 2. Diện tích đã
giao toàn huyện Trong đó: Ha 11.032,2 11.154,8 7.955,37 4.303,99 5.615,62 84.47 - Xã Phong Vân Ha 257 260 206 191 298 103.77 - Xã Biển Động Ha 312 319 264 265 347 102.69 - Xã Tân Lập Ha 287 275 183 180 290 100,26 3. Diện tích giao/ hộ toàn huyện Trong đó: Ha/ hộ 1.32 1.37 1.03 1.23 1.90 109.53
- Xã Phong Vân Ha/
hộ 2.04 1.90 1.70 1.63 2 95.54 - Xã Biển Động Ha/
hộ 1.16 1.30 1.18 1.21 1.35 103.86 - Xã Tân Lập Ha/
hộ 1.77 1.60 1.17 1.15 1.53 96.42 Nguồn: Hạt kiểm lâm Lục Ngạn (2012, 2013, 2014, 2015, 2016)
Trong 3 xã điều tra thì xã Biển Động là xã có diện tích rừng giao khoán lớn nhất so với 2 xã còn lại, do Biển Động là 1 xã rộng, có quỹ đất lớn. Tuy nhiên, xã Biển Động lại có số hộ dân tập trung sinh sống đông nhất so với 2 xã
64
Phong Vân và Tân Lập nên diện tích rừng được giao khoán trung bình/ 1 hộ là thấp hơn so với 2 xã còn lại.
Nhìn chung rừng giao khoán bảo vệ rừng được thực hiện đúng đối tượng; việc lập hồ sơ khoán, đôn đốc kiểm tra đều thực hiện đúng quy định; qua kiểm tra diện tích giao khoán BVR cơ bản được quản lý bảo vệ tốt, tình trạng chặt phá rừng trái phép ít sẩy ra, chất lượng rừng ngày một nâng lên, tiền công được thanh toán đầy đủ cho các hộ, cộng đồng dân cư nhận khoán.
Tuy nhiên trong công tác bảo vệ rừng còn có một số hạn chế, như công tác tuần tra rừng ở một số tổ BVR, chủ rừng không thường xuyên, còn sẩy ra tranh chấp đất rừng ở Phú Nhuận, Đèo Gia, khai thác gỗ trái phép, phá rừng trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao so với nghề rừng ở Phong Minh, Đèo Gia. Năm 2016 có 39,31 ha rừng khoán không được nghiệm thu thanh toán.
c. Công tác trồng mới rừng và thực hiện dự án hỗ trợ trồng rừng
Sau khi giao rừng và cho thuê rừng các hộ đã chủ động trồng mới và tham gia các lớp hỗ trợ trồng rừng. Kết quả trồng mới rừng được thể hiện ở bảng 4.5.
Qua bảng 4.5 ta thấy, cả về số hộ và diện tích trồng rừng mới trong năm 2016 tăng vọt so với các năm trước đó, nếu năm 2015 số hộ trồng rừng mới chỉ là 1.842 hộ thì năm 2016 con số này là 2.539 hộ, cùng với diện tích tăng từ 1,870 ha lên 3,043 ha. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do sự quy hoạch, kế hoạch phát triển, cải tạo rừng của huyện Lục Ngạn diễn ra mạnh mẽ, sự chỉ đạo của cấp Uỷ, Đảng sát sao. Cùng với đó là các kỹ thuật về chăm sóc, phát triển cây, con giống của rừng ngày càng được các hộ dân chú trọng.
Năm 2016, Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn tham mưu cho BCĐ bảo vệ và PTR huyện, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số 823/QĐ-TTg ngày 30/05/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Trồng rừng thay thế nương rẫy tại các xã đặc biệt khó khăn trong thời gian chưa tự túc được lương thực để trồng rừng tại các xã (Tân Mộc, Tân Lập, Đèo Gia, Phú Nhuận, Kim Sơn, Sa Lý, Tân Sơn, Biển Động, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Phong Vân, Sơn Hải ).
Công tác hỗ trợ các hộ được giao khoán phát triển trồng rừng được UBND huyện Lục Ngạn quan tâm chỉ đạo sát sao, mỗi hộ gia đình được hỗ trợ khoảng 60 kg gạo; 350,000 đồng cùng với số lượng cây con giống trực tiếp trồng trên 1
65
đơn vị ha; Ngoài ra các hộ gia đình được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, cũng như các kỹ năng trồng, phát triển rừng.
Bảng 4.5. Số hộ và diện tích rừng trồng mới trên địa bàn huyện Lục Ngạn
Diễn giải ĐVT Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (%/năm) 1. Số hộ trồng mới rừng toàn huyện Trong đó: Hộ 1.785 1.962 1.749 1.842 2.539 109.21 - Xã Phong Vân Hộ 105 106 96 89 114 102.08 - Xã Biển Động Hộ 196 192 175 193 196 100.00 - Xã Tân Lập Hộ 132 141 132 121 143 102.02 2. Diện tích trồng mới rừng toàn huyện. Trong đó: Ha 1.149 2.135 1.834 1.870 3.043 127.07 - Xã Phong Vân Ha 167 181 142 139 209 105.77 - Xã Biển Động Ha 216 204 197 187 296 108.20 - Xã Tân Lập Ha 192 201 174 184 241 105.85 3. Diện tích trồng mới rừng bình quân/hộ toàn huyện Trong đó: Ha/ hộ 0.64 1.09 1.05 1.02 1.20 117.02
- Xã Phong Vân Ha/
hộ 1.33 1.32 1.17 1.19 1.4 101.29 - Xã Biển Động Ha/
hộ 0.8 0.83 0.88 0.85 1.15 109.50 - Xã Tân Lập Ha/
hộ 1.19 1.17 1.12 1.17 1.28 101.84 Nguồn: Hạt kiểm lâm Lục Ngạn (2012, 2013, 2014, 2015, 2016)
66
Bảng 4.6. Thực trạng hỗ trợ trồng mới rừng tại 3 xã điều tra năm 2016
Diễn giải ĐVT Xã Phong Vân Xã Biển Động Xã Tân Lập Hỗ trợ gạo Kg 8940 15420 11340 Hỗ trợ cây Cây 5225 7400 6025 Hỗ trợ tiền Triệu đồng 52.152 89.950 66.150 Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật Lớp 2 3 2
Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn (2016)
d. Công tác cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
Công tác hỗ trợ trồng mới rừng năm 2016 được triển khai triết để đến với các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng. Công tác cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
- Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tạm dừng việc thẩm định cấp phép Cải tạo rừng tự nhiên. Hạt Kiểm lâm Lục Ngạn đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Không nhận đơn, kiểm tra, thẩm định và tham mưu cho UBND huyện cấp phép cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện.
Qua bảng 4.7 ta thấy, diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt trong các năm được cải tạo có xu hướng tăng, nếu năm 2012, diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt được cải tạo bình quân/ hộ chỉ ở mức 0.47 thì tới năm 2015, 2016 lần lượt là 0.87 và 0.79, đây là dấu hiệu khá tích cực cho công tác quản lý phát triển và bảo vệ rừng.
Để diện tích rừng được phát triển thì công tác cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt cần phải được đẩy mạnh hơn, để diện tích rừng được bảo phủ với diện tích ngày càng triệt để.
67
Bảng 4.7. Số hộ và diện tích rừng cải tạo trên địa bàn huyện Lục Ngạn
Diễn giải ĐVT Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (%/năm) 1. Số hộ thực hiện cải tạo rừng toàn huyện. Trong đó: Hộ 1.945 2.034 1.581 1.642 2.347 104.84 - Xã Phong Vân Hộ 96 98 76 79 128 107.46 - Xã Biển Động Hộ 165 157 132 131 197 104.53 - Xã Tân Lập Hộ 101 115 97 89 147 109.84 2. Diện tích rừng được cải tạo toàn
huyện. Trong đó: Ha 907 1.256 1.162 1.421 1.853 119.56 - Xã Phong Vân Ha 58 62 51 71 82 109.04 - Xã Biển Động Ha 117 134 125 121 137 104.02 - Xã Tân Lập Ha 86 79 82 96 109 106.10 3. Diện tích rừng cải tạo bình quân/hộ. Trong đó: Ha/ hộ 0.47 0.62 0.74 0.87 0.79 113.86
- Xã Phong Vân Ha/
hộ 0.60 0.63 0.67 0.89 0.64 101.63 - Xã Biển Động Ha/
hộ 0.71 0.85 0.95 0.92 0.70 99.65
- Xã Tân Lập Ha/
hộ 0.85 0.69 0.85 1.09 0.74 96.59 Nguồn: Hạt kiểm lâm Lục Ngạn (2012, 2013, 2014, 2015, 2016)
e. Khai thác, quản lý chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã
Tình hình khai thác gỗ và chế biến lâm sản tron 3 năm gần đây được thể hiện ở bảng 4.8.
+ Giá trị gỗ tính 1.100.000đồng/m3 + Giá trị củi tính 600.000 đồng/ ste
68
Bảng 4.8. Kết quả khai thác chế biến lâm sản
Diễn giải ĐVT Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (%/năm) Diện tích khai thác Ha 1.283,2 1.469,3 1.280,0 99.86 Khối lượng gỗ khai
thác
m3
82.415,9 112.011,1 100.282,5 103,31 Khối lượng củi ste 11.310 15.799 15.941,5 118,72 Giá trị gỗ đạt Triệu
đồng 90.657 123.211 110.310 110,31 Giá trị củi đạt Triệu
đồng 6.786 9.479 9.564 118,72 Cơ sở chế biến lâm sản Cơ sở 27 35 24 94,28 Tổng giá trị đạt Triệu
đồng 97.443 132.690 119.874 110,91 Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn năm 2014, 2015, 2016
Diện tích khai thác gỗ trên địa bàn huyện trong 3 năm tương đối ổn định, mức độ dạo động không lớn, trong 3 năm chỉ duy nhất năm 2015 diện tích khai thác vượt lên 1.467,6 ha, đối với 2 năm 2014 và 2015 đều ở mức ổn