Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục
4.2.2. Hệ thống tổ chức và năng lực của cán bộ quản lý bảo vệ rừng
Trong 3 năm từ 2014 đến 2016, số trạm kiểm lâm luôn được duy trì bao gồm: trạm kiểm lâm Phong Vân, Biển Động và Tân Lập; trạm kiểm lâm luôn duy trì các bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc của hạt kiểm lâm gồm 3 bộ phận chính: Kỹ thuật; Pháp chế- cơ động; Kế toán; Thủ quỹ kiêm nhiệm. Hệ thống tổ chức của hạt kiểm lâm huyện luôn được duy trì ổn định để thực hiện triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ được giao nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ rừng.
Bảng 4.15. Hệ thống tổ chức của hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số trạm kiểm lâm 3 3 3
Bộ phận chuyên trách 3 3 3 Số lượng cán bộ của hạt kiểm lâm 22 22 20 Kiểm lâm địa bàn chuyên trách 12 12 10 Kiểm lâm địa bàn kiêm nhiệm 1 1 1 Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn (2014, 2015, 2016)
Ngoài số lượng cán bộ trực thuộc của hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn luôn được duy trì ở mức 20 – 22 cán bộ thì còn có bộ phận kiểm lâm địa bàn chuyên trách và kiểm lâm địa bàn kiêm nhiệm với lực lương tương đối lớn với số lương tương ứng từ 11- 13 người. Với cơ cấu và số lượng cán bộ được duy tri ổn định các hoạt động về phát triển và bảo vệ rừng được triển khai sâu rộng song so với diện tích của rừng của huyện Lục Ngạn với số lượng cán bộ còn thiếu.
Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý bảo vệ rừng được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây.
Bảng 4.16. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý bảo vệ rừng Nội dung Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Cán bộ trực tiếp quản lý bảo vệ rừng 22 100 22 100 20 100 Trên đại học 1 4.55 1 4.55 1 5 Đại học, Cao đẳng 11 50 11 50 10 50 Trung cấp 9 40.9 10 45.5 8 40
Sơ cấp 1 4.55 0 0 1 5
94
Qua bảng 4.16 ta thấy, trong các năm gần đây số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cấp đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 50%, trung cấp luôn có tỷ lệ trên 40% chỉ có dưới 5% cán bộ có trình độ sơ cấp. Đối với trình độ trên đại học chỉ có 1 người, tuy nhiên năm 2016 được sự đầu tư, quy hoạch nên số lượng cán bộ đăng ký đi học thạc sỹ là 5 người. Như vậy, số lượng cán bộ quản lý của hạt kiểm lâm có trình độ chuyên môn tương đối cao, yếu tố này góp phần duy trì, xây dựng và phát triển quản lý bảo vệ rừng tốt.
Mặc dù cán bộ quản lý có trình độ tương đối cao, thì lực lượng kiểm lâm địa bàn đa số chỉ ở mức trình độ chuyên môn sơ cấp nên khi có các tình huống bất thường, đột ngột hay bị lúng túng.
Nhìn chung, với số lượng trạm kiểm lâm đã được rà soát, điều chỉnh nhiều lần, đến nay đã cơ bản ổn định, phát huy được sức mạnh, gắn kết chặt chẽ giữa các trạm nhằm quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả, tuy nhiên năng lực quản lý chưa chuyên sâu.
Hộp 4.2 Ý kiến của người dân về trình độ chuyên môn của cán bộ địa bàn
Khi có tình huống cháy rừng, việc phát hiện và xử lý thường rất chậm, đại đa số là người dân chúng tôi phát hiện và thông báo, chứ cán bộ kiểm lâm địa bàn ít khi có mặt trực tiếp tại khu vực. Khi cán bộ tới cũng thường rất lung túng, nếu có phương án giải quyết tình huống nhanh thì sẽ không bị xảy ra hoả hoạn, cháy lớn. Không những thế việc xử lý các tình huống vi phạm pháp luật về khai thác gỗ, lâm sản ….còn thiếu nghiệp vụ, chưa rõ mức độ, khung xử lý.
Nguồn: Phỏng vấn sâu Bà Nguyễn Thị Hoà (2016)