Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha. Theo kết quả điều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính và 14 nhóm đất phụ sau: Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2.148,15 ha, chiếm 2,16% diện tích đất điều tra. Trong nhóm đất này có tới 80% diện tích có thể trồng các cây hoa màu và 20% diện tích đất có thể cấy 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha chiếm 0,02% diện tích đất điều tra thổ thưỡng phân bố ở vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng. Số diện tích này có thể cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 - 900m so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha chiếm 1,82% diện tích đất điều tra. Nhóm đất này có độ dốc tương đối lớn, tầng dày từ 30 - 100cm thích hợp với phát triển cây lâm nghiệp, cần trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Nhóm đất Feralít trên núi, ở độ cao từ 200 - 700m so với mặt nước biển có diện tích 23.154,73 ha, chiếm 24,4% diện tích điều tra, phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao, độ dốc lớn, thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp. Trong nhóm đất
40
này một số diện tích ở độ cao trung bình trên 200m có thể trồng các loại cây ăn quả lâu năm như: nhãn, hồng, vải thiều. Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp, ở độ cao từ 25 - 200m có diện tích là 56.878,42 ha, chiếm 59,93% diện tích điều tra. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng rừng, trồng các cây công nghiệp và các cây ăn quả như : nhãn, vải thiều, hồng, na, đặc biệt là cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao. Nhóm đất trồng lúa có diện tích là 5.042 ha, chiếm 4,98% so với diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố ở các cánh đồng bằng phẳng và ruộng bậc thang trên các đồi thấp. Đất này có tầng dày khá thích hợp cho việc trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, rau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều nơi đã bị bạc màu. Lục Ngạn tuy là huyện miền núi nhưng có khoảng hơn 10 ngàn ha đất tương đối bằng có độ dốc từ 0 - 80 chiếm khoảng 10% so với diện tích đất tự nhiên. Đây là một thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nếu có biện pháp khai thác, cải tạo đất để tăng độ phì, trồng cây lương thực có năng suất cao thì sẽ giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân trong huyện. Huyện có hơn 30% đất có độ dốc từ 8 - 250, phân bố ở các vùng đồi núi thấp. Đây là một tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều đang có xu hướng phát triển mạnh. Khoảng 60% đất còn lại có độ dốc > 250 phù hợp với phát triển lâm nghiệp và nghề rừng. Đất đai Lục Ngạn với đặc điểm khí hậu ở vùng nhiệt đới gió mùa. Tuy lượng mưa hàng năm ít hơn so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, nhưng có tài nguyên nước mặt ở sông Lục Nam và các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần có trữ lượng tương đối lớn, nếu được khai thác hợp lý sẽ có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng theo hình thức nông lâm - công nghiệp và thương mại dịch vụ, du lịch vườn trại trên cơ sở một hệ sinh thái đa dạng của nhiều loại cây rừng, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km từ Đèo Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn. Nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Mức nước sông trung bình vào mùa lũ khoảng 4,5m, lưu lượng lũ lớn nhất: Qmax= 1.300 - 1.400 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt Qmin= 1 m3/s. Ngoài sông Lục Nam còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng núi cao.
Ngoài sông Lục Nam, trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng cao, hệ thống ao hồ chứa tương đối nhiều do kết quả hoạt động
41
tích cực của phong trào thuỷ lợi, đắp đập ngăn nước. Hồ Cấm Sơn có diện tích tại địa phương lớn nhất huyện 2.600 ha, hồ Khuôn Thần diện tích 140ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với hệ thống sông suối đã cung cấp một lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa được điều tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20 - 25 m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư. Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc điểm lượng mưa thấp hơn các vùng khác trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, có năm do hạn hán kéo dài, nhiều hồ đập bị cạn kiệt nước đã gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch hợp lý, kết hợp với việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Tóm lại, tài nguyên nước Lục Ngạn ở các sông Lục Nam và hai hồ chứa lớn là Cấm Sơn và Khuôn Thần cùng nhiều hồ, sông suối nhỏ có tiềm năng rất lớn, huyện cần bổ xung hoàn chỉnh hệ thống lấy nước, dự trữ nước một cách hợp lý sẽ phục vụ tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, đồng thời cần tiến hành thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm đi đôi với việc đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để giữ lượng nước mưa.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 58.681,6 ha, chiếm 57,97% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, diện tích đất rừng tự nhiên 32.071,6 ha, chiếm 54,65% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng trồng là 26.610 ha, chiếm 45,35% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản quý như: than, đồng, vàng..., theo tài liệu điều tra tài nguyên dưới lòng đất cho biết: về than các loại có trữ lượng
42
khoảng 30.000 tấn. Quặng đồng có khoảng 40.000 tấn nhưng hàm lượng thấp nên không có ý nghĩa khai thác công nghiệp. Ngoài ra Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng trữ lượng không lớn, một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Lục Ngạn là huyện miền núi cao, có diện tích 101.223 ha, gồm 8 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh chiếm 51%, các dân tộc khác chiếm 49% như Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao, Thái, Ê Đê và Hoa), có 29 xã và 1 thị trấn bao gồm 397 thôn bản được chia thành 2 vùng: Vùng thấp là 17 xã và 1 thị trấn; vùng cao; vùng sâu là 12 xã. Nhân dân các dân tộc trong huyện đang tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường, phát triển mạnh kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại tạo nên những vườn cây đặc sản vải thiều, môi trường sinh thái đẹp và có sức hấp dẫn du khách tham quan du lịch sinh thái. Đó là nguồn tài nguyên nhân văn, giàu truyền thống tốt đẹp để phát huy nội lực. Lục Ngạn có khu di tích lịch sử Đền Hả được xếp hạng cấp quốc gia, một di tích xếp hạng cấp tỉnh đồng thời có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng như Hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum có thể đầu tư xây dựng thành các khu nghỉ ngơi du lịch phục vụ nhân dân trong huyện và các du khách trong và ngoài nước (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).