Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 112 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Thứ nhất: Từ kết quả nghiên cứu của phần 4.1 và 4.2 chúng tôi tập hợp thực trạng quản lý BVR trên địa bàn huyện Lục Ngạn ở bảng 4.20 ma trận SWOT.

Điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lục Ngạn được thể hiện ở bảng 4.19 sau:

Theo bảng 4.19 điểm mạnh nhất trong QLBVR ở Lục Ngạn là: Sự quan tâm của chính quyền địa hương cũng như Đảng, Nhà nước, nên các hoạt động được triển khai có sự phối kết hợp giữa các đơn vị, bên cạnh đó là sự phát triển CNTT giúp cho sự QLBVR thuận lợi hơn.

Bên cạnh những điểm mạnh cũng như thuận lợi thì công tác quản lý BVR tại huyện Lục ngạn còn gặp những khó khăn cụ thể như: Cán bộ kiểm lâm ít, thiếu nhiệt tình; sự tiế cận thông tin về công tác phát triển và bảo vệ rừng còn

99

nhiều hạn chế; thói quen và cách nghĩ của người dân còn manh mún, tản mạn, một bố phận người dân còn chưa có ý thức trong công tác BVR dẫn.

Bảng 4.20. Ma trận SWOT

O - Cơ hội T – Thách thức

Ma trận SWOT

- Luật về phát triển, bảo vệ rừng có hiệu lực, quan tâm Đảng, Nhà nước

- Sự phối hợp chỉ đạo của Đảng, đoàn thể, chính quyền địa phương

- Sự phát triển của CNTT - Địa bàn huyện rộng - Hệ thống chính sách bất cập, chồng chéo - Nhận thức của người dân thấp S - M ạn h - Đội ngũ cán bộ kiểm lâm có trình độ, có kinh nghiệm trong việc quản lý - Người quản lý giỏi, có uy tín cao

Kết hợp O – S

- Tăng cường chuyên môn và công nghệ và đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm - Nâng cao nhận thức về trồng rừng và bảo vệ rừng cho nông dân

Kết hợp S – T - Tăng cường số lượng cán bộ quản lý rừng ở các xã

- Hoàn thiện cơ chế quản lý bảo vệ rừng giao khoán rừng W - Y ếu - Cán bộ kiểm lâm ít, thiếu nhiệt tình.

- Sự tiếp cận thông tin về công tác phát triển và bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế - Thói quen và cách nghĩ của nông dân manh mún, tản mạn

Kết hợp O - W - Tăng cường phối hợp thực hiện của Đảng, đoàn thể, chính quyền ở địa phương - Áp dụng CN mới vào quản lý và kỹ thuật và cơ sở vật chất

- Nâng cao thu nhập và nhận thức của nông dân

Kết hợp W – T Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ kiểm lâm - Hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)

100

Thách thức lớn nhất hiện nay đối với địa bàn huyện đó là nhận thức của người dân còn thấp, họ vẫn còn tư tưởng chặt phá rừng, cũng như thói quen làm nương dẫy, cũng không ít lần gây cháy rừng, gây thiệt hại về kinh tế đối với địa phương cũng như làm mất cân bằng trong hệ sinh thái rừng. Ngoài vấn đền khách quan đến từ phía người dân thì hệ thống văn bản chính sách về QLBVR còn chồng chéo, tồn tại những bất cập, hạn chế.

Thứ hai: Luật bảo vệ và phát triển rừng của chính phủ và các yêu cầu phát triển và bảo vệ rừng của huyện Lục Ngạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 112 - 114)