Phần 4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện lục ngạn
4.1.1. Bộ máy quản lý bảo vệ rừng
Bộ máy quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn được thể hiện ở sơ đồ 4.1. Theo sơ đồ này tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện gồm có: UBND huyện, xã; Phòng NN&PTNT; Hạt kiểm lâm và các trạm kiểm lâm ,UBNDcác xã, ngoài ra còn có các đội kiểm lâm cơ động, đội phòng cháy chữa cháy.
Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng bộ phận tham gia như sau: Hạt kiểm lâm: Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng; Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ trongcông tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
54
Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm; Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác; Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
Trạm Kiểm Lâm Địa Bàn: Báo cáo và đề nghị với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; Phát hiện những vụ phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản và động vật rừng trái phép báo cáo kịp thời với Hạt trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ngăn chặn, xử lý kịp thời; Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; Kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gây nuôi trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã; Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Ủy Ban Nhân Dân Xã: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã theo quy định hiện hành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc
55
để xảy ra phá rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các chế độ, chính sách của Nhà nước, các quy định của tỉnh về bảo vệ phát triển rừng; chỉ đạo, hướng dẫn chủ rừng, chủ lâm sản thực hiện các quy định của Nhà nước về khai thác rừng, lưu thông và kinh doanh lâm sản theo thẩm quyền trên địa bàn xã. Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, bao gồm: Diện tích, ranh giới các khu rừng, danh sách chủ rừng, các hợp đồng giao nhận khoán, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng của các chủ rừng với hộ gia đình, cá nhân trong xã. Chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt. Thực hiện theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo với cơ quan cấp huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố; chủ động hoặc phối hợp với cơ quan Kiểm lâm nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã; chỉ đạo cán bộ phụ trách Tài nguyên và Môi trường của xã phối hợp với Kiểm lâm phụ trách địa bàn cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Thực hiện việc bàn giao rừng tại thực địa cho các chủ rừng và xác nhận ranh giới rừng của các chủ rừng (hộ gia đình, cá nhân) trên thực địa. Tổ chức lực lượng quần chúng của địa phương để bảo vệ rừng trên địa bàn xã, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, huỷ hoại rừng.
Công tác tổ chức xây dựng lực lượng của hạt kiểm lâm huyện Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm, Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 04/07/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 04/KH-KL ngày 8/02/2012 của Chi cục kiểm lâm V/v tăng cường phẩm chất, năng lực của lực lượng kiểm lâm; năm 2016 đơn vị không có cán bộ vi phạm kỷ luật,vi phạm Luật an toàn giao thông...
56
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý bảo vệ rừng huyện Lục Ngạn
Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lục Ngạn (2016)
Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn
Trạm Kiểm lâm và Các bộ phận liên quan
UBND các xã
Uy ban nhân dân huyện Lục Ngạn
57
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển đổi vị trí công tác của hạt kiểm lâm huyện. Đơn vị thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, nâng lương, chuyển ngạch. Tạo điều kiện cho các đồng chí trong đơn vị học tập nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị để đáp ứng nhiệm vụ được giao; thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần,trang bị phương tiện, dụng cụ phục vụ cho chuyên môn, sinh hoạt của CBCC trong đơn vị; thanh toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp kịp thời, đúng chế độ. Căn cứ vào năng lực, trình độ, sở trường của từng cán bộ, đơn vị đã bố trí, xắp xếp cán bộ cho phù hợp với từng địa bàn, vị trí công tác nhằm phát huy được thế mạnh và tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Chính vì vậy các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm được giao, đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Năm 2016, đơn vị luân chuyển 04 đồng chí kiểm lâm địa bàn, phù hợp với năng lực sở trường của từng đồng chí, nâng lương 13 đ/c; thâm niên vượt khung 12 đ/c; bồì dưỡng nghiệp vụ 03 đ/c. Công tác chi lương thưởng và các chế độ khác đúng quy định của Nhà nước.