Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.3.1. Chương trình phát triển Nông, lâm nghiệp hàng hóa huyện Lục Ngạn giai đoạn 2011-2015
Chương trình tập trung vào 6 loại cây gồm: cây Vải, cây táo Đài Loan, cây cam Đường Canh, cây bưởi Diễn, lúa Nếp cái Hoa vàng, cây Lâm nghiệp và 3 con là: con Gà, con Lợn, con Bò. Sau 5 năm thực hiện, kết quả cụ thể như sau: Năm 2015 tổng diện tích gieo trồng 10.600/10.600 ha; sản lượng lương thực có hạt là: 55.090 tấn/50.000 tấn. Diện tích gieo cấy nếp cái Hoa vàng được mở rộng với tổng diện tích 1.215 ha; năng suất 47 tạ/ha, sản lượng 1.410 tấn; thương hiệu Nếp Phì Điền được khẳng định và được thị trường ưa chuộng. HTX Nếp cái Hoa vàng Phì Điền hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là khâu quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại (đăng ký, quản lý, sử dụng nhãn mác, bao bì...), mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
43
Cây ăn quả, nhất là vải thiều tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hướng tới sản phẩm sạch, an toàn nhằm giữ vững thương hiệu. Tổng diện tích vải thiều toàn huyện hiện nay là 16.293 ha, giảm 2.207 ha so với năm 2010; sản lượng năm 2015 là 118.000 tấn, với tổng giá trị 1.770 tỷ đồng; diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 9.500ha, sản lượng 78.660 tấn. Vải thiều Lục Ngạn tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị và đã xuất khẩu vào thị trường các nước: Mỹ, Úc, Anh, Nhật Bản, Pháp tạo bước đột phá trong việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Trong 5 năm thực hiện chương trình đã có một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao như cam Đường Canh, bưởi diễn. Sản xuất lâm nghiệp có chuyển biến, trong 05 năm đã trồng mới 7.022 ha rừng, đạt 117 % mục tiêu; khối lượng khai thác ước đạt 231.409m3 gỗ, đạt 122,9% mục tiêu chương trình.
Việc phát triển đàn vật nuôi được quan tâm, một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao được chú trọng triển khai; nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, diện tích chăn thả thu hẹp, giá thức ăn tăng cao, giá đầu ra của sản phẩm không ổn định nên người chăn nuôi không có lãi đã làm ảnh hưởng tới kết quả phát triển đàn vật nuôi. Năm 2015, tổng đàn lợn ước đạt 158.000 con; đàn lợn nái 13.800 con; tỷ lệ nạc hóa là 38%; sản lượng thịt hơi đạt 8.600 tấn. Đàn bò ước đạt 3.000 con; Đàn gia cầm ước đạt 2,0 triệu con (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.3.2. Chương trình phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2011-2015
Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng cao. Năm 2015, giá trị sản xuất ước đạt 480 tỷ đồng (giá cố định năm 2010); theo giá hiện hành ước đạt 638 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014, tăng 46% so với mục tiêu của Chương trình . Các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Trong 05 năm, đã quy hoạch 43 cụm, điểm công nghiệp lớn nhỏ. Trong đó: có 02 cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt thành lập gồm: Cụm công nghiệp Cầu Đất, xã Phượng Sơn với quy mô 49,5 ha; cụm công nghiệp Trại Ba, xã Quý Sơn với quy mô 8,6 ha; 14 điểm công nghiệp do huyện quản lý gồm: Điểm công nghiệp thôn Bãi Bằng xã Kiên Thành diện tích 3,7 ha, điểm công nghiệp xã Mỹ An (20ha), điểm công nghiệp thôn Ải xã Phượng Sơn (9,8ha), điểm công nghiệp Hàm Rồng, xã Nam Dương diện tích 05ha, điểm công nghiệp thôn Mào Gà, xã Phượng Sơn diện tích
44
0,5ha, điểm công nghiệp thôn Nam Sơn, xã Nam Dương (145ha), các khu khai thác mỏ, chế biến quặng,... và 27 điểm công nghiệp theo quy hoạch nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Trong giai đoạn 2011- 2015, có 23 doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở trong và ngoài các cụm, điểm công nghiệp. Cụ thể: Có 16 dự án đăng ký và đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp với tổng số vốn đăng ký đầu tư và đã đầu tư là 1.078,77 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án đầu tư đi vào hoạt động, 07 doanh nghiệp đầu tư xây dựng, thực hiện 07 dự án ngoài cụm, điểm công nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có 2.903 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, tăng 1.375 cơ sở so với năm 2010. Tổng nguồn vốn đăng ký đầu tư và đã đầu tư vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đạt khoảng 2.517,46 tỷ đồng. Trong đó số vốn đã đầu tư của các doanh nghiệp tại cụm, điểm công nghiệp là 1.078,77 tỷ đồng; của các dự án ngoài cụm, điểm công nghiệp khoảng 58 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 9,82 tỷ đồng (3,5 tỷ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Trại Ba, 850 triệu đồng quy hoạch cụm công nghiệp Cầu Đất, xây dựng công trình nước sạch là 5,47 tỷ đồng), vốn do các hộ cá thể tự đầu tư và mở rộng ngành nghề khoảng 1.274,87 tỷ đồng; các dự án điện 96 tỷ đồng (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.3.3. Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015
Từ năm 2011 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương, lồng ghép từ Chương trình 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn hỗ trợ từ Dự án di dân tái định cư TB1, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ và huy động từ nhiều kênh khác nhau)... đã đầu tư 1.034 hạng mục, công trình xây dựng, sửa chữa, nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu hỗ trợ giảm nghèo như hệ thống điện, đường giao thông, trường lớp học, kênh mương, xây dựng hồ đập thủy lợi, trạm bơm, trạm y tế, trụ sở làm việc, công trình cấp nước sinh hoạt, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đô thị, điểm - cụm công nghiệp, chợ, nghĩa trang nhân dân, bãi thu gom, xử lý rác thải... cho các địa phương trong huyện với tổng kinh phí đầu tư là 4.527.491,658 triệu đồng. Thực hiện chuyển giao KHKT về sản xuất; hỗ trợ đào tạo nghề và GQVL cho lao động nông thôn và di dân tái định cư. Trong 5 năm, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã cho 124.632 lượt hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi với tổng số tiền 1.826,32 triệu đồng. Triển khai đầy đủ các chế độ ưu
45
tiên về giáo dục, y tế, dân tộc miền núi, bảo trợ an sinh xã hội. Toàn huyện giải quyết việc làm mới cho khoảng trên 14.415 lao động, trong đó, xuất khẩu lao động 1.587 người (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.3.4. Chương trình phát triển giáo dục và dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015
Sau 5 năm thực hiện Chương trình đã đạt được những kết quả tích cực: Quy mô trường lớp tiếp tục được duy trì, sắp xếp hợp lý; đến nay toàn huyện có 108 trường, tăng 01 trường so với năm 2010, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện. Đến nay, có 90 trường thuộc cấp huyện quản lý được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia (27 trường MN, 35 trường TH, 28 trường THCS) chiếm 89,1%, tăng 33 trường so với năm 2010. Trong đó, có 06 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, tăng 06 trường so với năm 2010. Hàng năm, tỷ lệ học sinh ra lớp ở các cấp học cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch, 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào lớp 6; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và phổ cập giáo dục THCS ở 30/30 xã, thị trấn được củng cố; toàn huyện có 30/30 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi, tăng 30 xã so với năm 2010; có 28/30 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTHĐĐT mức độ 2, tăng 26 xã so với năm 2010. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTHĐĐT mức độ 2. Học sinh từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS chiếm 90% số trong độ tuổi, tăng 5,5% so với năm 2010 (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đổi mới chương trình giáo dục thường xuyên được quan tâm; học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS là 98,97%, tăng 2,82% so với năm 2010; học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT đạt 98%, tăng 3,5% so với năm 2010; năm 2015 có 35% số học sinh lớp 12 thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, tăng 3,4% so với năm 2010. Chú trọng việc sắp xếp, bố trí cán bộ quản lý, giáo viên hợp lý, cân đối, đảm bảo cơ cấu trước khi bước vào năm học mới. Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên thường xuyên được quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được học tập nâng chuẩn. Các cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố đoàn thể; từ năm 2011 đến nay, kết nạp được 352 đảng viên mới, toàn ngành hiện có tổng số 1.316 đảng viên, chiếm tỷ lệ 42,5%, tăng 11,5% so với năm 2010 (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
46
Công tác hướng nghiệp, dạy nghề thường xuyên được quan tâm thực hiện Các nghề phổ thông, nhất là các nghề đang có nhu cầu phát triển ở địa phương được mở rộng để học sinh có điều kiện lựa chọn, học tập và vận dụng, góp phần phân luồng học sinh cuối cấp. Từ năm 2011 đến nay, đã tổ chức dạy nghề phổ thông, thi cấp chứng chỉ cho 100% học sinh THPT; tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.510 người học; đào tạo nghề dài hạn cho 1.269 người; có 1.500 người được đào tạo nghề phổ thông (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.1.3.5. Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa thông tin giai đoạn 2011 - 2015
Đến hết năm 2015, có 42.380/51.000 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tăng 10.077 hộ so với năm 2010; có 275/392 thôn, bản, khu phố đủ tiêu chuẩn đạt danh hiệu làng văn hóa, tăng 56 làng so với năm 2010, (trong đó có 25 làng văn hóa cấp tỉnh); có 225/241 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tăng 41 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp so với năm 2010; 09 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và thị trấn Chũ đạt chuẩn văn minh đô thị. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Hệ thống thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao tiếp tục được tăng cường, đến nay toàn huyện 296 nhà văn hóa (01 NVH huyện, 24 NVH xã, 271 NVH thôn), tăng 53 NVH so với năm 2010 (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 42 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng được xếp hạng, tăng 10 di tích so với năm 2010, trong đó có 01 di tích lịch sử cấp quốc gia; các giá trị văn hóa phi vật thể được gìn giữ, khôi phục và phát huy. Toàn huyện thành lập được 25 Câu lạc bộ Hát dân ca các dân tộc, tăng 15 câu lạc bộ so với năm 2010; có 230 đội văn nghệ quần chúng; mở được 03 lớp học chữ Hán Nôm; phục dựng được một số nghi lễ truyền thống của các dân tộc như lễ cấp sắc của dân tộc Dao, duy trì tổ chức tốt các lớp học hát dân ca các dân tộc. Đặc biệt, năm 2012, hát Soọng cô của dân tộc Sán Chí - xã Kiên Lao và hát Sình Ca, dân tộc Cao Lan - xã Đèo Gia được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông của huyện được đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển theo hướng hiện đại. 100% địa bàn các xã được phủ sóng radio, sóng truyền hình của huyện, tỉnh và Trung ương, sóng điện thoại di động
47
với 111 trạm BTS; 34 đơn vị hành chính, sự nghiệp có mạng LAN; 30/30 xã, thị trấn có dịch vụ internet hữu tuyến và internet không dây như 3G, MyTV, IP DSALM, 10/25 điểm bưu điện văn hóa xã kết nối dịch vụ internet phục vụ nhân dân; toàn huyện có 65 đại lý dịch vụ internet và 14.294 máy điện thoại cố định; có trên 3.100 thuê bao internet; các xã vùng cao như Sa Lý, Sơn Hải, Cấm Sơn, Hộ Đáp đều có mạng internet có dây và không dây, vượt mục tiêu Chương trình đề ra (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
Ngoài Đài trung tâm, toàn huyện có 04 trạm đài chuyển tiếp sóng cấp huyện; 30 trạm đài truyền thanh xã, thị trấn; 54 trạm đài truyền thanh thôn bản, khu phố. Thường xuyên đầu tư thay thế, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng kịp thời các trạm đài FM, các trạm đài cơ sở và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Đài TT-TH huyện; 100% các thôn bản đều có loa truyền thanh phục vụ công tác tuyên truyền. Trang Thông tin điện tử huyện được nâng cấp và quản trị tốt. Bộ phận Một cửa điện tử liên thông cấp huyện và Một cửa, Một cửa liên thông cấp xã hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính công phục vụ nhân dân (UBND huyện Lục Ngạn, 2016).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm khảo sát 3.2.1. Chọn điểm khảo sát
- Tác giả lựa chọn 3 xã thí điểm điều tra nghiên cứu đó là xã Phong Vân; Biển Động và Tân Lập. Đây là 3 xã có tỷ lệ rừng cao của huyện, đồng thời 3 xã này đều có trạm kiểm lâm đang hoạt động.
- Đối với cơ quan là các cơ quan quản lý bảo vệ tác giả chọn các phòng ban chức năng trực thuộc UBND huyện như phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm… phỏng vấn lãnh đạo các đơn vị, các chuyên viên ở Chi Cục Kiểm Lâm và Hạt Kiểm Lâm
- Đối với UBND xã: Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính nông lâm về công tác bảo vệ và phát triển rừng…
- Đối với các hộ gia đình: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình có rừng (30hộ/xã).
+ Xã Phong Vân: có diện tích rừng là 1.102 ha chiếm 1,88% diện tích rừng của toàn huyện.
+ Xã Tân Lập: diện tích rừng là 1.291 ha chiếm 2,20% diện tích rừng của toàn huyện.
48
+ Xã Biển Động: diện tích rừng là 1.447 ha chiếm 2,47% diện tích rừng của toàn huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp a. Dữ liệu thứ cấp
Bảng 3.1. Thông tin thu thập dữ liệu thứ cấp
Loại dữ liệu thứ cấp Nguồn cung cấp
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường quản lý bảo vệ rừng và những thông tin số liệu trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến quá trình nghiên cứu đề tài đã được công bố:
Các tài liệu nghiên cứu, giáo trình giảng dạy của các trường, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố; Các công trình nghiên cứu khoa học và các tác phẩm có liên quan đến tăng cường quản lý bảo vệ rừng
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (tự
nhiên - kinh tế - xã hội) Tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Cục Thống kê
Tình hình chung về tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng
Báo cáo tổng kết các năm của Sở Nông nghiệp, và PTNT,Chi Cục kiểm lâm tỉnh Bắc Giang , UBND huyện, Báo cáo thực hiện các DA phát triển rừng của huyện; Báo cáo quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện; Niên giám thống kê của huyện Lục Ngạn 2012- 2016
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016)
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong luận văn này, thông tin thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các ban, ngành, phòng thống kê huyện, internet, sách, tạp chí,… bao gồm các thông