Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Các Công ty TNHH MTV Thủy lợi
Bảng 3.4. Hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Diễn giải Các Công ty TNHH MTV thủy lợi
Lập Thạch Tam Đảo Phúc Yên Liễn Sơn
1. Giới thiệu chung
- Tiền thân là Trạm Thủy nông Hồ Vân trục
- Năm 2009, đổi tên thành Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Lập Thạch cho đến nay - Thành lập năm 1988 - Năm 2009, chuyển đổi thành công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo.
- Thành lập năm 1979, tiền thân từ hai trạm thủy nông Yên Bài và Kênh Tây
-Năm 2010, chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên
Hệ thống Liễn Sơn được xây dựng hơn 9 thập kỷ
2. Nhiệm vụ
Quản lý khai thác hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn cho 33 xã thuộc 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô
Quản lý khai thác hệ thống các công trình thuỷ lợi ven chân núi Tam Đảo, cấp nước cho 18 xã thuộc 3 huyện Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên.
Quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn thị xã Phúc Yên
Hệ thống tưới Liễn Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 47.481 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 26.585 ha 2. Quản lý công trình Hồ chứa lớn 03 hồ, hồ chứa nhỏ 221 hồ, trạm bơm điện 47 trạm, 64 tổ máy , trạm bơm điện, bơm dầu dã chiến 105 trạm, kênh mương 1.590 km Hồ chứa lớn 06 hồ, hồ chứa nhỏ 131 hồ, trạm bơm điện 33 trạm, đập dâng ngang suối 42 đập, kênh mương 927.428m. Quản lý tổng số 10 hồ đập và 29 trạm bơm các loại đảm bảo tưới cho 3.260 ha canh tác
Cơ bản có 4 công trình đầu mối cấp nước chính: đập dâng Liễn Sơn, trạm bơm Bạch Hạc, trạm bơm Đại Định và trạm bơm An Lão. 3. Diện tích phục vụ tưới 21.200 ha/3 vụ Khoảng 17.300 ha /3vụ
Đảm bảo tưới cho 3.260 ha canh tác Khoảng 57.076 ha /3vụ 4. Hiện trạng hệ thống tưới - Toàn hệ thống hiện có 250 công trình tưới: 44 trạm bơm, 206 hồ đập - Diện tích tưới vụ xuân đạt 7.664 ha đạt 96% diện tích canh tác, trong đó: 2.260 ha tưới bằng động lực, 5.404 ha tưới bằng tự chảy - Toàn hệ thống hiện có 186 công trình tưới: 32 trạm bơm, 154 hồ đập - Diện tích tưới vụ xuân đạt 5.970 ha đạt 99% diện tích canh tác, trong đó: 1.175 ha tưới bằng động lực, 4.795 ha tưới bằng tự chảy Diện tích tưới bằng hồ đập có 1.375 ha, trong đó hồ Đại Lải tưới cho 1.167 ha, hồ Đồng Câu 23 ha và hồ Thanh Cao 185 ha . - Trên toàn hệ thống có 350 công trình, trong đó: 280 trạm bơm, 70 hồ đập. - Vụ xuân hệ thống đảm bảo tưới cho 21.308 ha đạt 85,7% diện tích canh tác, trong đó: tưới bằng động lực 14.400 ha, tưới bằng hồ đập 6.908 ha
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 Công ty TNHH MTV thủy lợi, trong đó có 2 Công ty là Công ty TNHH MTV Lập Thạch và Liễn Sơn cùng đóng trên địa bàn huyện Lập Thạch. Nghiên cứu chọn 3 trong số 4 Công ty TNHH MTV thủy lợi làm đại diện nghiên cứu với 3 đơn vị hành chính tương ứng là huyện Lập Thạch có các công trình thủy lợi được quản lý và khai thác bởi Công ty TNHH MTV thủy lợi Lập Thạch, huyện Tam Đảo có các công trình thủy lợi được quản lý và khai thác bởi Công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo, thị xã Phúc Yên có các công trình thủy lợi được quản lý và khai thác bởi Công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
a. Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp: là những dữ liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu luận văn đã được công bố chính thức. Thông tin dữ liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn có liên quan đến quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Các dữ liệu về vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2015 được tác giả lấy nguồn từ Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp, niên giám thống kê Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và đã được đối chiếu thống nhất với cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các huyện, thị xã, thành phố Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó tổng hợp tạo thành cơ sở dữ liệu, nghiên cứu của luận văn.
b. Thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp
Đây là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính. Thông tin này được tổng hợp từ kết quả phỏng vấn điều tra thông qua bảng hỏi.
* Chọn mẫu điều tra
Để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ở 3 nhóm đối tượng điều tra:
- Cán bộ quản lý các cấp (các chủ đầu tư có liên quan) bao gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước;
- Các Công ty TNHH MTV thủy lợi Vĩnh Phúc (với vai trò là các nhà thầu xây dựng) bao gồm: các Công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên, Tam Đảo và Liễn Sơn;
- Người được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình thủy lợi đi qua: người dân ở các huyện thị: huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch và thị xã Phúc Yên.
Cách thức thu thập: qua phiếu điều tra thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu và ghi chép nội dung phỏng vấn. Phiếu điều tra được chuẩn bị cho từng đối tượng, trong đó có sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Mọi ý kiến thu thập được trong quá trình điều tra được tác giả tổng hợp làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu nghiên cứu.
Nội dung điều tra:
- Đối với cán bộ quản lý các cấp: đánh giá công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi cho từng công trình, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể... công tác tổ chức thực hiện giải ngân vốn và công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện vốn đầu tư...
- Cán bộ các Công ty TNHH MTV thủy lợi: đánh giá công tác giải ngân vốn của các cơ quan quản lý Nhà nước (nhanh/chậm, kịp thời, đúng tiến độ giải ngân hay không, đáp ứng đủ vốn cho công trình khi có phát sinh hay không?), công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các công trình đã được cấp vốn đầu tư, việc tự giám sát trong quá trình thực hiện xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi.
- Người dân (đối tượng được hưởng lợi từ các công trình): đánh giá tính hiệu quả của các công trình thuỷ lợi sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng có đáp ứng được nhu cầu tưới – tiêu của người dân trong quá trình sản xuất, việc tưới – tiêu có đảm bảo tính kịp thời hay không; việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi (cả xây dựng mới và sửa chữa) có giúp người dân mở rộng thêm được quy mô sản xuất, tăng diện tích gieo trồng, tăng năng suất cây trồng...; đánh giá việc bảo dưỡng, sửa chữa các công trình sau khi đã xây dựng xong đưa vào
khai thác sử dụng (công trình mang tính bền vững lâu dài hay xuống cấp nhanh chóng với mức độ nghiêm trọng?).
Số lượng mẫu điều tra ở các đối tượng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu
Diễn giải Số lượng (phiếu)
1. Cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước 45
2. Cán bộ các công ty TNHH MTV thủy lợi 30
3. Người dân các huyện, thị xã 90
Tổng 165
Nguồn: Số liệu của tác giả
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Nghiên cứu sử dụng phương pháp này để mô tả lại toàn bộ sự vật, hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính toán. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số liệu bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu để phân tích từng chỉ tiêu nghiên cứu.
Phương pháp này sử dụng để phân tích và phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tư vốn, sử dụng và quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối giữa các năm, giữa các đơn vị tính, giữa các đối tượng điều tra... từ đó đánh giá, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc. Trong quá trình so sánh có sự kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.
3.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được thực hiện bằng cách thực địa để quan sát, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra nhằm thu thập thông tin đã có tại các điểm nghiên cứu. Để có những thông tin ban đầu về nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu đã quan sát, phỏng vấn các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý
chuyên môn có liên quan gồm Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, cán bộ các Công ty TNHH MTV thủy lợi; đối với hộ nông dân, nghiên cứu quan sát, phỏng vấn hộ xoay quanh các vấn đề có liên quan đến hiệu quả của các công trình thủy lợi trên địa bàn: việc phục vụ tưới – tiêu ở các thời điểm, các vụ trong năm có đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu nước phụ vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Tất cả những thông tin trong quá trình quan sát, phỏng vấn trên được tổng hợp lại để tiến hành phân tích, cho ra những nhận định ban đầu về thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chung
- Mức độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Cơ cấu các thành phần kinh tế: nông nghiệp – công nghiệp – thương mại – du lịch dịch vụ. - Một số chỉ tiêu bình quân + Tổng giá trị sản xuất/ha đất NN. + Diện tích đất NN BQ/hộ. + Diện tích đất NN BQ/khẩu NN. + Diện tích đất NN BQ/LĐ. + Mật độ dân số.
+ Bình quân người trên/hộ.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu thể hiện: tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân.
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư
- Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của cán bộ các cơ quan, đơn vị trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư;
- Sự phân bổ kinh phí đầu tư qua các năm và qua các chương trình/kế hoạch vốn;
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tổ chức thực hiện vốn đầu
- Kết quả thực hiện khối lượng các công trình so sánh với chỉ tiêu kế hoạch ban đầu đề ra: so sánh theo năm và so sánh theo hạng mục công trình;
- So sánh kế hoạch phân bổ và thực hiện vốn đầu tư theo năm và theo từng hạng mục công trình;
- Kết quả thực tế cấp phát vốn đầu tư cho các công ty TNHH MTV thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh;
- Đánh giá tiến độ giải ngân vốn cho các công trình thông qua các công ty TNHH MTV thuỷ lợi (giải ngân kịp thời hay chậm);
- Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh quyết toán các công trình thuỷ lợi ở các Công ty TNHH MTV thuỷ lợi (tính rõ ràng minh bạch, tính kịp thời theo tiến độ công trình và thủ tục thanh quyết toán);
- Kết quả thực hiện đầu tư, mức độ hoàn thành khối lượng các công trình ở từng Công ty TNHH MTV thuỷ lợi và các công trình do huyện quản lý;
- Kết quả thực hiện cấp phát vốn đầu tư ở từng Công ty TNHH MTV thuỷ lợi và các công trình do huyện quản lý;
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác thanh kiểm tra giám sát
- Số lượng công trình sai dự toán thiết kế;
- Số lượng công trình để xảy ra thất thoát lãng phí; - Số lượng công trình có chất lượng kém;
- Diện tích phục vụ tưới thực tế qua công tác kiểm tra ở các Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Vĩnh Phúc, so sánh tỷ lệ diện tích phục vụ tưới thực tế trên diện tích phục vụ tưới theo hợp đồng;
- Chỉ tiêu đánh giá tính kịp thời và đầy đủ trong việc cung cấp nước tưới – tiêu của hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn;
- Đánh giá tác động của hệ thống thuỷ lợi đến hoạt động mở rộng diện tích của các hộ điều tra.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khách quan như hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phân cấp quản lý;
- Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố chủ quan như trình độ năng lực cán bộ quản lý Nhà nước, mô hình tổ chức bộ máy quản lý vốn.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG MÁY QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
4.1.1. Quá trình phát triển thủy lợi tại tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1.1. Quá trình nghiên cứu, phát triển thủy lợi
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi do các cơ quan Trung ương, Viện nghiên cứu, các cơ quan cấp tỉnh lập ra. Mỗi nghiên cứu Quy hoạch đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của từng thời kỳ. Có thể kể ra một số nghiên cứu sau:
- Quy hoạch Thuỷ lợi giai đoạn 1956-1958, Quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông năm 1973-1975, Định hướng qui hoạch thuỷ lợi năm 1998 do Sở Nông nghiệp &PTNT lập năm 1995.
- Rà soát quy hoạch nông lâm nghiệp và thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Quy hoạch thuỷ lợi (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với UBND tỉnh (trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT) thực hiện năm 2003.
- Quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh phúc lập năm 2007.
Tồn tại các giai đoạn nghiên cứu:
Các nghiên cứu quy hoạch phát triển nông lâm - thuỷ lợi các giai đoạn trước đây đã giải quyết được yêu cầu và phương hướng phát triển thuỷ lợi phục