Số đơn vị hành chính, dân số tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

TT Quận, huyện Diện tích

(km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng 1231,76 1.014.836 823 1 TP Vĩnh Yên 50,81 85231 1677 2 TX Phúc Yên 120,13 88057 738 3 H. Lập Thạch 173,11 123664 714 4 H. Sông Lô 150,31 93984 625 5 H. Tam Dương 107,18 96736 902 6 H. Tam Đảo 235,88 69315 294 7 H. Bình Xuyên 145,67 108944 748 8 H. Yên Lạc 106,77 149387 1399 9 H. Vĩnh Tường 141,9 198918 1402

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

b. Dân cư và lao động

Dân số bình quân toàn tỉnh năm 2014 là 1.041.400 người, tăng 1,16% so với năm 2013. Trong đó, dân số thành thị là 246.900 người chiếm 23,71% tổng số dân và tăng 1,25% so với năm trước; dân số nông thôn là 794.500 người tăng 1,14%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 621.400 người, tăng 1,34% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 614.400 người.

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, tỉnh đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. Hoàn thiện việc sáp nhập Trung tâm đào tạo nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, sáp nhập Trường Trung cấp kỹ thuật vào Trường Cao đẳng Nghề Việt – Đức. Tổ chức tốt các sàn

giao dịch việc làm, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho các lao động đi xuất khẩu, thực hiện chương trình xuất khẩu lao động. Năm 2014 số lao động được giải quyết việc làm vượt kế hoạch đề ra; xuất khẩu lao động tăng cao so với năm 2013. Dự kiến số lao động được giải quyết việc làm năm 2014 đạt 22 nghìn người, giảm 3,3% so với năm 2013 và đạt 104,8% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.000 người, tăng 2,9 lần so với năm 2013.

Năm 2015 số lao động được giải quyết việc làm đạt kế hoạch đề ra; xuất khẩu lao động tăng khá so với năm 2014. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh hiện có 32 cơ sở dạy nghề, trong đó có 08 trường cao đẳng nghề; 05 trường trung cấp nghề và 19 trung tâm có chức năng dạy nghề.

3.1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2014 trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

Trên địa bàn tỉnh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi, giá cả bấp bênh. Sản xuất công nghiệp tuy dần được phục hồi, nhưng sản lượng sản phẩm xe máy giảm (đây là một trong 2 sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp, có đóng góp lớn cho nguồn thu và tăng trưởng). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, nợ xây dựng cơ bản còn cao… Song với sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, chủ động của UBND tỉnh trong tháo gỡ khó khăn về sản xuất, kinh doanh, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế – xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt cao. Các vấn đề văn hoá – xã hội tiếp tục được quan tâm và có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh dự kiến đạt 58.876 tỷ đồng, tăng 6,97% so với năm 2014. Trong đó:

– Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4.102,6 tỷ đồng, tăng 2,70% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,20 điểm %; riêng ngành nông nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng, tăng 2,69%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,18 điểm %.

– Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 29.517,1 tỷ đồng, tăng 5,91% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 3,00 điểm %. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 27.850,2 tỷ đồng, tăng 5,96%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,85 điểm %.

– Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 11.853 tỷ đồng, tăng 7,60% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,52 điểm %. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 13.403,6 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 2,26 điểm %.

Cơ cấu kinh tế năm 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) 9,77%; khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) 62,12%; khu vực III (các ngành dịch vụ) 28,11%.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 (theo ngành kinh tế)

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 (phân theo thành phần kinh tế)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2015)

3.1.2.3. Một số vấn đề xã hội

- Công tác an sinh xã hội: Tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động gắn với tuyên truyền pháp luật lao động, theo dõi sát tình hình, kịp thời xử lý có hiệu quả để ngăn ngừa đình công, lãn công trái pháp luật. Hoạt động bảo trợ xã hội, giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% giảm 1,13% so với năm 2014. Chế độ chính sách BHXH, BHYT được giải quyết kịp thời, đúng định mức, đúng đối tượng thụ hưởng. Ước đến cuối năm 2015, tỷ lệ bao phủ người dân có BHYT đạt 71,1%, tăng 1,8% so với năm 2014.

- Giáo dục, đào tạo: Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững ở mức cao. Năm học 2014-2015, tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học theo yêu cầu mới và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt cao (trên 99%); Công tác phân luồng học sinh sau THCS được quan tâm và duy trì, tỷ lệ phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT đạt 70,8%; số còn lại học tại các trường nghề và bổ túc THPT nghề.

- Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Năm 2015, Ngành Y tế đã chủ động theo dõi, giám sát tình hình bệnh dịch, nhất là bệnh dịch MERS-CoV và dịch sốt xuất huyết; tập trung xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện và xã; tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vận động nhân dân chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh, vệ sinh môi trường không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Trong năm, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra, không có bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực của ngành y tế được tỉnh tập trung quan tâm hơn.

– Hoạt động văn hoá, thể thao: Công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống để chào mừng các ngày lễ của đất nước, của tỉnh, chào mừng Đại hội Đảng các cấp được diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đúng quy định thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Hoạt động các cơ quan báo chí, xuất bản, đài phát thanh, truyền hình đã bám sát định hướng và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ đề trọng tâm, nhất là tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng các cấp; nhiều ấn phẩm được cải thiện cả về hình thức và nội dung đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bảng 3.4. Hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Diễn giải Các Công ty TNHH MTV thủy lợi

Lập Thạch Tam Đảo Phúc Yên Liễn Sơn

1. Giới thiệu chung

- Tiền thân là Trạm Thủy nông Hồ Vân trục

- Năm 2009, đổi tên thành Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Lập Thạch cho đến nay - Thành lập năm 1988 - Năm 2009, chuyển đổi thành công ty TNHH MTV Thủy lợi Tam Đảo.

- Thành lập năm 1979, tiền thân từ hai trạm thủy nông Yên Bài và Kênh Tây

-Năm 2010, chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Thủy lợi Phúc Yên

Hệ thống Liễn Sơn được xây dựng hơn 9 thập kỷ

2. Nhiệm vụ

Quản lý khai thác hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn cho 33 xã thuộc 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô

Quản lý khai thác hệ thống các công trình thuỷ lợi ven chân núi Tam Đảo, cấp nước cho 18 xã thuộc 3 huyện Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên.

Quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn thị xã Phúc Yên

Hệ thống tưới Liễn Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 47.481 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 26.585 ha 2. Quản lý công trình Hồ chứa lớn 03 hồ, hồ chứa nhỏ 221 hồ, trạm bơm điện 47 trạm, 64 tổ máy , trạm bơm điện, bơm dầu dã chiến 105 trạm, kênh mương 1.590 km Hồ chứa lớn 06 hồ, hồ chứa nhỏ 131 hồ, trạm bơm điện 33 trạm, đập dâng ngang suối 42 đập, kênh mương 927.428m. Quản lý tổng số 10 hồ đập và 29 trạm bơm các loại đảm bảo tưới cho 3.260 ha canh tác

Cơ bản có 4 công trình đầu mối cấp nước chính: đập dâng Liễn Sơn, trạm bơm Bạch Hạc, trạm bơm Đại Định và trạm bơm An Lão. 3. Diện tích phục vụ tưới 21.200 ha/3 vụ Khoảng 17.300 ha /3vụ

Đảm bảo tưới cho 3.260 ha canh tác Khoảng 57.076 ha /3vụ 4. Hiện trạng hệ thống tưới - Toàn hệ thống hiện có 250 công trình tưới: 44 trạm bơm, 206 hồ đập - Diện tích tưới vụ xuân đạt 7.664 ha đạt 96% diện tích canh tác, trong đó: 2.260 ha tưới bằng động lực, 5.404 ha tưới bằng tự chảy - Toàn hệ thống hiện có 186 công trình tưới: 32 trạm bơm, 154 hồ đập - Diện tích tưới vụ xuân đạt 5.970 ha đạt 99% diện tích canh tác, trong đó: 1.175 ha tưới bằng động lực, 4.795 ha tưới bằng tự chảy Diện tích tưới bằng hồ đập có 1.375 ha, trong đó hồ Đại Lải tưới cho 1.167 ha, hồ Đồng Câu 23 ha và hồ Thanh Cao 185 ha . - Trên toàn hệ thống có 350 công trình, trong đó: 280 trạm bơm, 70 hồ đập. - Vụ xuân hệ thống đảm bảo tưới cho 21.308 ha đạt 85,7% diện tích canh tác, trong đó: tưới bằng động lực 14.400 ha, tưới bằng hồ đập 6.908 ha

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 Công ty TNHH MTV thủy lợi, trong đó có 2 Công ty là Công ty TNHH MTV Lập Thạch và Liễn Sơn cùng đóng trên địa bàn huyện Lập Thạch. Nghiên cứu chọn 3 trong số 4 Công ty TNHH MTV thủy lợi làm đại diện nghiên cứu với 3 đơn vị hành chính tương ứng là huyện Lập Thạch có các công trình thủy lợi được quản lý và khai thác bởi Công ty TNHH MTV thủy lợi Lập Thạch, huyện Tam Đảo có các công trình thủy lợi được quản lý và khai thác bởi Công ty TNHH MTV thủy lợi Tam Đảo, thị xã Phúc Yên có các công trình thủy lợi được quản lý và khai thác bởi Công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu

a. Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp: là những dữ liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu luận văn đã được công bố chính thức. Thông tin dữ liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài được thu thập từ các nguồn có liên quan đến quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các dữ liệu về vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 – 2015 được tác giả lấy nguồn từ Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp, niên giám thống kê Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và đã được đối chiếu thống nhất với cơ sở dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, các huyện, thị xã, thành phố Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó tổng hợp tạo thành cơ sở dữ liệu, nghiên cứu của luận văn.

b. Thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp

Đây là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm cả thông tin định lượng và định tính. Thông tin này được tổng hợp từ kết quả phỏng vấn điều tra thông qua bảng hỏi.

* Chọn mẫu điều tra

Để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ở 3 nhóm đối tượng điều tra:

- Cán bộ quản lý các cấp (các chủ đầu tư có liên quan) bao gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước;

- Các Công ty TNHH MTV thủy lợi Vĩnh Phúc (với vai trò là các nhà thầu xây dựng) bao gồm: các Công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên, Tam Đảo và Liễn Sơn;

- Người được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình thủy lợi đi qua: người dân ở các huyện thị: huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch và thị xã Phúc Yên.

Cách thức thu thập: qua phiếu điều tra thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu và ghi chép nội dung phỏng vấn. Phiếu điều tra được chuẩn bị cho từng đối tượng, trong đó có sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Mọi ý kiến thu thập được trong quá trình điều tra được tác giả tổng hợp làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu nghiên cứu.

Nội dung điều tra:

- Đối với cán bộ quản lý các cấp: đánh giá công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi cho từng công trình, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể... công tác tổ chức thực hiện giải ngân vốn và công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện vốn đầu tư...

- Cán bộ các Công ty TNHH MTV thủy lợi: đánh giá công tác giải ngân vốn của các cơ quan quản lý Nhà nước (nhanh/chậm, kịp thời, đúng tiến độ giải ngân hay không, đáp ứng đủ vốn cho công trình khi có phát sinh hay không?), công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các công trình đã được cấp vốn đầu tư, việc tự giám sát trong quá trình thực hiện xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi.

- Người dân (đối tượng được hưởng lợi từ các công trình): đánh giá tính hiệu quả của các công trình thuỷ lợi sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng có đáp ứng được nhu cầu tưới – tiêu của người dân trong quá trình sản xuất, việc tưới – tiêu có đảm bảo tính kịp thời hay không; việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi (cả xây dựng mới và sửa chữa) có giúp người dân mở rộng thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)